3 tuần trước
Đâu Là Những Nỗi Sợ Phổ Biến Của Người Tìm Việc? Và Làm Thế Nào Để Khắc Phục Chúng
353

3965
Lượt xem
4438
Lượt chia sẻ
506
Lượt bình luận

Việc thay đổi công việc luôn rất căng thẳng. Xã hội thường có xu hướng đặt quá nhiều áp lực trên con đường tìm đến định mệnh của chúng ta, từ đó khiến chúng ta cảm thấy lo lắng. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không được làm những điều vốn dĩ bản thân nên làm với cuộc sống này? Liệu chúng ta có bỏ lỡ định mệnh không? Và làm thế nào để có thể bỏ lại "định mệnh sai lầm" và tìm được công việc lý tưởng? 

Những người xin việc thường gặp phải một chuỗi các nỗi sợ phổ biến khi họ cố gắng đi tìm một công việc mới.

Đừng lo. Bạn có thể tự quyết định số phận của bản thân. Ngay cả khi không kiếm được một "công việc mơ ước" (dream job) thì bạn vẫn có thể sống hạnh phúc, nhưng điều này không có nghĩa là bạn được phép cho nỗi sợ hãi đó bóp vụn và cản trở bản thân không ngừng cố gắng.

Dưới đây là 8 nỗi sợ phổ biến mà mỗi người xin việc đều gặp phải và cách để bạn vượt qua chúng.

1. Không bao giờ nhận được hồi âm

Những người xin việc chắc hẳn luôn đầu tư công sức đều nhau khi ứng cử một công việc. Nếu bạn chỉ gửi cùng một bức thư xin việc đến mọi vị trí mà bản thân ứng cử, thì nhiều khả năng bạn sẽ không bao giờ nhận lại hồi âm. Chính vì vậy, điều quan trọng là bạn cần bỏ thời gian ra để tìm hiểu thêm về công ty, về giá trị của họ và cách họ sắp xếp cho mình rồi sau đó điền chúng và đơn xin việc.

Sáng kiến trên rất có ích, nhưng một khi bạn đã gửi bức thư đi thì nỗi sợ lại len lỏi trong bạn. Sẽ ra sao nếu họ không gửi hồi âm đến bạn? Sẽ thế nào nếu lý lịch của bạn biến mất vào một hố đen nào đó? Hay chẳng vì lý lo gì?

Thật không may rằng bạn sẽ không thể có được một sự đảm bảo nào. Có khả năng bạn sẽ không nhận được hồi âm từ nhà tuyển dụng. Điều này thực sự gây nản chí. Đặc biệt hơn nếu bạn đã ứng cử cho một vài công việc và không nhận được hồi âm từ bất kỳ nơi nào. Khi đó lòng tự trọng của bạn sẽ nhận một cú đấm đau điếng.

Điều quan trọng ở đây cần phải nhớ là sự im lặng của nhà tuyển dụng chẳng đóng vai trò gì đến tương lai của bạn. Chấp nhận thực tế rằng có những người ngoài kia phù hợp với vị trí ứng tuyển hơn bạn, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ không phải là người hoàn hảo cho công việc mà bản thân ứng tuyển sau này.

Bạn nên tận tâm với từng đơn xin việc của mình. Nhưng khi mọi thứ đã kết thúc thì cũng là lúc để tiếp tục và tập trung vào đơn ứng tuyển tiếp theo. Bạn luôn có thể lật lại những bức thư trước và rà soát lại những khuyết điểm để khắc phục trong tương lai, nhưng nhớ đừng để bị kẹt lại trong đó.

Đừng lãng phí thời gian suy nghĩ nhiều về những sai sót đã qua. Điều đó không giúp bạn có được công việc mà chỉ đem lại những nỗi lo và nghi ngờ không cần thiết.

2. Không biết cách định vị bản thân

Một đơn ứng tuyển đạt yêu cầu cần có một bức thư xin việc tốt. Tuy nhiên vấn đề là bạn đang gặp rắc rối không biết nên ghi gì vào trong bảng này? Khá khó khăn khi tự chào giá chính mình.

Điều này có thể khiến bạn phải nghĩ ngợi. Nó làm bạn phải cân nhắc lại ngay cả khi bạn đã ứng tuyển một công việc cụ thể, đơn giản vì bạn không biết làm thế nào để tự định vị bản thân.

Hãy bắt đầu với việc tìm lý do vì sao bạn muốn công việc này. Những cơ hội sẽ xuất hiện khi bạn thực sự hứng thú với một lĩnh vực cụ thể bởi lẽ kỹ năng của bạn sẽ phù hợp với nó.

Con người có bản năng hứng thú với những thứ mà bản thân có khả năng. Ngay cả khi chúng ta còn trẻ và đã chơi thể thao hay nhạc cụ thì chúng ta vẫn thường không theo đuổi những thứ mà ta không có năng khiếu.

Khi bạn thay đổi nghề nghiệp thì có khả năng bạn không phải là người có nhiều kinh nghiệm nhất, nhưng bạn sẽ có thứ gì khác lạ làm động lực tiến đến bước chuyển này. Đó chính là thứ khiến bạn trở nên nổi bật.

Nếu bạn đang bị rối ý tưởng trong đầu thì hãy tham vấn xung quanh. Hãy hỏi bạn bè và đồng nghiệp (hoặc đối thủ nếu bạn đủ can đảm). Hãy tự nghiên cứu về bản thân và bạn sẽ biết cách thể hiện chính xác lý do mình phù hợp với công việc này.

3. Bị từ chối

Điều duy nhất đáng sợ hơn cả việc bị phớt lờ chính là khi bạn được lắng nghe, được hiểu, chứng kiến và rồi bị từ chối. Không một ai thích việc bị từ chối.

Cái tôi của chúng ta rất mong manh. Thực sự không có gì vui khi bị từ chối. Đặc biệt nếu là đối với một thứ mà chúng ta thực sự hứng thú. Còn khi xét đến một công việc, bạn không chỉ bị từ chối mà họ đã đập tan giấc mơ của bạn.

Nỗi sợ bị từ chối rất phổ biến. Tuy nhiên đáng buồn là nó không thể tránh được. Bạn có thể bị từ chối, nhưng hãy nhớ rằng nếu không bao giờ cố gắng thì bạn vẫn sẽ thất bại. Nếu bạn không ứng tuyển thì cũng là chính bạn đã vứt bỏ lá đơn xin việc của mình.

Cũng như việc nếu bạn không dám chơi, bạn sẽ không bao giờ thắng. Và nếu bạn còn không dám cố gắng cho công việc đó thì đảm bảo rằng bạn sẽ không bao giờ có được nó. 

Cuối cùng thì sự từ chối cũng không quá đáng sợ như chúng ta hằng tưởng tượng. Chúng ta có thể học hỏi từ đó, hoặc thậm chí nếu không thì đó vẫn chỉ là một sự từ chối.

Bạn vẫn sẽ đi ngủ trên chiếc giường của mình vào tối nay và thức dậy vào ngày mai.

4. Không đủ khả năng cho công việc

Nếu là một người tìm việc, có khả năng bạn đang tìm một công việc mới toanh hoặc bản thân mong muốn cơ hội thăng tiến mới. Dù cho bạn đi theo hướng nào thì ý tưởng về một công việc mới có vẻ khá đáng sợ. Sẽ có những yêu cầu mới đặt vào bạn. Mọi thứ đều thay đổi, nhưng liệu bạn đã sẵn sàng cho thử thách của cuộc đời mình chưa? Hoặc thậm chí bạn có thể đáp ứng công việc này không?

Nỗi sợ đối với những thứ mới lạ cũng là điều bình thường. Về mặt tự nhiên, chúng ta luôn muốn làm mọi thứ thật trọn vẹn. Những suy nghĩ về việc chuyển đến một môi trường mới toanh có thể khiến bạn trằn trọc cả đêm.

Nhưng hãy nhớ rằng bạn đã chọn công việc này không chỉ bởi một thoáng bốc đồng. Công việc đó có thể rất mới, nhưng bạn đã đi đến kết luận rằng mình có thể phù hợp với nơi đó. Vậy thì đừng bao giờ hạ thấp bản thân mình.

5. Thay đổi

Nếu bạn đã từng làm một công việc trong quá khứ không khiến cho nhịp tim mình rung động, hay khiến cho bạn nhảy khỏi giường vào buổi sáng, hay đơn thuần là bạn rất ghét công việc đó, vậy thì sẽ có chút lo ngại nếu bạn đến với một công việc mới.

Cũng có thể do bạn đã quen với khoảng thời gian dài thất nghiệp và sợ việc lại phải tuân thủ một thời gian biểu hằng ngày. Sau tất cả thì con người là những sinh vật sống theo thói quen.

Nỗi sợ những thứ bản thân chưa biết là rất bình thường. Có một lý do giải thích việc có nhiều người tuân thủ một khuôn mẫu trong nhiều năm, mặc dù họ ý thức được rằng bản thân không hạnh phúc.

Thay đổi đúng là đáng sợ, những nó cũng là một trong những thứ bổ ích nhất trong cuộc sống. Hay tự hỏi bản thân xem có những gì ở phía bên kia của nỗi sợ hãi bởi vì thông thường sẽ không tồn tại gì ở đó. Hãy chấp nhận nỗi sợ những thứ mới lạ của bản thân và tiến về phía trước.

6. Quá khứ của bạn

Mạng xã hội đã thay đổi mọi thứ, bao gồm thị trường việc làm. Với tư cách của một người tìm việc, bạn khiến cho bản thân dễ bị tổn thương. Khi tham gia một cuộc phỏng vấn, bạn biết rằng nhà tuyển dụng đã có thể tìm hiểu về bạn từ trước qua Google hay bất kì mạng xã hội nào. Nếu họ thực sự muốn đào sâu thì thậm chí họ còn có thể thấy bạn xuất hiện cả trên trang xã hội của người khác.

Những quyết định bạn đưa ra trong quá khứ sẽ không định nghĩa con người bạn, nhưng chúng sẽ đi cạnh bạn trong nhiều trường hợp. Nếu bạn từng gây ra điều gì mà có khả năng ảnh hưởng đến công việc ứng tuyển, sẽ có khả năng cao nhà tuyển dụng biết về điều đó. Nhưng bạn không được cho phép điều này cản trở mình.

Hãy trung thực và đối mặt với nó. Hãy suy nghĩ thấu đáo về những gì bạn sẽ nói, ngay cả trong trường hợp bạn đang ở một vị trí mà không ai quan tâm hay để ý.

7. Không đạt được mức lương mong đợi

Một công việc mơ ước có nhiều thứ đáng quan tâm hơn là tiền bạc, nếu không người ta đã không gọi đó là công việc mơ ước. Nhưng cần đối diện thực tế rằng vấn đề tiền bạc luôn hiển hiện trong tâm trí nhiều người. Tiền bạc có thể không phải là tất cả, nhưng nó có thể trả được các khoản nợ, giúp bạn mua thực phẩm và cho phép bạn giành lấy sự tự do.

Nếu bạn thay đổi công việc hiện tại, điều đó đồng nghĩa với việc bạn không được biết nhiều về mức lương của mình sau này. Thật may khi bạn có thể tham khảo qua các trang mạng như PayScaleGlassdoor để tìm hiểu mức lương đang giao động trên thị trường hiện tại.

Nếu bạn không giỏi trong việc thương lượng, bạn sẽ e ngại các cuộc bàn bạc về lương bổng. Hãy giành thời gian nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ để bước vào cuộc phỏng vấn thật tự tin. Hãy nhớ rằng luôn luôn nhắm tới mốc cao hơn trên mức lương mục tiêu của bản thân bạn. Bằng cách đó bạn có thể tỏ ra là người biết thương lượng và khó thất bại.

8. Tìm kiếm sự trợ giúp

Nếu bạn đang thất nghiệp, hay đang mong muốn thăng tiến hơn trong sự nghiệp thì các hội nhóm là rất cần thiết nhưng cũng khá đáng lo ngại. Có thể sẽ rất khó để tìm kiếm một sự tư vấn, đặc biệt nếu bạn đang ở tại một nơi không tốt cho sự tự tin của bản thân.

Dù không phải là một sự lựa chọn dễ dàng nhất thì tìm kiếm sự trợ giúp vẫn có thể là một nước đi thay đổi hoàn toàn cuộc chơi. Khi bạn đang tìm kiếm một công việc mới thì việc tận dụng những sự liên lạc hiện có là rất quan trọng. Hãy thử tìm kiếm sự trợ giúp nếu bạn có điều kiện.

Mọi người thường sẽ không phiền việc đưa ra trợ giúp, nhưng nó cùng còn tùy thuộc vào mối quan hệ và cả cách cư xử của bạn trong quá khứ.

Bạn nên giúp đỡ mọi người khi bạn có điều kiện. Việc kết nối hai cá nhân sẽ có thể giúp ích từng người và gây dựng một mối quan hệ.

Ngay cả khi ân huệ của bạn không bao giờ được hồi đáp thì cũng không có gì tổn hại khi ta giúp ích người khác. Và nếu có ngày bạn là người cần tìm kiếm sự giúp đỡ, thì cơ hội cho bạn chính là danh sách dài những người sẵn sàng mở lòng với bạn.

Trong lúc đó, đừng nghĩ ngợi quá nhiều và hãy tận hưởng bất kỳ tình huống nào mà bạn đang đối mặt. Dù bạn có đang thất nghiệp, hay đơn giản là muốn tìm kiếm sự thay đổi, bạn vẫn có thể tận hưởng khoảng thời gian không phải lo nghĩ về việc ứng tuyển mỗi phút giây trong ngày.

Mọi thứ đều mang tính nhất thời. Vì thế cả điều tốt đẹp và tồi tệ sẽ qua đi. Hãy tập trung vào thứ bạn muốn và làm những việc phải làm để đạt được nó, nhưng không được đánh mất mình trong cuộc chơi.

Nguồn ảnh bìa: Marten Bjork từ unsplash.com

Không tìm thấy nội dung