2 tuần trước
17 Mẹo Ghi Chép Giúp Bạn Thay Đổi Cách Lưu Giữ Thông Tin
528

6017
Lượt xem
234
Lượt chia sẻ
57
Lượt bình luận

Đã bao nhiêu lần bạn lắng nghe một diễn giả thuyết trình rồi quên bẵng những gì họ nói chỉ vài phút sau đó? 

Việc học rất quan trọng cho sự trưởng thành của chúng ta. Chúng ta nên nắm bắt những cơ hội được nghe từ những chuyên gia. Nếu bạn không thể nhớ những gì họ nói sau đó, thì đây là lúc bạn cần phải nâng cao kĩ năng ghi chép của mình. 

Ghi chép là một nghệ thuật đòi hỏi thực hành và kỉ luật. Thật là không dễ dàng chút nào khi một cơn lũ thông tin đang ập đến chỗ bạn và bạn phải giải mã thứ gì là quan trọng cần ghi lại và cái gì là không.

Danh sách 17 mẹo ghi chép này sẽ giúp bạn trong bất cứ lớp học, buổi thuyết trình hay buổi họp nào: 

1. Xác định nội dung nào là quan trọng

Ghi chú không bao giờ nên là một bản chép lại mỗi một từ được nói ra, mà hơn thế, nó là một bản tóm tắt về thông tin quan trọng và những câu hỏi.

Nếu bạn ở trong một lớp học về lịch sử, bạn sẽ muốn ghi nhớ những danh hiệu và ngày tháng đặc biệt. Nếu một đồng nghiệp đang tập huấn vị trí SEO, bạn sẽ muốn chú ý nhiều hơn đến thuật ngữ và các bài tập thực hành được đề nghị.

Hãy biết trước bất kì buổi thuyết trình, cuộc họp, hoặc buổi học về kiểu nội dung quan trọng nào sẽ cần phải ghi nhớ sau đó.

2. Loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng

Bạn có nhớ lúc giáo viên của bạn tắt nguồn điện thoại bạn ở trong lớp? Điều đó vẫn có thể là một ý kiến tốt.

Bất cứ cái gì bạn thấy rằng không cần thiết đã lấy đi sự chú ý của bạn trong suốt buổi thuyết trình, thì cần phải bị loại bỏ như là một sự mất tập trung.

Nếu bạn đang ghi chú trên thiết bị kỹ thuật số, đóng bất kì ứng dụng hoặc tài nguyên nào không liên quan. Nếu bạn biết rằng Hank từ lớp kế toán sẽ nói chuyện với bạn rất nhiều, thì bạn có thể ngồi cạnh một người khác.

Vấn đề là hãy giữ tất cả sự tập trung chú ý của bạn vào tài liệu môn học và ghi chú.

3. Giữ bình tĩnh

Nếu bạn quá lo lắng về việc ghi chú, có thể sẽ mắc phải sai lầm. Hãy hiểu rằng ghi chú của bạn có lẽ sẽ không hoàn hảo mỗi lần, nhưng bạn có thể nhờ giúp đỡ và làm rõ sau đó.

Việc ghi chép là rất khó, nên hãy thừa nhận những lỗi sai của mình và cải thiện chúng. 

4. Sử dụng thiết bị kỹ thuật số

Sử dụng ứng dụng, công cụ trực tuyến hoặc phần mềm. Những ứng dụng giúp ghi chép thì có sẵn cho laptop, máy tính bảng hay điện thoại của bạn. Chúng làm việc ghi chú trở nên nhanh chóng, dễ dàng và thêm nhiều thứ như là những bức ảnh, liên kết, danh sách kiểm tra và vị trí.

Nếu bạn cảm thấy việc viết bằng tay rất khó để đọc sau đó, thì việc gõ những ghi chú sẽ khắc phục điều đó. Nếu bạn thấy bản thân bôi xoá một cách điên cuồng sau khi không tổ chức ghi chú một cách chính xác, thì cứ sao chép rồi dán hoặc control-Z có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian quý giá.

5. Bắt đầu phác hoạ

Họ nói rằng một bức tranh thì xứng đáng với một ngàn lời nói. Nhiều người hiểu được khái niệm đó tốt hơn trong việc hình dung về bối cảnh.

Cố gắng phác thảo một vài bản vẽ xung quanh ghi chú mà bạn viết. Nó có thể nhanh chóng chạy bộ nhớ của bạn về cái bạn đang nghĩ và làm ghi chú của bạn có tính tiêu khiển nhiều hơn, dễ dàng cho việc ghi nhớ sau đó.

Chỉ là đừng đi lang mang quá xa và bỏ lỡ thứ quan trọng. Bạn sẽ vẫn muốn kết hợp việc vẽ với rất nhiều từ ngữ.

6. Trực quan hoá thứ gì đó

Ghi chú và tổ chức chúng một cách trực quan. Nếu vẽ không phải là điều bạn có thể làm được, thì bạn vẫn có thể thêm vào đó một vài sự tinh tế. Sử dụng thứ gì đó giống như nhà sản xuất Microsoft để bơm vào đó sự sáng tạo trong ghi chú của bạn.

Tưởng tượng tờ rơi của bạn sẽ được sử dụng để dạy một người khác như lúc bạn tạo ra nó. Phương pháp này bắt buộc bạn tiêu tốn nhiều thời gian trong phần nội dung và có thể giúp việc tổ chức nội dung theo cách có ý nghĩa hơn với bạn.

7. Sơ đồ tư duy 

Phương pháp lập sơ đồ tư duy dựa trên việc vẽ sơ đồ ghi chú của bạn. Nó trông như là một sơ đồ hoặc mạng nhện giữa các chủ đề chính và chủ đề phụ. Đó là một cách tốt để tổ chức một cách trực quan về ghi chú của bạn mà có thể kết nối được với nhau.

Hướng dẫn nhiều chi tiết hơn ở đây về cách làm sơ đồ tư duy:

8. Phương pháp ghi chép Cornell

Phương pháp Cornell là một cách tiếp cận tuyệt vời cho việc tổ chức những ghi chú của bạn thuận tiện để xem lại dễ dàng.[1]

Bạn vẽ một hàng dài khoảng một vài inch từ đáy và sau đó vẽ một hàng khác cũng khoảng một vài inch từ phía bên trái, để tạo ra ba cái hộp. Phần lớn nhất bạn dùng để ghi chú bất kì thứ gì bạn thích. Phần nhỏ hơn bên trái là cho những tín hiệu ngắn để nhắc nhở đặc biệt điều bạn học sau đó. Phần dưới cùng là nơi bạn viết tóm tắt cái mà bạn đã học.

9. Phương pháp phác họa

Phương pháp phác họa làm các ghi chú của bạn có những nút thắt nhất định có thể tiêu hoá dễ dàng.[2]

Viết chúng giống như là bạn đang phác thảo một câu chuyện. Bạn sẽ có điểm mấu chốt từ các chủ đề cá nhân hoặc những môn hoc, sau đó viết ra điểm mấu chốt bên dưới mỗi cái cùng với thông tin hỗ trợ thêm.

10. Phương pháp vẽ biểu đồ

Với phương pháp vẽ biểu đồ, bạn sẽ làm một bảng với các danh mục cần điền vào.[3] ​​​​​​​Điều đó thật tuyệt vời cho việc tổ chức tài liệu mà bạn biết sẽ đi theo một bản phác thảo tỉ mỉ.

Ví dụ, nếu bạn đang học về các loại động vật khác nhau, bạn có thể tạo ra các cột về nơi mỗi loài sống, cái chúng ăn, và tuổi thọ. Mỗi hàng sẽ có một loại khác nhau và bạn đơn giản là đi xuyên qua các cột và trả lời mỗi câu hỏi.

11. Phương pháp câu

Viết xuống những điểm quan trọng từ bài học trong một kết cấu câu cơ bản. Bạn có thể thêm vào đó tiêu đề và chia tách những câu của bạn vào trong hàng riêng của chúng để có tổ chức.

Điều này đặc biệt rất hiệu quả khi viết những trích dẫn hay số liệu thống kê có ích.

12. Ghi âm lại

Nếu bạn lo lắng về việc bỏ lỡ những chi tiết quan trọng hoặc nhận thấy bản thân bạn học tốt hơn bằng việc lắng nghe, thế thì bạn nên Ghi âm lại buổi thuyết trình hoặc buổi học.

Sử dụng hệ thống ghi âm trên điện thoại hoặc phần mềm chép lại những thứ được nói. Có một số hạn chế kĩ thuật với phần mềm ghi chép lại, vì thế bạn có thể cần kiểm tra nó một cách cẩn thận để sửa lại bất cứ lỗi sai nào.

13. Hỏi lại cho rõ 

Việc ghi chú của bạn gần như vô ích nếu bạn không hiểu rõ chúng trong khi viết. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ hỏi lại giáo viên hoặc người thuyết trình bất kì câu hỏi nào bạn có thể có. Cơ hội là những người khác sẽ biết ơn điều mà bạn đã hỏi giống với điều mà họ đã bối rối về nó.

Không nản lòng và chăm chỉ để hiểu được khái niệm đầu tiên để mà bạn thậm chí không còn bối rối hơn sau đó.

14. Tóm tắt vào cuối buổi

Sau buổi học, thuyết trình hay cuộc hop, viết tóm tắt về chìa khoá của vấn đề là gì. Đó là sự lưu giữ kí ức quan trọng về tài liệu môn học và để xem liệu bạn có bất kì câu hỏi vướng víu nào để mà giải quyết không.

Những bản tóm tắt tốt không những là chìa khóa mấu chốt, mà còn ứng dụng nhiều hơn đến tài liệu môn học, câu hỏi được nghiên cứu và danh sách các nhiệm vụ cần được hoàn thành.

15. Tiếp tục thảo luận 

Một khi bạn hoàn thành việc lắng nghe và ghi chú, xoay sang người nào đó gần bên cạnh và nói với họ về cái bạn đã học.

Bạn có thể hỏi họ những câu hỏi về điều nổi bật hoặc điều thay đổi họ sẽ thích làm dựa trên tài liệu. Bạn có thể hỏi những câu hỏi bạn không hiểu hoặc không nhận được câu trả lời rõ ràng.

Tiếp tục cuộc thảo luận với người khác là cách tuyệt vời của việc áp dụng tài liệu và củng cố nó trong tâm trí bạn.

Nếu bạn có một cuộc trò chuyện ý nghĩa về điều đó, thông tin ấy sẽ có khả năng tuyệt vời hơn việc giữ lại nó.

16. Ôn lại các ghi chú

Nếu bạn lưu giữ từ lần đầu tiên bạn ghi chú sẽ nhanh chóng mờ nhạt đi nếu bạn không ôn lại chúng sau đó. Hy vọng, bạn đã và sẽ sử dụng một trong các phương pháp trên để khiến việc ghi chú trở nên dễ dàng để vượt qua và có lẽ thậm chí là sự giải trí.

Điều quan trọng là bạn cần dành thời gian để hiểu rõ những ghi chú sau đó để bạn có thể ghi nhớ điều mà bạn đã học và phản ánh nhiều hơn về vấn đề mấu chốt được tạo ra.

17. Chia sẻ những gì bạn học được

Việc thậm chí tốt hơn tự ôn lại những ghi chú của bạn là ôn lại chúng với người khác. Điều đó cung cấp cho bạn cơ hội để truyền đạt về cái bạn đã học.

Sử dụng việc tạo tờ rơi để thể hiện một cách sáng tạo.[4] Làm điều đó sẽ giúp bạn nhận ra điểm mà bạn chưa hiểu đầy đủ cần xem lại tốt hơn.

Người bạn cùng ôn với bạn thậm chí có thể nảy sinh những câu hỏi có giá trị đối với bạn để phản ánh và áp dụng những điều được ghi chú.

Lời cuối 

Đừng ngần ngại trộn lẫn một vài phương pháp ghi chú cùng với nhau. Bạn có thể nhận ra rằng một phần ghi chú của bạn được tổ chức tốt hơn nếu sử dụng phương pháp phác họa, nhưng sau đó bạn lại có quyết định bạn cần tạo biểu đồ cho một phần khác.

Điểm mấu chốt là bản ghi chú được tổ chức và tạo ra những điều có ý nghĩa nhất cho bạn. Thậm chí nếu người ngồi cạnh bạn tổ chức ghi chép rõ ràng dựa trên phương pháp Cornell, đây có thể là một chiến thuật khác sẽ hấp dẫn bạn hơn. Nhưng việc ghi chú có ý nghĩa cho bản thân bạn, vì thế hãy áp dụng nó với bất kì phương pháp nào tốt nhất cho bạn.

Bây giờ bạn có cơ hội để sử dụng điều bạn đã học. Ghi chép chỉ duy nhất có giá trị khi phục vụ một mục đích sau đó.

Nếu bạn học được điều gì đó thú vị, nảy sinh những cách để áp dụng nó ở nơi làm việc hoặc ở nhà của bạn. Hãy ôn lại những ghi chú thường xuyên để tìm thấy những ứng dụng khác nhau. Sử dụng kiến thức mà bạn đạt được để làm nên thay đổi trong cuộc sống của bạn và cho những người khác.

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com

Tài liệu tham khảo