2 tháng trước
Việc Trở Thành Một Người Lãnh Đạo Được Đánh Giá Quá Cao: Hãy Khám Phá Siêu Năng Lực Độc Đáo Của Bạn
308

3577
Lượt xem
81
Lượt chia sẻ
12
Lượt bình luận

Khi phỏng vấn hàng trăm ứng viên, tôi đã nghe thấy những mô tuýp tương tự khi nói đến mục tiêu nghề nghiệp. Nhiều người nói về việc muốn trở thành nhà lãnh đạo hoặc quản lý khi nói về những khát vọng trong tương lai, nhưng khi được hỏi tại sao, thì câu trả lời của họ thật đáng thất vọng.

Hầu hết mọi người trả lời với một quan điểm chung rằng họ chỉ thích trở thành một nhà lãnh đạo hoặc thậm chí họ nên trở thành một nhà lãnh đạo bởi vì đó được coi là hình ảnh thu nhỏ của thành công theo một cách nào đó.

Người lãnh đạo thường bị nhầm lẫn là vượt trội hơn so với những người khác

Biết lãnh đạo không có nghĩa là bạn thành công. Người lãnh đạo bị nhầm lẫn là vượt trội so với những người khác, tuy nhiên một người lãnh đạo chủ yếu là người điều phối, chỉ đạo các dự án và phân bổ nguồn lực. Vâng, đây là một vai trò quan trọng nhưng việc ở trong vai trò này không hề được đánh đồng với sự thành công, nói đúng hơn nó là những gì bạn đạt được trong vai trò này.

Trở thành một nhà lãnh đạo không nhất thiết làm cho bạn thành công

Hãy nghĩ về Adolf Hitler. Bạn có thể coi ông ta là một chính trị gia lành nghề, người đã thành công về mặt tâm lý trong việc thúc đẩy và điều khiển cảm xúc của cả một đất nước, nhưng ông ta không phải là một nhà lãnh đạo vĩ đại vì về cơ bản, ông ta đã khiến mọi người biến thế giới thành một nơi tồi tệ hơn.

Trở thành một nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng là con đường dễ nhất để thành công như chúng ta hằng tin tưởng


Nguồn hình ảnh: Source

Sự lãnh đạo luôn đi kèm với áp lực và đôi khi là sự kỳ vọng phi thực tế từ người khác. Do đó, không phải lúc nào đây cũng là con đường dễ nhất để thành công như chúng ta vẫn hằng tin tưởng. Khi chúng ta nhớ lại các nhà lãnh đạo thế giới trong quá khứ và hiện tại, hầu hết họ được coi là kẻ xấu xa, bất tài hoặc thao túng.

Hãy nghĩ về những người rất thành công như tác giả JK Rowling hoặc cầu thủ bóng rổ Stephen Curry. Cả hai đều có tài năng trong lĩnh vực nghề nghiệp của riêng họ (thực tế, cả hai đều góp mặt trong số 1% những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực của họ) nhưng họ không nhất thiết phải biết bất cứ điều gì về lãnh đạo để cho thấy rằng là người lãnh đạo thì được cho là "thành công".

Không có follower, thế giới này về cơ bản sẽ bị hủy diệt

Trong xã hội, các nhà lãnh đạo rất quan trọng. Họ là nhân tố cần thiết để tạo ra sự hiệu quả và tổ chức trong một cấu trúc. Tuy nhiên, ngay cả khi không có các nhà lãnh đạo, với tư cách là con người, chúng ta vẫn có thể tồn tại mà không cần đến họ mặc dù kém hiệu quả hơn.

Nhưng không có follower, thế giới này về cơ bản sẽ bị hủy diệt. Thành công và sự bền vững của thế giới chúng ta đến từ sự làm việc chăm chỉ của các chuyên gia những người thực sự làm việc. Đây là những người tạo ra, mở rộng và cải thiện xã hội của chúng ta. Nếu tất cả mọi người là một nhà lãnh đạo, cuối cùng chúng ta sẽ không tạo ra được gì.


Nguồn hình ảnh: Source

Sử dụng điểm mạnh của chúng ta để tạo nên thành công: mô hình 16 Tính cách

Tất cả chúng ta đều có những tài năng độc đáo của riêng mình và ta sử dụng những lợi ích này để tạo nên thành công.

Nhìn vào mô hình 16 tính cách[1], chúng ta có thể thấy rằng mỗi loại tính cách được thể hiện bởi một vai trò nhất định và tập hợp các điểm mạnh có thể được áp dụng đúng cách để tạo ra thành công. Nói cách khác, bất cứ ai cũng có thể phát triển và thành công nếu họ tận dụng tốt các ưu điểm của mình và, thường xuyên thực hiện còn hơn là không, điều này không dành riêng cho bất kỳ kiểu người lãnh đạo nào.

Lấy kiểu tính cách INFP hoặc "hòa giải viên" - những người này có xu hướng sáng tạo, nhân ái và khoan dung. Trong khi những thuộc tính này không được nhắc đến ngay lập tức như những kỹ năng rõ ràng để thành công, cả Shakespeare và J.R.R Tolkien đều thuộc loại tính cách này và tất cả chúng ta đều biết cuối cùng họ đã thành công như thế nào.

Thực hiện bài kiểm tra 16 tính cách để xác định điểm mạnh của riêng bạn

Đối với một số người trong chúng ta, điểm mạnh và điểm yếu của chúng ta không phải lúc nào cũng rõ ràng và khi nói đến sự nghiệp của chúng ta, việc biết những điều này có thể giúp tìm ra con đường nào phù hợp nhất với chúng ta. Bài kiểm tra 16 tính cách có thể giúp bạn làm điều này bằng cách trả lời một loạt các câu hỏi tổng hợp tốt nhất về loại tính cách của bạn và điểm mạnh của bạn nằm ở đâu.



Kỹ thuật phân tích SWOT

Một kỹ thuật khác bạn có thể sử dụng để xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình là gì, và sử dụng chúng để tạo lợi thế cho sự nghiệp của bạn, đó là phân tích SWOT.

SWOT dựa trên: Strengths (Ưu điểm), Weaknesses (Khuyết điểm), Opportunities (Cơ hội) and Threats (Thách thức).


Nguồn hình ảnh: Source

Chiến lược chéo được sử dụng để phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bạn có thể giúp tối đa hóa các cơ hội hoặc giảm thiểu các thách thức. Nói cách khác, làm thế nào điểm mạnh của bạn có thể tối đa hóa cơ hội và giảm thiểu các thách thức, đồng thời tìm ra cách làm giảm thiểu điểm yếu của bạn bằng cách sử dụng các cơ hội và làm thế nào bạn có thể giảm thiểu điểm yếu của mình để tránh các thách thức.

Quá trình này giúp bạn xác định sớm các cơ hội và các thách thức để bạn có thể phát triển mạnh trong sự nghiệp của mình.

Phân tích bản thân là chìa khóa để thành công. Sự đồng thuận chung có xu hướng hướng đến sự lãnh đạo là cách thành công cuối cùng trong bất kỳ nghề nghiệp nào, nhưng không phải như thế. Mọi người đều có những đặc điểm tính cách khác nhau mà không nhất thiết phải là người lãnh đạo giỏi, nhưng tận dụng điểm mạnh của bạn một cách chính xác có thể mang lại cho bạn thành công mà bạn xứng đáng có được.


Nguồn hình ảnh: Source

Tài liệu tham khảo

[1]^16 tính cách: Kiểu tính cách