1 tháng trước
17 Kĩ Năng Thực Tế Về Tiền Bạc Sẽ Giúp Bạn Nghỉ Hưu Sớm
455

5606
Lượt xem
129
Lượt chia sẻ
15
Lượt bình luận

Một người có thể hào hứng với ý tưởng về việc nghỉ hưu sớm, nhưng để thực sự làm nó xảy ra cần lập một kế hoạch tài chính tỉ mỉ và một vài kĩ năng thiết thực về tiền bạc.

Trong bài viết này, tôi sẽ lên danh sách 17 kĩ năng thiết thực về tiền bạc sẽ hướng bạn đến con đường nghỉ hưu sớm và độc lập tài chính.

1. Viết kế hoạch

Chỉ lập kế hoạch trong đầu không phải là điều tốt nhất nên làm khi lên kế hoạch nghỉ hưu.

Dù bạn có tin hay không, bạn không thể đơn giản đi lên một con đường không có kế hoạch và mong đợi nó sẽ dẫn bạn đến đúng chỗ. Điều đó tương tự với việc chơi trò may rủi hơn là "lập kế hoạch".

Bạn phải nhớ rằng thành công tài chính là một sự lựa chọn. Mỗi một quyết định tài chính mà bạn đưa ra hằng ngày sẽ quyết định việc bạn đang tới gần hơn hay đi xa hơn mục tiêu của mình.

Hãy đầu tư thời giờ viết ra những mục tiêu tài chính của bạn để chúng có thể trở thành hiện thực theo thời gian.

Hãy nhớ rằng bạn không chỉ đơn giản nhắm đến việc ghi chú vài từ truyền động lực thông qua kế hoạch này. Thay vào đó, mục tiêu là định rõ từng khía cạnh của các mục tiêu tài chính của bạn và cho chúng một hình thái cụ thể với những từ ngữ và số liệu chính xác. Điều này bao gồm xác định mốc thời gian và định lượng quản lý tiền để đạt được các mục tiêu tài chính.

2. Hãy tự hỏi: Bạn đã bao giờ đầu tư vào kiến thức tài chính chưa?

Chúng ta cặm cụi hàng giờ đồng hồ để kiếm sống nhưng đến khi cần quản lý số tiền đó, chúng ta lại làm khá tệ. Và điều đó xảy ra vì chúng ta không thông hiểu về tài chính.

Vì vậy việc đầu tiên và trước nhất một người cần làm là đầu tư đủ thời gian và nguồn lực để trở nên có học thức về tài chính.

Trở nên có học thức về tài chính không có nghĩa là cần lấy được bằng cấp nhưng bạn phải nhận biết được các nguyên lý về tiền bạc cơ bản nhất như lãi suất kép, ROI, NPV, lạm phát.

3. Ưu tiên thu nhập lên trên lối sống

Ở thời kì đương đại, hầu hết mọi người chạy theo việc khoe khoang ả​​​​​​​o tưởng về sự giàu có, thay vì thật sự giàu có.

Trở nên giàu có là một mục tiêu dài hạn, một điều gì đó chỉ có thể thành hiện thực ở giai đoạn sau của cuộc đời. Điều này rõ ràng ngụ ý rằng bạn sẽ phải bỏ qua sự xa xỉ ở hiện tại nếu bạn mong muốn thu được thành công tài chính trong dài hạn.

Tiêu tiền không làm ai giàu bao giờ. Điều này vô cùng dễ hiểu. Đây cũng là lúc những mục tiêu tài chính đã viết chứng tỏ tầm quan trọng của mình.

Lựa chọn các chi phí của bạn một cách khôn ngoan sao cho bạn có thể thỏa mãn nhu cầu lối sống của mình nhưng vẫn hạn chế mong muốn của bản thân, là bản chất của thu nhập khả dụng.

4. Hãy bắt đầu ngay

Lãi suất kép là kỳ quan thứ Tám của thế giới này, đồng thời cũng là vị trí nền tảng cho bước đầu tiên mà bạn cần để hướng tới thành công tài chính. Thêm vào tiền vốn và tỷ lệ lãi suất, yếu tố thời gian có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc đầu tư của bạn sẽ phát triển như thế nào.

Bạn càng sớm bắt đầu tiết kiệm, bạn càng sớm đạt được thành công tài chính và lên kế hoạch nghỉ hưu sớm.

Đừng chờ đợi đến khi trở thành một thần đồng tài chính hay tìm kiếm ý kiến của một chuyên gia tài chính. Hãy bắt đầu nhanh nhất có thể. Bắt đầu sớm sẽ cho phép bạn có dư dả thời gian để tăng thêm tỷ lệ tiết kiệm của mình.

5. Xây dựng sự giàu có ở chế độ tự động

Bạn không thể mong đợi bản thân có thể quản lý mọi việc mỗi ngày, đúng không? Bạn chỉ có thể chia vài phần sự chú ý và nguồn lực của bạn cho mục tiêu nghỉ hưu nhưng còn hiện tại thì sao?

Đây là thời điểm chế độ tự động của bạn nên được kích hoạt.

Bạn cần thực hiện một số quyết định tài chính nhất định, điều không chỉ tích lũy tài sản bạn có trong tay mà còn đảm bảo rằng chúng sẽ phát triển theo thời gian; sao cho cuộc đời bạn có thể thuận buồm xuôi gió.

Ý tưởng ở đây là phân bổ thu nhập hàng tháng của bạn hướng đến việc dồn tiền để xây dựng tài sản vốn chủ sở hữu cho bạn về dài hạn.

Những kế hoạch tiết kiệm và câu lạc bộ đầu tư bảo đảm rằng bạn buộc phải đầu tư và tiết kiệm quỹ tiền của mình, bất chấp việc bạn có thích hay không. Vì vậy ngay cả khi không bị bắt buộc, theo quy trình đó bạn vẫn có thể tiết kiệm được quỹ tiền của mình và xây dựng sự giàu có. Bạn có nhớ đến 401(k), IRAs không?

6. Hãy để tiền của bạn xa tầm với

Nói đúng theo nghĩa đen, chỉ cần đặt tiền của bạn ở đâu đó mà bạn buộc phải suy nghĩ kĩ trước khi lấy nó về.

Hãy tưởng tượng mọi chuyện sẽ khác như thế nào nếu bạn có tiền trong ví và nếu cũng số tiền đó nhưng được bó lại và đặt bên trong một chiếc tủ đồ khóa kín. Tiền nào là dễ nhất để tiếp cận?

Tương tự, một khi tiền của bạn được đầu tư vào kế hoạch nghỉ hưu hay tổ chức đầu tư nào đó, bạn sẽ phải thông qua vài điều khoản và có thể thậm chí vài khoản phạt, trước khi bạn có thể đặt tay lên số tiền ấy.

Vì vậy, hãy xác định các kế hoạch tài chính của bạn để làm việc bạn động đến tiền mình trở nên khó khăn, sao cho bạn có thể cưỡng lại cám dỗ phải tiêu chúng.

7. Đừng động đến phúc lợi xã hội của bạn

Nó có tên phúc lợi xã hội là có lý do cả. Nói đơn giản, rửa tay trong dòng nước đang chảy bao giờ cũng dễ dàng nhưng không dễ như vậy khi nước đọng.

Điều tương tự như vậy cũng áp dụng cho thu nhập của bạn. Dù nhu cầu của bạn có lớn hay quan trọng như thế nào, sử dụng phúc lợi xã hội của bạn luôn nên là sự lựa chọn cuối cùng.

Phúc lợi xã hội tạo ra nhằm mục đích sử dụng sau khi bạn nghỉ hưu, có nghĩa là bạn sẽ ít nhất, đáp ứng chi tiêu cá nhân hằng ngày với khoản phúc lợi xã hội của mình.

Vì lẽ đó, bạn chờ càng lâu để yêu cầu nhận phúc lợi xã hội, thì càng tốt hơn cho việc nghỉ hưu của bạn.

Hãy lên kế hoạch chi tiêu của bạn sao cho bạn không cần dùng đến phúc lợi xã hội để thỏa mãn chi tiêu hàng ngày tại thời điểm hiện tại.

8. Tập trung vào việc tiết kiệm

Điều này nghe có vẻ là một kĩ năng cơ bản và hiển nhiên về tiền bạc, nhưng nó rất khó thực thi trong thực tế.

Cách chắc chắn nhất để đạt được mục tiêu này là lên danh sách các khoản chi tiêu trung bình trong tháng của bạn. Bạn có thể kinh ngạc về mức chi tiêu của mình khi bạn thực hiện bài tập này.

Viết chúng ra trên giấy, bạn sẽ chợt có khả năng nhìn ra khoản chi tiêu nào là lãng phí và có thể né tránh.

9. Phát triển nguồn thu nhập thụ động

Phát triển nhiều nguồn thu nhập khác nhau bao giờ cũng là một ý tốt để phòng trường hợp một nguồn thu bị ngừng, thì các nguồn còn lại vẫn tiếp tục và giúp duy trì tài chính của bạn.

Bạn có thích viết lách không? Vậy hãy kiếm các dự án viết nội dung để làm thêm hay nếu bạn có chổ cho thuê, hãy đưa nó lên AirBnB.

Đại ý ở đây là tạo ra càng nhiều nguồn, nếu có thể để sinh ra thu nhập. Và một khi khoản thu nhập phụ này phát sinh, thay vì tiêu xài nó bạn phải trông nom nó bằng cách tiết kiệm hoặc đầu tư.

10. Lên kế hoạch cho rủi ro

Như người ta thường nói, rủi ro càng cao thì nhận lại càng nhiều. Dù vậy, điều này không có nghĩa là bạn ngang nhiên tham vào cuộc đua chuột đó và tìm kiếm các khoản đầu tư rủi ro cao hơn mà không cần suy nghĩ kĩ.

Dựa trên sức khỏe tài chính của bạn, rủi ro mà từng người có thể chịu là khác nhau. Vì lẽ đó, bạn cần đánh giá sức khỏe tài chính và khả năng chịu tổn thất của mình, điều đó quan trọng hơn là kiếm lợi nhuận. Điều này có thể sẽ giúp bạn có một hình ảnh rõ ràng về rủi ro mà bạn có khả năng chịu được trong dài hạn.

Hãy nhớ rằng khi bạn đang lên kế hoạch để nghỉ hưu sớm, thì bảo toàn vốn phải là mục tiêu hàng đầu. Hãy truy cập hồ sơ rủi ro của bạn trước khi đầu tư vào bất kỳ công cụ tài chính nào.

Ví dụ như, tiền điện tử có thể là một công cụ phù hợp để đầu tư cho những người có khẩu vị rủi ro cao; trong khi đó đối với những người cực kỳ không thích rủi ro, ngay cả vốn cổ phần cũng có vẻ là một đề nghị rủi ro. 

11. Lên kế hoạch cho các khoản thuế

Trong khi bạn loay hoay giữa các khoản ​​​​​​​thu nhập, chi phí và tiết kiệm của mình, có một yếu tố hoàn toàn nằm ngoài tầm tay của bạn nhưng lại là một yếu tố bắt buộc, đó là thuế.

Là cư dân của một nước, bạn phải nhận thức rõ ràng về luật thuế và cách thu nhập của bạn bị đánh thuế bằng cách này hay cách khác. Đây là chỗ bạn cần sự phát huy của việc lập kế hoạch thuế và cố gắng tiết kiệm được càng nhiều tiền càng tốt.

Lập kế hoạch thuế cũng trở nên thích hợp sau khi nghỉ hưu, lúc này bạn sẽ phải rất cẩn thận với các khoản đầu tư của mình, vốn có nguy cơ bị đánh thuế.

12. Giữ gìn sức khỏe

Bạn có thể tự hỏi làm sao sức khỏe lại nằm ở đoạn trung tâm khi chúng ta đang thảo luận những kĩ năng về tiền bạc. Tuy nhiên, một người cần phải khỏe mạnh để có thể tận hưởng ích lợi của việc nghỉ hưu sớm.

Bên cạnh đó, việc khỏe mạnh cũng đảm bảo rằng các khoản chi phí bỏ túi (không nằm trong bảo hiểm y tế) chi trả cho chăm sóc sức khỏe là tối thiểu. Đương nhiên bạn phải có một bảo hiểm y tế đàng hoàng.

13. Luôn ưu tiên dùng xe hơi cũ

Một sự thực ai cũng biết là xe hơi thường mất khoảng 20-30% giá trị (tùy thuộc vào kiểu dáng và mẫu mã) trong vòng vài năm đầu tiên do khấu hao. Một quyết định khôn ngoan là luôn săn tìm một chiếc xe đã qua sử dụng vì nó đã bị trích khấu hao.

Bên cạnh đó, xe hơi là một gánh nặng đòi hỏi tiền để bảo trì hàng năm và mất giá trị theo thời gian.

Nếu bạn đang có kế hoạch nghỉ hưu sớm, bạn sẽ muốn đầu tư vào việc xây dựng tài sản hơn là mua một gánh nặng về.

14. Lên kế hoạch vay thế chấp

Dù người ta vẫn phân vân giữa thuê nhà hay mua nhà, nếu sau cùng bạn vẫn quyết định mua một căn, hãy chắc chắn rằng bạn lên kế hoạch cho các khoản vay thế chấp của mình một cách cẩn thận.

Vay thế chấp 30 năm cho ngôi nhà của bạn sẽ ràng buộc bạn suốt đời. Và với rất nhiều yếu tố tùy biến trong sự nghiệp, nhiều khả năng bạn sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì kỷ luật tài chính cần thiết cho nghỉ hưu sớm.

Nếu bạn đang có kế hoạch mua một ngôi nhà, hãy cố gắng trả lại toàn bộ khoản vay thế chấp trong vòng 10 - 15 năm. Bắt đầu bằng khoản vay thế chấp 30 năm và cố gắng tăng các khoản chi trả hàng tháng mỗi năm.

Ví dụ, nếu bạn đang trả $2000 mỗi tháng trong năm nay, hãy thử trả $2200 vào năm tới. Và vì khoản thanh toán này sẽ nằm trong chế độ tự động, bạn sẽ điều chỉnh dựa trên mức tiêu chuẩn mới theo thời gian.

15. Nghỉ lễ trái mùa

Nếu bạn là một trong những người thích đi du lịch, thì điều này là dành cho bạn. Bạn có thể tiết kiệm khá nhiều tiền bằng cách đi nghỉ trái mùa.

Không chỉ vé máy bay sẽ rẻ hơn mà cả các khách sạn. Và nếu bạn đang tìm kiếm một chỗ lưu trú tạm thời, thì hãy thử làm việc đó vào các ngày trong tuần thay vì cuối tuần.

Những khoản tiết kiệm này, sau một khoảng thời gian, sẽ tích lũy thành một phần khá lớn trong khoản tiết kiệm ở ngân hàng của bạn.

16. Áp dụng luật 5%

Đây không phải là một luật mà ai cũng biết nhưng lại thực tế và rất hiệu quả. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là cắt giảm chi phí của bạn (xuống 5%) từ 3 loại chi phí lớn nhất mỗi năm.

Để thực hiện kỹ năng này, trước hết hãy liệt kê 3 loại chi phí lớn nhất của bạn. Sau đó phân loại những khoản chi theo ba loại trên. Việc này sẽ cho thấy các lĩnh vực cần cải thiện nơi tiền có thể được tiết kiệm. Bây giờ để thực sự biến việc tiết kiệm thành hành động, hãy cố gắng phát triển những thói quen tốt, điều này sẽ tự động làm việc đó cho bạn.

Ví dụ, nếu chi phí hàng tháng của bạn cho việc ăn uống là đáng kể và bị đưa vào danh sách, thì hãy cố gắng tìm ra lý do để không đi ra ngoài; có thể đóng gói bữa trưa của bạn mang đến văn phòng, hoặc đưa ra một quy tắc nghiêm ngặt chỉ ăn 2 bữa​​​​​​​ (hãy cho là) trong một tháng.

Một mục tiêu là khá dễ dàng để đạt được nếu nó có thể được chia ra thành những thói quen. Vì vậy hãy nuôi dưỡng những thói quen tiết kiệm tốt.

17. Theo dõi tiến độ

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, theo dõi tiến độ:

Tiến độ tiết kiệm, tiến độ đầu tư và tiến độ việc bạn đã gần mục tiêu của mình đến bao nhiêu.

Theo dõi tiến độ cung cấp phản hồi tích cực cho cuộc sống kỷ luật tài chính khó khăn mà bạn đang sống. Và điều đó cũng cung cấp thêm động lực để bạn đi đến cùng.

Nó cũng giúp bạn đánh giá tình hình và có biện pháp khắc phục nếu cần.

Lời cuối

Việc lập kế hoạch để nghỉ hưu sớm không khó đến thế. Những gì mà nó cần chỉ là kỉ luật tài chính (trong một thời gian dài); kỉ luật để có thể tiết kiệm nhiều nhất có thể và đầu tư một cách khôn ngoan.

Con đường để nghỉ hưu sớm (thành công) không nằm ở việc tính toán đằng sau nó (toán học thì dễ thôi) mà là nuôi dưỡng những thói quen tốt và tư duy đúng đắn. Vì vậy hãy bắt đầu ngay bây giờ!