3 tuần trước
Tại Sao Người Thông Minh Lại Nghĩ Ra Những Ý Tưởng Ngu Ngốc
444

5086
Lượt xem
138
Lượt chia sẻ
35
Lượt bình luận

Vào tháng 7 năm 2014, một nhóm sinh viên tốt nghiệp khoa kỹ thuật - họ là những người rất thông minh - đã xác định được điểm quan tâm của khách hàng và nghĩ rằng từ ý tưởng này có thể thành lập một công ty. Điểm quan tâm của khách hàng là các kết quả tìm kiếm (trên Google) và bảng tin (trên Facebook) được cá nhân hóa; trong khi nhà, nơi chúng ta dành phần lớn thời gian, thì lại không được cá nhân hóa. Họ đã thành một một công ty khởi nghiệp tên là Lumos và quyết định bắt đầu tạo ra các thiết bị chuyển mạch kết nối với Internet thông minh để khiến nhà có thể được cá nhân hóa. Mọi người có thể cài đặt chúng ngay tại nhà mình. Các thiết bị chuyển mạch này sẽ học hỏi từ hành vi của mọi người, như khi nào họ về nhà hay ra khỏi nhà, và thời gian họ sử dụng các thiết bị. Chúng cá nhân hóa tất cả các thiết bị điện trong nhà của bạn. 

Đây dường như là một ý tưởng tuyệt vời. Nếu có thể, nó có thể kiếm được hàng tỷ đô la. 

Tuy nhiên cuối cùng, ý tưởng này đã chết yểu. Nó không bao giờ có thể trở thành Apple, Google, hay Facebook. 

Vì sao Lumos thất bại? Những người thành lập ra Lumos là những người thông minh, có mục tiêu rõ ràng. Họ đã làm việc 14 giờ một ngày trong suốt 5 - 6 tháng. Sao lại có thể thất bại được chứ? 

Họ thất bại vì nhiều lý do, bao gồm việc thiếu tính khả thi, không xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu dùng sản phẩm, hiểu sai về thị trường và cấu trúc chi phí, vân vân. 

Nhưng một trong những sai lầm lớn nhất ở đây là các ý tưởng của họ chưa thực sự phù hợp vào lúc đó. Sản phẩm và cấu trúc chi phí không phù hợp với thị trường. Họ từng nghi ngờ nhưng lại không rõ ràng về điều đó. Sự ngụy biện chi phí chìm sẽ tiếp tục không thu lại được kết quả gì.[1]

Đúng như vậy, những người thông minh có thể đưa ra những ý tưởng tệ. Và điều này xảy ra khá nhiều. 

Vấn đề chính là chúng ta thường cho rằng công thức sau đây luôn luôn đúng:

Thông minh = Luôn luôn đúng = Thành công?


Công thức này tạo ra một tình huống. Đó là chúng ta rất khó để thừa nhận sai lầm hay thừa nhận rằng chúng ta đã làm điều gì đó sai. Nếu chúng ta thừa nhận sai, chẳng phải điều đó sẽ nói rằng chúng ta không đủ thông minh và không thành công. Không ai muốn điều này cả. 

Ngoài ra còn có "sự ngụy biện chi phí chìm". Nghĩa là chúng ta khó từ bỏ những thứ chúng ta đầu tư vào. Đây thực sự là một vấn đề đối với Lumos. Họ không thể bỏ một số ý tưởng ban đầu và họ đã phải gánh hậu quả. 

Thành công thật dễ thấy và nó được thể hiện một cách trực quan: một chiếc xe đẹp, nhà lớn, tiền lương hậu hĩnh, quần áo đắt tiền, vân vân. Nhưng thành công thường đi sau rất nhiều lần thất bại.

Máy hút bụi của James Dyson là một ví dụ tuyệt vời.


Bạn nhìn thấy sự thành công: tên tuổi của James Dyson được in trên các sản phẩm máy hút bụi và gắn liền với thương hiệu máy hút bụi. Nhưng bạn sẽ không thấy ông ấy đã phải nỗ lực 5.126 lần mới có thể làm ra chiếc máy hút bụi thành công. Bạn không thấy 5.126 lần thất bại. 

Chúng ta nên sử dụng công thức gì? Hãy thử cái này:

Thật sự thông minh = Đúng + Sai = Thành công


Nếu bạn hiểu rằng thất bại là một quá trình tiến bộ và những sai lầm có thể góp phần làm nên thành công thực sự, thì bạn sẽ tốt hơn. 

Chứng minh là mình sai

Bạn có nghĩ ý tưởng của mình thật sự hoàn hảo chưa? Nó không hoàn hảo. Hãy nghi ngờ bản thân. Đó là cách chỉ ra bạn đang nỗ lực như thế nào. 

Hãy hiểu rằng thất bại là quá trình tiến bộ và những sai lầm bạn mắc phải sẽ góp phần vào thành công thực sự của bạn. Cho dù bạn đầu tư vào một thứ gì đó bao nhiều công sức, tiền bạc đi chăng nữa, bạn cần tạo ra những thử thách và phát triển nó thành một thứ khác. 

Một trong những cổ phiếu thành công nhất trong 30 năm qua là công ty được ít người biết đến mang tên Balchem. Kể từ năm 1985, cổ phiếu của công ty này đã tăng 107.099 phần trăm (không phải là một lỗi kỹ thuật). Một trong những đặc điểm nổi bật của Balchem là thừa nhận sai lầm. Cổ phiếu của công ty này đã vượt Apple, Amazon và các công ty hàng đầu khác trong thời gian đó. Phần lớn nó bắt nguồn từ việc họ hiểu rằng sẽ luôn có thất bại (và thường xuyên) trước khi đến được thành công.[2]

Nhìn lại sự nổ lực trong quá khứ của bạn

Bạn có thể giải quyết vấn đề về chi phí chìm bằng việc nhìn lại nỗ lực của bạn và xem chúng như các lựa chọn để cân nhắc, thay vì bắt buộc.[3]

Ví dụ, bạn bỏ tiền vào một thứ gì đó, hãy xem nó trong một tiến trình với những sự lựa chọn cho tương lai. Không nhất thiết phải nghĩ rằng bạn phải đi theo con đường mà bạn đã vạch ra. Hãy nhớ rằng: Twitter ban đầu được thiết kế để trở thành một nền tảng cho hình thức cung cấp thông tin dưới dạng đa phương tiện. Các nhà sáng lập không nhất thiết phải đi theo lối này, và những yếu tố của Twitter (Arab Spring, vân vân) đã thay đổi thế giới một cách hợp pháp. Vậy nên, đừng quá xem trọng ý tưởng đầu tiên của bạn. 

Thừa nhận rằng mình ngu ngốc là sự thông minh hiện đại

Những người thông minh không bao giờ hài lòng với những gì mà họ biết. Họ muốn ra ngoài học hỏi, trải nghiệm nhiều hơn. Những người kém thông minh học rất ít và nghĩ rằng họ sinh ra đã như vậy. Họ sẽ không phát triển.

Đây là phần quan trọng. Cuộc sống, và quá trình tiếp thu kiến thức là sự phát triển. Nó có nghĩa là cuộc sống sẽ có những thất bại và những ý tưởng ngu ngốc. Đó là điều quan trọng. Nếu không có điều đó, chúng ta sẽ không thể biết được liệu một ý tưởng nào đó có thực sự tốt hoặc đã hoàn thiện hay chưa.

Nhìn ra những thất bại của chính mình, và xem nỗ lực đã bỏ ra như một sự lựa chọn cho tương lai, chứ không phải sự bắt buộc cuối cùng. Đó là con đường dẫn đến ý tưởng thực sự thông minh của bạn.

Tài liệu tham khảo