2 tháng trước
Học Hỏi Một Người Bán Hàng Đứng Đầu Giúp Bạn Từ Giỏi Trở Nên Xuất Sắc
296

3506
Lượt xem
181
Lượt chia sẻ
5
Lượt bình luận

Hãy hỏi những ông chủ kinh doanh thành đạt về một kỹ năng mà nó đã đóng góp vào sự thành công của họ. Không một chút nghi ngờ, họ sẽ trả lời "kỹ năng bán hàng".

Bạn có thể đang nghĩ rằng, "Cái này không áp dụng với tôi được - Tôi không phải người bán hàng hay là chủ kinh doanh!" Nhưng nếu bạn nghĩ việc bán hàng như là lời giải nghĩa về sự logic và lợi ích của một sự kiên quyết, thì ai cũng cần đến những kỹ năng bán hàng.

Đó chính là nghệ thuật của sự thuyết phục. Công việc của một người bán hàng là khiến cho khách hàng mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ của mình. Để thuyết phục mọi người rằng sản phẩm của họ là nhất, một người bán hàng cần có được lòng tin của khách hàng trong một thời gian ngắn. Điều này luôn đúng cho dù bạn đang bán một sản phẩm, dịch vụ, hoặc thương hiệu cá nhân.

Những kỹ năng bán hàng có thể giúp bạn có được bạn bè và những người có sức ảnh hưởng, bất kể bạn làm nghề gì.

Sau đây là 5 nguyên tắc để bạn phát triển kỹ năng của mình.

1. Xây dựng các mối quan hệ đầu tiên

Trước khi đặt ra bất cứ yêu cầu nào, hãy xây dựng niềm tin với mọi người. Cố gắng tìm ra sở thích của họ bằng việc quan sát, lắng nghe, và đưa ra câu hỏi. Thay vì dùng "tôi" trong những cuộc đối thoại, hãy thay thành "bạn" và "chúng ta". Tỏ ra hứng thú một cách chân thành với tính cách, công việc, và sở thích của họ.

Khi bạn xây dựng mối quan hệ này, nuôi dưỡng lòng tin và những người khác sẽ tự nhiên muốn đáp lại. Không quan trọng mục tiêu bạn muốn đạt được là gì, hãy tập trung vào những mối quan hệ của bạn với mọi người trước tiên. Con người không hề dễ dàng bị thuyết phục để tin vào điều gì đó; nhưng họ tin tưởng vào những mà họ tin cậy.

2. Kể những câu chuyện thuyết phục

Vấn đề là: "thực tế của việc bán hàng o ép" là sự vô cảm và chúng sẽ không làm mọi người cảm thấy thú vị.

Thay đổi các ý tưởng của bạn một cách sáng tạo để thu hút sự chú ý của mọi người. Kể những câu chuyện cảm động, làm họ vui vẻ, hoặc ngạc nhiên, hoặc cũng có thể là buồn hay giận dữ. Hãy lấy bài diễn thuyết của Steve Job về chiếc iPod làm ví dụ:

Tôi có một chiếc túi ngay đây. Nó chính là cái túi mà chiếc iPod của bạn thường được cất vào đấy một cách truyền thống. iPod và iPod mini đều nhét vừa vặn trong đó. Bạn có bao giờ tự hỏi là chiếc túi này là để làm gì không? Tôi luôn thắc mắc về điều đó. Vậy thì giờ chúng ta đã biết bởi vì đây chính là chiếc iPod nano mới.


Đây là một ví dụ tuyệt vời của việc đổi hướng gây ra sự bất ngờ, và nó khiến bạn luôn bị hút theo.

Một nhà hàng với nội thất xuống cấp có thể khiến người ta chán nản kể cả khi đồ ăn ở đó có ngon nhất thế giới. Kể cả khi một ý tưởng được cho là tuyệt đến mức không thể phủ nhận, nó vẫn phải được trình bày theo một cách thu hút hơn nữa. Bằng không, nó sẽ chỉ lại là một ý tưởng hay bị lãng quên mà thôi.

3. Bình tĩnh tiếp nhận những sự từ chối cục súc

Ngay cả người bán hàng giỏi nhất cũng phải trải qua những lần từ chối của khách hàng. Sự từ chối không có nghĩa là thất bại. Sự từ chối chính là cơ hội để học hỏi. Có thể do cách tiếp cận của bạn hoặc thời điểm này là chưa chính xác. Nếu bạn có thể nhận ra điều này, bạn có thể thấy cách thể hiện của bản thân rõ ràng hơn. Và sau đó bạn có thể xác định được nên làm gì tốt hơn vào lần sau.

Anna Wintour, tổng biên tập của Vogue và bây giờ là giám đốc nghệ thuật của Condé Nastworked khi còn là người biên tập thời trang non trẻ tại Harper's Bazaar, vào thời điểm đầu sự nghiệp của cô. Nhưng sau khi cô đã làm ra nhiều những bức ảnh cáu kỉnh, Tony Mazalla đã sa thải cô ấy. Sau đó cô ấy trở thành nhà biên tập thời trang tại Viva và sự nghiệp của cô trở nên thành công vang dội về sau này.

Sự từ chối là điều phổ biến: ý tưởng, quan hệ, bạn cứ đặt tên cho nó. Nếu bạn có thể chấp nhận rằng từ chối chính là cơ hội để học tập và phát triển, thì bạn đã đứng trên con đường đến thành công rồi đấy.

4. Đoán trước các câu hỏi, và sẵn sàng trả lời

Chẳng ai muốn làm việc với một người không đáng tin cậy. Một người bán hàng đầy kinh nghiệm thực sự sẽ khiến bạn cảm giác như họ biết mọi thứ về sản phẩm của họ, và họ biết rõ bạn cần gì.

Thử đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Họ thường hứng thú với điều gì? Họ hay quan tâm đến vấn đề nào?

Luôn chuẩn bị sẵn những câu trả lời làm cho mọi người cảm thấy bạn là người có năng lực và đáng tin cậy. Và khi bạn tạo lập mối quan hệ với người khác, chứng minh rằng bạn đáng tin khi truyền cảm hứng về một niềm tin thật sự và lâu dài. 

5. Chủ động tìm kiếm những cơ hội

Một người bán hàng giỏi không bao giờ chờ đợi cơ hội ghé qua. Bởi vì họ thường có những mục tiêu đầy thử thách để đạt được, họ chủ động tìm kiếm khách hàng. Họ sử dụng hết mọi mối liên hệ và nguồn tài nguyên để tiếp cận mục tiêu. Và nắm bắt mọi cơ hội khả thi để giới thiệu ý tưởng của mình cho người khác.

Joe Girard, được biết đến như "người bán hàng tuyệt vời nhất", là một người bán xe hơi. Ông ấy chủ động tìm kiếm cơ hội để bán những chiếc xe hơi trong các sự kiện lớn, tìm kiếm những khách hàng tiềm năng và giới thiệu nhiều hơn. Nếu bạn làm được điều gì đó tốt cho một vị khách, bạn đã gần như với tới 250 người bạn khác của họ, những vị khách tiềm năng.

Chờ đợi một cách thụ động làm nhiều người lỡ mất nhiều cơ hội tiềm năng. Luôn để ý, để bạn có thể nhận ra khi nào và ở đâu để giới thiệu ý tưởng của mình.

Trở thành người bán hàng của chính cuộc đời bạn

Không cần biết bạn làm nghề gì, quan trọng là phải biết chăm chỉ tu dưỡng khả năng của bản thân để tác động lên người khác. Bạn càng truyền được sự tin tưởng và cảm xúc, chấp nhận sự từ chối, chuẩn bị kỹ, và kiếm tìm cơ hội, thì bạn càng tìm thấy thành công chuyên nghiệp và thỏa mãn bản thân.

Tài liệu tham khảo