9 tháng trước
Sự Cải Tiến Liên Tục Có Thể Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống Cá Nhân Của Bạn Như Thế Nào?
646

10K
Lượt xem
22
Lượt chia sẻ
4
Lượt bình luận

Kaizen là một trong những triết lý sống đến từ Nhật với ý nghĩa là “cải tiến liên tục”. Triết lý này được hình thành tại Mỹ trong Chiến tranh Thế Giới II.

Để duy trì mức sản xuất và đáp ứng nhu cầu, ngành công nghiệp đã phải tạo ra một hệ thống mới để tăng trưởng sản xuất thay vì bị trì trệ - đó là thực tế mà ngành công nghiệp đã phải đối mặt trong thời gian đó.

Ý tưởng về sự cải tiến liên tục và bền vững đã có thành công lớn và cứu được ngành sản xuất Hoa Kỳ khỏi sự sụp đổ.

Sau khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, người Nhật đã được mời đến thăm các nhà máy sản xuất trên khắp Hoa Kỳ trong khuôn khổ chương trình viện trợ. Người Nhật lấy ý tưởng thành công này và biến nó thành triết lý Kaizen.

Triết lý này đã trở thành nền tảng và đưa ngành công nghiệp Nhật lên hàng đầu thế giới vào ngày nay.

Trong bài viết này tôi sẽ giải thích khái niệm “cải tiến liên tục” là gì và cách áp dụng khái niệm này để nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.

Vậy triết lý Kaizen có liên quan gì tới chúng ta? Nó có thể giúp chúng ta nâng cao chất lượng cuộc sống như thế nào?

“Sự kiên trì, bền chí và cải tiến liên tục là những yếu tố làm nên sự thành công của con người.” – Debasish Mridha

Mặc dù ban đầu triết lý Kaizen được hình thành để giúp các doanh nghiệp cải tiến và phát triển, nhưng triết lý này cũng có thể áp dụng trong đời sống hàng ngày.

Tôi tin rằng triết lý Kaizen là một hệ thống ngăn ngừa thất bại cho phép chúng ta đạt được và duy trì mục tiêu cũng như ước mơ của chúng ta.

Khái niệm "cải tiến liên tục” sẽ cho phép chúng ta sống một cách trọn vẹn, không ngừng trau dồi kiến thức và phát triển.

Thế giới này luôn luôn thay đổi và có nhiều vấn đề cần giải quyết. Vì vậy, nếu chúng ta biết vận dụng triết lý Kaizen, chúng ta sẽ biết cách thích nghi, linh hoạt hơn và kiên cường hơn khi gặp phải những khó khăn.

Triết lý Kaizen dựa trên nguyên tắc sau: thay vì chúng ta thực hiện những thay đổi lớn cùng một lúc, thì chúng ta cần tập trung đi từng bước một, cải thiện từ từ theo thời gian.​​​​​​​ 

Kaizen thường được nhắc tới như “chiến lược lợi nhuận 1%”. Không tự nhiên mà các vận động viên thể thao thường chỉ tập trung vào 1% lợi nhuận này để nâng cao hiệu suất của họ. Khi 1% lợi nhuận này ngày càng được tăng lên và nếu bạn giữ được sự tăng 1% lợi nhuận đó thì phần thưởng bạn nhận được là phi thường.

Sự cải tiến cần diễn ra liên tục nên để duy trì được điều đó bạn phải làm việc không ngừng.

Hành trình cải tiến bản thân sẽ không bao giờ kết thúc! Điều này có nghĩa là nếu bạn thực sự tin vào triết lý này, khả năng bạn bỏ cuộc sẽ rất thấp, vì bạn sẽ luôn luôn có những mục tiêu mới.

Đã bao nhiêu năm mới trôi qua cùng những kế hoạch dở dang mà bạn tự đặt ra cho mình rồi?

Trừ khi bạn là một trong số ít những người luôn luôn đặt ra những mục tiêu và thực hiện theo kế hoạch, nếu không thì việc duy trì động lực và cam kết thực hiện những mục tiêu sẽ trở nên rất khó, thậm chí tôi còn dám nói là bất khả thi. Bạn sẽ thất bại lần này qua lần khác.

Chính vì vậy các kế hoạch bạn đặt ra trong năm mới thường bị đổ vỡ.

Sự cải tiến liên tục có thể giúp bạn đạt được bất kỳ mục tiêu gì. Nếu bạn cam kết rèn luyện thói quen cải tiến liên tục, động lực thúc đẩy, cũng như những khát vọng trong cuộc sống của bạn sẽ không bao giờ mất đi.

“Nếu không có sự phát triển và tiến bộ liên tục, những từ như cải tiến, thành tích và thành công sẽ không có ý nghĩa”, - Benjamin Franklin.

Khi mọi thứ trở nên khó khăn, bạn sẽ không bao giờ phải dằn vặt mình để lựa chọn giữa việc bỏ cuộc hay chịu thua nữa.

Những thành tích và thành công trong cuộc sống của bạn sẽ là kết quả của sự tiến lên liên tục, từng bước nhỏ tới mục đích của mình.

Giá trị của triết lý sống cải tiến liên tục không phải là kết quả đạt được mà là cả quá trình cải tiến bản thân từng bước một.

Nếu bạn thực sự khao khát trở thành một người thành công, điều đầu tiên bạn phải làm là chấp nhận hành trình cải tiến và phát triển chính mình sẽ không bao giờ kết thúc. Đây là một chặng đường học hỏi suốt đời.

Một khi bạn chấp nhận được điều này, bạn cần làm theo các bước sau:

1. Đặt mục tiêu dựa trên triết lý cải thiện theo 1%

Hãy nhớ rằng đặt ra mục tiêu rất dễ nhưng duy trì được động lực và tập trung vào nó lại là một chuyện khó nhằn nhất.

Triết lý “cải tiến liên tục” mở ra cho bạn một hệ thống hoặc là một quy trình. Nếu bạn cam kết tuân theo quy trình này thì bạn có thể tự tin đạt được mục tiêu bất kỳ - thể nào bạn cũng sẽ giành được chiến thắng.

“Thay vì cố gắng thay đổi nhiều trong một thời gian ngắn, hãy từ từ thay đổi một chút hàng ngày. Những hành động nhỏ này sẽ giúp bạn đạt được thứ bạn muốn. Mỗi ngày hãy tập trung thực hiện 1% một để tốt hơn. Chỉ có thể thôi. Chỉ 1%.” – Brett và Kate McKay, tác giả cuốn sách “Nghệ thuật làm người”.

Có thể bạn sẽ không thấy ngay kết quả, nhưng nếu bạn liên tục tiến tới mục tiêu của mình từng bước một thì cuối cùng bạn cũng sẽ đạt được 100%.

Trong cuốn sách “Nghệ thuật làm người” Brett và Kate McKay nói về hành trình cải tiến và phát triển chính mình. Họ so sánh hành trình này với tàu lượn siêu tốc – vừa đáng sợ, vừa thú vị, có lúc thì tiến lên, có lúc lại lao xuống.

Họ tin rằng nếu sống theo triết lý Kaizen (cải tiến theo 1%) hàng ngày sẽ cho phép bạn thoát khỏi tàu lượn, thoát khỏi cảm giác bị thất bại và tức giận với bản thân vì bỏ cuộc.

2. Hãy chia mục tiêu thành các hành động nhỏ

Cải tiến liên tục là một hành trình phát triển bản thân với tiến độ ổn định và lâu dài. Sự cải tiến sẽ không xảy ra tức thì và ngẫu nhiên qua một hành động. Như vậy bạn sẽ không đạt được những thay đổi bền vững theo mong muốn để cải thiện bản thân và chất lượng cuộc sống của mình.

Ví dụ, bạn đang nợ một số tiền rất lớn. Bạn muốn trả nợ nhưng bạn cảm thấy con số này quá lớn, làm bạn mất động lực và buộc phải trốn tránh. Để vận dụng khái niệm “cải tiến liên tục” trong trường hợp này, đầu tiên, bạn không nên tập trung vào số tiền bạn nợ là bao nhiêu. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc tạo ra hệ thống hoặc quy trình sẽ cho phép bạn trả nợ từng phần theo hàng tuần.

Một khi bạn tạo ra được hệ thống này, bạn cần phải chia hệ thống đó thành các hành động hoặc hành vi nhỏ hơn, dễ thực hiện hơn. Hãy cam kết với bản thân là bạn sẽ tuân theo kế hoạch này hàng ngày cho tới khi nó biến thành thói quen.

Hãy cam kết trả một con số thực tế mỗi tuần rồi tăng con số đó lên 1% hàng tuần. Cứ thế bạn sẽ trả hết nợ.

3. Hãy theo dõi thành công của mình theo từng phần trăm

Một trong những yếu tố quan trọng trong thành công của bạn là khả năng đo lường – bạn phải biết 1% của sự thành công của bạn là bao nhiêu.

Đánh giá và đo lường sự cải tiến đều quan trọng. Việc này sẽ giúp bạn có thêm động lực và quyết tâm trong hành trình của mình. Nếu bạn không đo được tiến độ công việc, trong tiềm thức bạn sẽ phá hoại tất cả mọi thứ bằng việc thuyết phục bản thân rằng công việc này quá khó và bạn không đạt được tiến bộ nào cả.

Nhưng tiềm thức của bạn chỉ tin vào những gì bạn nói với mình mà thôi. Và thật không may bạn đã lừa dối bộ não của mình trong một thời gian dài. Bạn nói rằng bạn là một người thất bại, không có động lực và sẽ không bao giờ đạt được bất cứ thành tích gì trong cuộc sống. Và rồi trong tiềm thức bạn sẽ tin vào cái "sự thật" này.

Khả năng đo lường và đánh giá 1% của sự thành công là chìa khóa để bạn thuyết phục lại tiềm thức của mình rằng Vâng – tôi có thể đạt được mục tiêu và thành công trong cuộc sống!

Sự cải tiến liên tục không tập trung vào thực hiện những thay đổi lớn cùng một lúc. Ngược lại, phương pháp này tập trung vào sự tiến bộ lâu dài.

Khi bạn sống theo triết lý Cải tiến Liên tục, bạn sẽ không thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình nhưng khi thời gian trôi qua, với sự cải tiến và thay đổi từ từ, bạn sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Bạn sẽ có một cuộc sống trọn vẹn.

Vậy sao bạn không vận dụng triết lý này trong cuộc sống của mình ngay bây giờ đúng không?

“Mỗi ngày bạn đều tiến bộ. Mỗi bước đều có thể có thu hoạch. Nhưng phía trước bạn là con đường mãi kéo dài, mãi dốc lên, mãi tiến lên. Bạn biết bạn sẽ không bao giờ đi tới cuối con đường. Nhưng bạn đừng nản lòng vì đều này, vì chính điều đó mang lại thêm niềm vui và vinh quang cho cuộc hành trình”, - Winston Churchill. 

Nguồn hình ảnh: Pexels từ pexels.com​​​​​​​