9 tháng trước
Bắt Chước Mù Quáng Thật Nhàm Chán. Tại Sao Trở Nên Độc Đáo Lại Tốt Hơn?
415

5185
Lượt xem
22
Lượt chia sẻ
8
Lượt bình luận

Nạn ăn cắp ngày nay tràn lan trên mạng. Mọi người dễ dàng "cắt" và "dán" rồi tuyên bố một ý tưởng là của mình. Đáng tiếc thay, rất nhiều người thoát tội. Nhiều người còn phát triển nhờ công sức lao động của người khác. Họ có thể phủi tay, nhưng họ thực sự đạt được điều gì khi sao chép thành quả của người khác?

Sự thật đơn giản là, bạn không thể học hỏi và phát triển nếu bạn không bỏ ra công sức.

Chúng ta đều theo đuổi sự độc đáo

Ai cũng muốn là độc nhất. Sự độc đáo thể hiện tài năng, và tăng tính cạnh tranh của bạn. Người ta không muốn mua một ý tưởng đã được đóng gói lại. Những ý tưởng mới có giá hơn. 

Áp lực sáng tạo trong một thế giới nơi ai cũng tạo ra và chia sẻ điều gì đó mọi lúc là rất lớn. Vấn đề càng thêm phức tạp khi cuộc sống hiện đại thường không cho phép ta có thời gian và sự tập trung mà ta cần để nghĩ ra cái mới. Khi điều này xảy ra, nhiều người có thể gặp khó khăn trong việc tìm ra ý tưởng mới và các cách mới để giải quyết vấn đề.

Ngay khi thấy bế tắc, người ta có thể tìm kiếm cảm hứng trong công việc của người khác. Đôi khi như vậy là đủ để họ tìm ra hướng đi, nhưng họ cũng có thể bị cám dỗ để sao chép ý tưởng của ai đó và hoàn thành sản phẩm đúng hạn.

Qua thời gian, một người có thể hình thành thói quen "đóng gói lại" công việc của người khác thay vì nghĩ ra những ý tưởng mới mẻ. Hoạt động theo cách này có thể là nguồn cứu trợ ngắn hạn, nhưng lại là công thức cho sự thất bại.


Ăn cắp cũng như nhảy cấp độ trong game 

Hãy tưởng tượng bạn đang chơi game và đạt đến một cấp độ khó. Bạn của bạn là một game thủ lão luyện trong trò này, nên bạn đưa điều khiển cho nó chơi. Nó dễ dàng hoàn thành cấp độ này, nhưng khi nó trả lại điều khiển cho bạn, bạn thấy gần như không thể chơi được. 

Trò chơi điện tử cũng như cuộc sống, chúng được thiết kế sao cho bạn chỉ có thể tăng cấp khi bạn có các kỹ năng cần thiết. Cho tới khi bạn sẵn sàng đi tiếp, bạn sẽ không thể đánh bại một cấp độ. 

Sao chép cũng như đưa cái điều khiển cho người khác. Bạn không bao giờ thực sự học được cách làm thứ bạn cần vì người khác đã làm hết. Khi bạn sao chép và chỉnh sửa vài chi tiết nhỏ, bạn bỏ lỡ cơ hội phát triển bất cứ sự thấu hiểu nào đối với thứ bạn đang cố gắng làm.

Cũng như bạn sẽ không có đủ kỹ năng để tăng cấp nếu bạn để cho người khác chơi phần khó, bạn sẽ không có kiến thức cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ sau này nếu bạn không dành thời gian cho cái ở ngay trước mặt. Bạn sẽ mắc kẹt dưới cái bóng vĩ đại của những người khác. Nếu bạn làm một công việc quá sức mình, bạn sẽ càng bị cám dỗ trước việc đạo văn trong tương lai.

Bạn không thể bắt chước tinh thần của sự độc đáo

Khi ai đó nghĩ ra một thứ hoàn toàn mới, có cả một quá trình đẹp đẽ trong việc đưa nó đến với thế giới. Kinh nghiệm kết hợp với những kỹ năng của họ là thứ làm nên sáng kiến này. Đây là một sức mạnh vô hình nhưng luôn hiện diện trong những ý tưởng mới.

Một kẻ bắt chước sẽ không thể cho ra đời một ý tưởng vì họ không có sự sắc sảo này. Họ không hiểu tại sao một chất liệu lại hoạt động theo cách của nó, hay tại sao mô hình này phù hợp với khách hàng hơn một mô hình khác.

Sự thấu hiểu sâu sắc trải qua cùng với quá trình khám phá chỉ đơn giản là không tồn tại. Không có thực chất, không có cách nào để phát triển. Như là cố gắng làm một cái cây mọc lên từ thân thay vì từ hạt và hệ rễ.

Những kẻ bắt chước cũng không bao giờ đi đầu trong việc gì. Một người sao chép chỉ đợi người khác nghĩ ra ý tưởng nguyên bản để sau đó biến tấu nó cho bản thân. Bất kể bạn làm gì, bạn luôn đi chậm một bước. Đó là hàng nhái - phiên bản kém hấp dẫn hơn của hàng thật. Đó là sự tồn tại đáng thương hại.


Chỉ chấp nhận phiên bản tốt nhất của bạn

Trong cuốn Thói Quen Sáng Tạo: Học và Sử Dụng Nó Cả Đời, Twyla Tharp nói:[1]

“Khả năng phát triển của chúng ta tỉ lệ thuận trực tiếp với khả năng chấp nhận cảm giác khó chịu.”

Thay vì phát hoảng và sao chép công việc của người khác, hãy chấp nhận sự buồn phiền của bạn và trở nên độc đáo! Lấy cảm hứng từ thành quả của người khác cũng ổn thôi, nhưng bạn không cần phải ăn cắp. Bạn phải tin rằng mình có thể nghĩ ra ý tưởng có-một-không-hai của riêng mình.

Nhìn từ bên ngoài, có một ranh giới mong manh giữa việc tìm cảm hứng từ ai đó và sao chép, nhưng nếu bạn là người hoàn thiện dự án, thì việc bạn sao chép sẽ dễ bị phát hiện hơn. Nếu ai đó khác làm hầu hết mọi việc, thì ý tưởng của bạn không độc đáo.

Không khó để tìm cảm hứng mà không cầu viện đến ăn cắp. Đa dạng hoá những nguồn cảm hứng là một cách. Nói chuyện với những người làm cùng ngành với bạn, đọc thật nhiều sách và không ngừng tham khảo những nội dung liên quan tới công việc của bạn. Điều này giúp bạn xây dựng khung tham chiếu của mình và sáng tạo ra điều gì đó khác biệt.

Trở nên hiểu biết tốn nhiều thời gian, nhưng đó là thứ sẽ khiến bạn trở nên lão luyện trong lĩnh vực của mình. Bạn càng học hỏi nhiều, bạn càng biết cách hỏi đúng câu. Biết hỏi đúng câu đưa bạn tới chỗ nghĩ ra các ý tưởng của riêng mình. 

Đạo văn là một sự tránh né

Bạn có khả năng làm những điều sâu sắc, nhưng bạn phải tự cho mình cơ hội. Dù nó có vẻ khó khăn nhường nào, hãy luôn cố gắng là một nguyên bản. Cuối cùng, bạn sẽ có thể ngẩng cao đầu và biết rằng bạn đã thực hiện điều mà chưa có ai từng làm.

Tài liệu tham khảo