10 tháng trước
Một Câu Hỏi Giúp Bạn Tháo Gỡ Được Bất Kì Khúc Mắc Nào
442

4975
Lượt xem
16
Lượt chia sẻ
13
Lượt bình luận

Chúng ta không thể phủ nhận một sự thật là - chúng ta sở hữu nhiều đồ đạc hơn trước rất nhiều. Trung bình một ngôi nhà ở Mỹ hiện nay, quy mô đồ đạc đã tăng gấp ba lần trong 50 năm qua,[1]  lên tới con số đáng kinh ngạc là 300.000 thứ. [2] Với những vật dụng sở hữu và không gian sống ngày càng gia tăng, bạn sẽ được tha thứ vì có suy nghĩ rằng chúng ta sẽ biết khi nào nên ngừng mua thêm đồ đạc. Tuy nhiên, chỉ 10% số người ở Mỹ cảm thấy cần phải thuê thêm kho bên ngoài![3] Rõ ràng, suy nghĩ của chúng ta đang có vấn đề.

Hãy hình dung xem bằng cách nào chúng ta có thể chồng chất được tất cả những đồ đạc đã mua theo thời gian. Nếu trung bình một nhà có tới 300.000 vật dụng mua trong suốt 10 năm thì mỗi năm mua 30.000 thứ. Đó là suy tính trong đầu thôi. Không cần phải nói rằng chẳng ai cần phải tích trữ quá nhiều đồ đạc. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng quyết định được thứ cần giữ lại hay bỏ đi. Nếu bạn đã từng xem xét xung quanh nhà và nhận ra rằng đã tới lúc để thu nhỏ lại, bạn có thể bị choáng váng với mức độ khủng khiếp của công việc này.

Bạn nên bắt đầu từ đâu? Và, điều quan trọng nhất là làm thế nào để bạn có thể tránh được cái việc bỏ đi một thứ gì đó rồi sau đó lại tiếc nuối?

Câu hỏi đơn giản và quyền năng sẽ giúp bạn tháo gỡ mọi khúc mắc

Vậy đâu là giải pháp? Khi xem xét liệu đã hay chưa tới lúc phải bỏ đi một thứ đồ, bạn hãy tự hỏi mình câu hỏi này: Nếu ngày mai mình phải chuyển đến một quốc gia khác, mình có mang nó theo không?​​​​​​​


Chính là câu hỏi này đấy. Nó sẽ sớm giúp bạn xác định những thứ bạn thực sự cần trong cuộc sống và có thể để được trong không gian giá trị trong nhà bạn. Nó sẽ giúp bạn ngay lập tức nhận rõ thứ gì quan trọng và hữu ích nhất đối với bạn và thứ gì có thể bỏ hoặc cho đi.

Tại sao bạn phải bận tâm tới việc giải tỏa khúc mắc ngay từ đầu? Vì có một số lợi ích. Đầu tiên, bạn sẽ tiết kiệm được không gian sống. Thứ hai, một căn phòng gọn gàng ngăn nắp có thể giúp bạn làm việc tập trung hơn. Làm ngơ những thứ không cần thiết và lục tìm ngăn kéo, những đống lộn xộn chiếm mất nhiều năng lượng tinh thần quý báu mà bạn có thể sử dụng để làm những việc có hiệu suất cao hơn. 

Cuối cùng, nếu có ít đồ đạc hơn, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian khi tới lúc cần vệ sinh và bảo dưỡng. Khá đơn giản ở chỗ, càng có ít đồ đạc, bạn sẽ càng cần ít thời gian để tổ chức và sắp xếp lại ngôi nhà của mình.

Câu hỏi giúp bạn quyết định bằng cách nào


Bỏ đi những thứ không cần thiết

Một khi bạn bắt đầu suy nghĩ về câu trả lời thì những câu hỏi khác cũng tự nhiên sẽ xuất hiện. Hãy bắt đầu xem xét xem liệu bạn có thực sự sử dụng vật dụng này thường xuyên hay không, thời điểm nào sau đó bạn cần tới nó, liệu nó có chiếm mất nhiều thời gian hay không gian không và liệu nó có dễ thay thế hay không. Ví dụ, bạn có thể đã mua một chiếc nồi nấu chậm với ý định sử dụng nó để nấu bữa tối vài buổi một tuần, nhưng sau đó bạn đẩy nó ra phía sau tủ bát và quên mất nó đi. Nếu nó chỉ ở đó, chiếm mất không gian hữu ích của tủ bát thì tại sao bạn phải giữ nó? Đã tới lúc nói lời từ biệt với nó!

Một ví dụ phổ biến khác là quần áo. Hầu hết chúng ta đều mắc sai lầm khi giữ quần áo không vừa, không hợp thời trang hay không phù hợp với lối sống của chúng ta. Chẳng hạn, nếu bạn làm công việc văn phòng nhưng đã dành vài năm trước đó nuôi con toàn thời gian thì bạn không cần phải giữ những bộ đồ thông minh dùng mỗi khi hút bụi trong tủ đồ của mình. Nếu chọn quay trở lại làm việc văn phòng, bạn có thể dễ dàng mua một vài bộ đồ mới. Đừng để tình cảm lấn át quyết định của bạn.

Hãy thử làm theo công thức LTCCC (RFASR) này xem sao: 

  • Lần dùng gần đây (Recency) – “Mình dùng cái này lần cuối là khi nào?”
  • Tần suất sử dụng (Frequency) – “Tần suất chính xác mà mình sử dụng cái này là bao nhiêu?”
  • Chi phí mua (Acquisition cost) – “Mua cái này đắt và/hay khó tới mức nào?”
  • Chi phí cất giữ (Storage cost) – “Tôi mất bao nhiêu tiền để cất giữ cái này?”
  • Chi phí khôi phục (Retrieve cost) – “Tôi mất bao nhiêu tiền nếu đồ này bị lỗi thời hay tôi cần bao nhiêu tiền để khôi phục nó sau khi cất giữ?”

Hãy xem một ví dụ khác. Giả dụ bạn có hai cái máy cắt cỏ trong nhà để xe, mặc dù thực tế bạn chỉ có một khoảng sân nhỏ. Đặc biệt tập trung vào một máy cắt cỏ mà bạn nghĩ đã sử dụng nó cách đây vài tháng (Lần dùng gần đây), cả năm bạn mới dùng nó có một lần (Tần suất sử dụng), không khó để mua máy cắt cỏ mới (Chi phí mua), chi phí cho không gian đặt để (Chi phí cất giữ) và chi phí sửa chữa khi nó có trục trặc trong tương lai vì nó là model khá cũ (Chi phí khôi phục). Do đó, bạn quyết định bỏ nó đi.

Ngừng việc nhặt nhạnh

Loại bỏ những thứ không cần thiết mới chỉ là một nửa của phương trình. Một khi bạn đã hoàn thành cái việc tháo gỡ khúc mắc, hãy áp dụng cách thức mua sắm mới. Ban đầu có thể sẽ khó khăn, đặc biệt nếu bạn hay bị các món đồ mới cám dỗ hay bạn hay tự huyễn hoặc bản thân rằng một thứ gì đó có thể có ích vào một ngày nào đó sau này. Ví dụ, nếu gần đây bạn đã dọn bỏ bớt các dụng cụ nấu nướng không sử dụng trong căn bếp của mình và bạn cảm thấy buộc phải mua một số đồ sành sứ mới hấp dẫn trong trung tâm thương mại, chỉ bởi vì trông nó đẹp và vì bây giờ bạn đã có thêm không gian. Tuy nhiên, đây là một hành động trượt dài trên dốc - trừ phi bạn tự kiểm soát được bản thân, còn không thì bạn sẽ trở lại xuất phát điểm ban đầu!

Nếu không thể hình dung một cách thực tế về cách bạn sẽ sử dụng một thứ đồ mới như thế nào, thì bạn đừng mua nó. Nếu bạn biết rằng bạn sẽ không thấy phiền toái khi đem theo nó khi ra nước ngoài sống, thì hãy mua nó. Bạn hãy có tư tưởng là - xác định mua những thứ bạn thực sự cần mà thôi.

Hãy bắt đầu thực hiện từ ngày hôm nay

Tháo gỡ vướng mắc có thể là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng bạn không thể hoàn thành nó trong một sớm một chiều. Tại sao bạn không dành 20 phút mỗi ngày trong một tháng để làm việc đó? Hãy nhớ đặt câu hỏi đơn giản đã được nêu trong bài viết này trong tâm trí của bạn. Bạn sẽ khá là ngạc nhiên về việc bỏ đi những thứ bạn không cần thật dễ dàng làm sao.

Nguồn ảnh bìa: Picjumbo từ picjumbo.com

Tài liệu tham khảo