3 tuần trước
13 Mẹo Chuyển Đổi Nghề Nghiệp Thông Qua Rèn Luyện Các Kỹ Năng Chuyển Giao
486

5460
Lượt xem
210
Lượt chia sẻ
67
Lượt bình luận

Hầu hết mọi người lớn lên với mơ ước được học đại học và tốt nghiệp với những lời mời công việc thu nhập cao đang chờ đợi họ một tuần sau lễ tốt nghiệp. Số khác đi theo con đường nghề nghiệp phi truyền thống. Nhưng ước muốn đều giống nhau: tìm kiếm một công việc chúng ta yêu thích, nơi mà bạn được đền đáp tương xứng với kinh nghiệm.

Tuy nhiên, kế hoạch phải thay đổi. Chẳng hạn, ước mơ trở thành bác sỹ phẫu thuật bị bỏ dở bởi một vết thương làm bạn kinh tởm và bạn đang cân nhắc chuyển sang nghề nghiệp mới. Hoặc bạn đang đối mặt với việc bị chủ lao động bỏ rơi và lo âu với những "lựa chọn ngoài đó".

Cho dù là tình huống xảy ra là gì, chuyện thay đổi công việc có thể là vô tình hay hữu ý. Điều quan trọng ở đây là bạn phải chuẩn bị chu đáo, và cách tốt nhất là rèn dũa những kỹ năng chuyển giao.

Vì sao phải rèn luyện kỹ năng chuyển giao?

Có vô vàn lý do khiến bạn phải phát triển những kỹ năng này nếu bạn muốn tiến xa trong công việc và cuộc sống. Nói ngắn gọn, rèn luyện kỹ năng chuyển giao có thể dẫn tới:

  • Những lời mời làm việc tốt hơn: Việc thường xuyên tự đánh giá và cải thiện những kỹ năng của bạn làm mở rộng phạm vi những lời mời làm việc để bạn lựa chọn. Bạn không còn bị bó buộc trong một ngành công nghiệp nào cả vì bạn đủ khả năng để dẫn dắt sự nghiệp theo dự định, không phải theo khuôn mẫu.
  • Thu nhập tăng và trách nhiệm nhiều hơn: Chắc bạn đã nghe đến câu "năng lực càng cao trách nhiệm càng lớn". Trong trường hợp này, kỹ năng chuyển giao giúp bạn "có giá" hơn với chủ lao động đồng nghĩa với khả năng lương cao hơn. Dù đây không phải là một quá trình tự động - bạn phải chủ động với những thứ bạn muốn trên thị trường, đây cũng là cơ hội để những công việc lương cao đến với những thay đổi chức danh và vai trò của bạn.
  • Một bước thành ông chủ. Đúng vậy, thay đổi công việc cũng bao gồm cả khả năng bạn làm việc cho chính mình. Với những kỹ năng này, bạn có thể sống ở bất cứ đâu và tạo ra cuộc đời và sự nghiệp bạn muốn.

Ta đã bàn về chuyện tại sao bạn cần củng cố những kỹ năng chuyển giao nhưng những kỹ năng đó là gì, và bạn có thể làm được gì với chúng?

13 lời khuyên giúp rèn luyện các kỹ năng chuyển giao

1. Bổ sung lý lịch

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên nhưng đúng vậy, bổ sung lý lịch là một kỹ năng. Điều trước tiên bạn cần làm khi tính đến chuyện thay đổi nghề nghiệp là nhấn mạnh những đặc điểm cho thấy bạn là một ứng viên đáng mơ ước với người tuyển dụng.

Hãy tính đến kinh nghiệm làm việc tình nguyện, các dự án làm tự do (freelance) và các dự án học đường. Dù mấy thứ đó có vẻ vô nghĩa, chúng vẫn cho thấy khả năng đem lại kết quả của bạn mà nhiều công ty đang tìm kiếm.

Mặc dù bạn có thể đã giữ nhiều vị trí từ thời đại học, việc chuyển đổi nghề nghiệp sẽ đòi hỏi bạn phải có một loại lý lịch khác.

Có ba kiểu lý lịch: theo khả năng, theo thời gian và kiểu kết hợp. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định chuyển đổi nghề nghiệp thì bạn sẽ muốn có một bản lý lịch theo khả năng. Một bản lý lịch theo khả năng là bản lý lịch dựa trên những điểm mạnh, tập trung vào những kỹ năng chuyển giao hơn là một tập hợp ngày tháng và tên công việc.

2. Nâng cao kỹ năng giao tiếp

Mọi nỗ lực để tiến lên trong công việc và cuộc sống bắt đầu với nhu cầu giao tiếp hiệu quả. Dù là giữa nhiều cá nhân, nhiều nền văn hóa hay nhiều thế hệ, khả năng được nghe và thấy mà vẫn tôn trọng những ranh giới trong quan hệ làm việc là quan trọng. 

Đó là lý do đây là một trong những kỹ năng hàng đầu bạn cần làm chủ. Kỹ năng giao tiếp vững vàng cho phép bạn biển đổi những thông điệp đáp ứng những người nghe cụ thể, điều sẽ giúp bạn trở thành "của quý" ở bất kỳ tổ chức nào.

Để rèn luyện kỹ năng này:

Hãy chú ý đến kỹ năng lắng nghe. Để giao tiếp hiệu quả, trước hết bạn cần học cách hiểu người khác.

Khả năng để giải mã những thông điệp rõ ràng và có ẩn ý, không quan trọng chúng mang sắc thái gì, là chìa khóa để biết cách nuôi dưỡng những mối quan hệ sâu sắc với mọi người.

3. Học kỹ năng viết chuyên môn (hay thương mại)

Một dạng khác của giao tiếp, viết, là một kỹ năng có thể đưa bạn đi bất cứ đâu. Các công ty thường giao tiếp nhiều thông qua biên bản, thư điện tử, thư báo và các phương thức nghe nhìn khác. Nhưng điểm mấu chốt là phải có một hoặc một số người làm nhiệm vụ chuyển tầm nhìn của tổ chức thành những phát biểu mà ai cũng hiểu được.

Để rèn luyện kỹ năng này:

Hãy xem xét tham gia một số lớp học trực tuyến miễn phí hoặc trả phí. Bạn sẽ đạt được kỹ năng này thông qua nhiều trường cao đẳng cộng đồng (community college) hoặc nền tảng trực tuyến như Lynda , Udemy hoặc edX.

4. Luyện tập kỹ năng nói trước đám đông và thuyết trình

Bạn thông minh đến đâu không quan trọng, không ai có thể đánh giá bạn đúng đắn nếu bạn không thể đưa ra những lời thuyết phục phù hợp thông qua khả năng thuyết trình.

Đa số các bài thuyết trình có thể được hoàn thiện thông qua các thiết bị điện tử hoặc yêu cầu sự có mặt của bạn. Nghề nghiệp bạn chọn có thể đòi hỏi bạn phải đứng trước hàng trăm người hoặc bạn có thể được giao nhiệm vụ xây dựng tư liệu thuyết trình.

Để rèn luyện kỹ năng này:

Hãy tự nguyện tham gia đứng đầu các dự án mà bạn có trách nhiệm tập hợp các bài thuyết trình. Cùng với đó, hãy thử tham gia các khóa học nâng cao khả năng nói trước đám đông nếu bạn cảm thấy kỹ năng còn yếu.  

5. Thoải mái với việc nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp

Mọi tổ chức đều có những vấn đề của mình cho dù "cỏ nhà người ta xanh hơn" đến đâu.

Cách rèn luyện kỹ năng này:

Luyện tập để trở nên linh hoạt.

Bạn có biết phải tìm ở đâu trong mạng nội bộ mọi chính sách của công ty chỉ trong chưa đầy năm phút không?

Hãy nghĩ về một lần bạn nhận ra một vài sự bất hợp lý trong công việc và đề xuất một giải pháp. Hãy nghĩ đến những khả năng mà bạn lên tiếng về một vấn đề có thể dẫn đến việc cải thiện cách thức làm việc của cơ quan bạn.

Bạn cảm thấy mình nhỏ bé hay non nớt thế nào không quan trọng, chỉ cần bạn có khả năng đưa ra những giải pháp mà các công ty cần.

6. Nhìn nhận khả năng hoạt động nhóm (team-building) của bạn

Khả năng để chuyển nghề một cách dễ dàng còn dựa vào việc bạn truyền lửa cho nhóm của mình tốt đến đâu, đặc biệt nếu bạn hướng đến công tác lãnh đạo. Thật xui xẻo, hoạt động nhóm lại không phải là thứ bạn có thể học được từ đa số các ngành nghề trừ khi bạn ở vị trí quản lý.

Tin tốt là bạn vẫn có thể học được một hai điều về hoạt động nhóm. Hãy nghĩ lại về thời gian học đại học khi bạn có những dự án nhóm với bạn cùng học và phải làm việc với từ 3 đến 4 người lạ hàng tháng trời. Bạn có đủ khả năng để cho qua những khác biệt và bất đồng để tập trung vào điểm nổi bật của mọi người hay không?

Chuyển đổi nghề nghiệp có thể đòi hỏi bạn phải làm với những nhóm người đa ngành nghề dù bạn có kiến thức sâu rộng về những gì họ làm hay không. Tôi có thể dễ dàng nghĩ tới việc các bác sỹ, y tá, chuyên gia vật lý trị liệu và những người hoạt động xã hội làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu trong một pháp đồ điều trị cho bệnh nhân.

Cách rèn luyện kỹ năng này:

Hãy tìm các dự án hợp tác mà bạn thấy thích thú và thử thách bản thân với những khả năng mới.

7. Nắm lấy kỹ năng lãnh đạo của bạn

Mặc dù tương tự với điểm ở trên, nhưng các kĩ năng lãnh đạo được mở rộng hơn nhiều so với xây dựng nhóm, quản lý quỹ thời gian và điều chỉnh hành vi.

Điều tôi đang đề cập ở đây là khả năng xây dựng tầm nhìn, tin tưởng vào nó và tạo lòng tin với những người có liên quan. Đây không phải là vấn đề biết cách vận hành từng bộ phận cụ thể; đây là về chuyện dẫn dắt một nhóm người với kiến thức nền, kinh nghiệm và ý tưởng đa dạng về cách làm việc.

Cách rèn luyện kỹ năng này:

Mặc dù phức tạp hơn những kỹ năng còn lại, nó vẫn luôn bắt đầu với việc bạn tự nhìn nhận những ưu, nhược điểm của mình. Sau đó hãy tìm một người thầy hoặc huấn luyện viên có thể tìm ra tố chất lãnh đạo trong bạn để bạn có thể phát huy thế mạnh.

8. Cải thiện kỹ năng phân tích

Bạn có giỏi tiếp nhận một khối lượng lớn dữ liệu và giải mã chúng hay không? Những kỹ năng của bạn sẽ là một lợi thế.

Các tổ chức thường tìm kiếm những người giải mã những dữ liệu xung quanh họ, giải thích cách nó tác động đến lợi ích của họ, và xây dựng các đề án dựa trên nó. Và trên hết là gì? Chẳng cần phải là kế toán bạn cũng có thể biết phân tích. 

Cách rèn luyện kỹ năng này:

Hãy thử tham gia các lớp phân tích dữ liệu trực tuyến hoặc tại một trường cao đẳng cộng đồng. Cũng có thể học bổ sung Microsoft Excel hoặc Access. Nếu bạn có tham vọng, có thể xem xét lấy thêm các chứng chỉ để nâng cao giá trị.

9. Đừng bỏ qua kỹ năng sắp xếp của bạn

Bạn giỏi đến mức nào khi phải đưa ra quyết định công việc nào quan trọng hơn, sắp xếp thời gian biểu hoặc điều chỉnh kế hoạch?

Nếu bạn sẵn sàng, cả thị trường đang đợi bạn ngoài đó. Các tổ chức và các nhà quản lý luôn luôn tìm kiếm những cá nhân tài năng để thuê họ làm những công việc đó.

Cách rèn luyện kỹ năng này:

Mặc dù không phải ai cũng có "siêu sức mạnh" của một thư ký, bạn vẫn có thể cải thiện kỹ năng này bằng cách tập trung vào những nhiệm vụ lớn và chia nhỏ ra thành những mục tiêu hoặc bước nhỏ hơn nhằm đạt được những mục tiêu lớn.

10. Nắm chắc sự sáng tạo và tư duy phản biện

Mặc dù người ta thường tin rằng sáng tạo dành cho nghệ thuật và người não phải, tôi vẫn tin rằng mọi người đều có khả năng sáng tạo. Trên thực tế, hầu hết các tổ chức nhìn nhận sáng tạo là phương tiện để đưa đến những phát minh thành công trong tương lai.

Cách rèn luyện kỹ năng này:

Thử làm gì đó vui vẻ đi. Cứ đơn giản như vậy, rồi bạn sẽ phải bất ngờ vì học được rất nhiều. Trên thực tế, nhà khoa học về hành vi và học tập, Marily Oppezzo, nói rằng đi bộ thôi cũng có thể là tất cả những gì bạn cần để cảm nhận dòng chảy sáng tạo trong bạn.[1]

11. Đừng bao giờ ngừng học kiến thức và kỹ năng công nghệ

Có hiểu biết về công nghệ là một lợi thế lớn. Nếu bạn ham thích máy tính, ứng dụng phần mềm và bắt kịp cải tiến về công nghệ, đây là một kỹ năng chuyển giao đáng để nhấn mạnh.

Bạn không cần phải là một sinh viên trẻ mới tốt nghiệp với ước mơ làm ở Thung lũng Silicon. 

Cách rèn luyện kỹ năng này:

Tất cả những gì bạn cần là sự quyết tâm và sẵn sàng học hỏi.

12. Xây dựng mạng lưới và các mối quan hệ

Bạn không thể tránh khỏi việc xây dựng mạng lưới. Đến bây giờ thì vẫn chưa. Với mục tiêu chuyển sang nghề khác, kỹ năng xây dựng mạng lưới sẽ rất có ích.

May cho bạn, xây dựng mạng lưới cũng không quá khó.

Cách rèn luyện kỹ năng này:

Hãy tham dự các hội thảo và hội chợ việc làm. Cơ hội là khi bạn có những người trong mạng lưới của mình và bạn có thể tiến gần hơn đến giấc mơ sự nghiệp cá nhân.

13. Khiến họ nhớ tới mình

Mặc dù có nhiều người sở hữu những phẩm chất và bằng cấp giống bạn, điều sau cùng xác định việc có được tuyển dụng hay không phụ thuộc vào hàng nghìn điều khác như phù hợp về văn hóa, bạn "dễ bảo" đến đâu, sự nhạy cảm về văn hóa, nhận thức giữa các thế hệ (intergenerational awareness), và khả năng ứng biến.

Bạn có một cơ hội để nổi bật bằng cách cho công ty mơ ước thấy được những kỹ năng mềm khiến bạn trở thành "tài sản vô giá", và việc nói "CÓ" với bạn là có lợi cho cả hai bên.

Chuyển nghề vui vẻ nhé!

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com

Tài liệu tham khảo