2 tuần trước
Phương Pháp Học Tập Qua Quan Sát Gây Ảnh Hưởng Lớn Tới Hiệu Suất Như Thế Nào
441

8006
Lượt xem
241
Lượt chia sẻ
56
Lượt bình luận

Nếu có ai đó đi ngang qua bạn, rồi tự giới thiệu, sau đó đưa tay họ ra trước mặt bạn. Làm thế nào để biết bạn sẽ làm điều gì sau đó?

Nếu đây là lần đầu tiên gặp phải tình huống như thế, bạn sẽ chẳng nghĩ ra được một giải pháp nào cả.

Nếu sống trong nền văn hóa phương Đông, thì bạn có thể cúi đầu chào người này. Nhưng bạn biết nên làm gì là bởi vì từ nhỏ, bạn đã quan sát thấy nhiều người lớn bắt tay nhau.

Phương pháp học tập qua quan sát theo tâm lý học mô tả là phương pháp chúng ta học thông qua quan sát và bắt chước người khác.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét phương pháp học tập qua quan sát thực sự là phương pháp gì và cách nó giúp bạn học hỏi và trưởng thành như thế nào.

Trẻ con học hỏi phần lớn hành vi và sự bày tỏ cảm xúc thông qua quan sát. Chúng góp nhặt mọi thứ một cách cơ bản như việc đi lại, chơi đùa, có những cử chỉ, biểu lộ nét mặt và dáng bộ thông qua cách học quan sát.

Vào thập niên những năm 1970, nhà tâm lý học Albert Bandura đã chỉ ra 4 giai đoạn xảy ra trong quá trình học tập qua quan sát, gồm có:

  1. Sự chú ý: Nhận biết điều gì đó trong môi trường sống
  2. Sự ghi nhớ: Nhớ lại điều đã được nhận biết (trí nhớ)
  3. Sự mô phỏng: Sao chép hoặc bắt chước những điều đã nhận biết
  4. Sự thúc đẩy: Nhận được sự ủng hộ từ môi trường sống để thực hiện hành vi (hoặc sẽ nhận hình phạt nếu không thực hiện)

Khá là đơn giản, đúng không bạn?

Khoa học thần kinh cung cấp thêm các bằng chứng rõ hơn. Tế bào thần kinh gương bắn ra khi một động vật hành động và một động vật khác quan sát như thể các tế bào trong một bộ não đang phản chiếu các hình thái của một bộ não khác.

Vậy kết quả là gì?

Bạn làm mặt cười với một em bé. Và đứa trẻ đó sẽ làm mặt cười tương tự với bạn ngay sau đó.

Phương pháp học tập qua quan sát không phải lúc nào cũng xảy ra, vì vậy hiểu được các điều kiện ở nơi và khi nào điều đó xảy ra là rất cần thiết.

Vậy khi nào chúng ta có xu hướng bắt chước người khác? Điều này xảy ra khi:

  • Bạn nghi ngờ bản thân và năng lực của mình
  • Bạn cảm thấy bối rối hay ở trong một môi trường không thân thuộc với mình
  • Bạn ở vị thế của người có thẩm quyền, giống như một người sếp, một nhà lãnh đạo hay một người nổi tiếng
  • Ai đó gần giống bạn về: sở thích, độ tuổi hay tầng lớp xã hội
  • Bạn thấy ai đó được khen thưởng cho hành vi của họ

Lấy ví dụ, có bốn người đi tới một nhà hàng hạng sang. Một người thì thường xuyên tới ăn ở những nhà hàng như thế, trong khi đó với ba người kia thì đây là lần đầu tiên.

Người cảm thấy thoái mái trong môi trường đó sẽ biết mình nên làm gì: khi nào và nơi nào cần đặt cái khăn ăn, cách bài trí trên bàn ăn, và cách trao đổi với nhân viên phục vụ. Bởi vì anh ta biết điều gì nên làm, trong tình huống này, anh ta là người có thẩm quyền. 

Những người bạn của anh ta thì không quen với môi trường này. Và khi không biết cách cư xử như thế nào, thì họ có xu hướng nhìn xung quanh và quan sát hành vi của những người khác.

Bằng cách nào đó, chúng ta biết ai là người để có thể quan sát bằng cách để ý những dấu hiệu tinh tế. Do không có bất cứ ý tưởng nào về điều đó, nên trong tiềm thức, ba anh chàng trên sẽ nhìn xung quanh và bắt đầu nhận ra ai là "chuyên gia" và anh ta đang làm gì. Và quá trình này thường xuyên xảy ra trong suốt quá trình phát triển và trong phần đời còn lại của chúng ta.

Phương pháp học tập qua quan sát luôn luôn xảy ra trong tiềm thức khi chúng ta gặp bất kì những tình huống xã hội nào. Đó là bởi vì, nhu cầu tối thiểu của chúng ta là thuộc về, hay "phù hợp", khiến chúng ta buộc phải điều chỉnh hành vi của mình để thích nghi với hành động của người khác.

Nhưng sức mạnh thực sự của phương pháp học tập qua quan sát là sự xuất phát từ việc khiến cho quá trình này trở lên chủ động và có ý thức.

Điều này có nghĩa gì?

Một khi bạn đã hiểu cơ chế hoạt động của phương pháp học tập qua quan sát, bạn có thể lựa chọn để áp dụng theo cách hỗ trợ phát triển cá nhân và chuyên môn của mình.

Noi gương

là một khái niệm khác của phương pháp học tập qua quan sát. Hãy nói rằng bạn muốn trở thành một chuyên gia thuyết trình. Không sao cả. Hãy tìm một vài nhà thuyết trình mà bạn tin là họ có kĩ năng cao và xem xem họ đã làm gì.

Chú ý vào tất cả mọi thứ:

  • Bằng cách nào họ kiểm soát được bản thân?
  • Khi nào họ ngừng nói?
  • Họ muốn nhấn mạnh những điểm trọng tâm một cách cụ thể như thế nào?
  • Họ có dùng bài thuyết trình không? Hình ảnh? Hay là âm thanh?
  • Những cử chỉ nào mà họ làm để tương tác khi họ đang thuyết trình?

Bắt chước những ưu điểm của người khác có lẽ là cách nhanh nhất để bạn nâng hạng cuộc chơi và thu được tiến bộ nhanh chóng trong quá trình phát triển bản thân.

Ở nơi làm việc, phương pháp học tập qua quan sát thường được gọi là bắt chước người khác.

Bằng việc bắt chước cách làm việc của một nhân viên có kinh nghiệm trong một khoảng thời gian, bạn sẽ tự nhiên học được cách làm việc của người đó mỗi ngày. Quá trình này cũng phát huy hiệu quả trong cả môi trường kinh doanh.

Nếu bạn học theo các bậc thầy trong bất cứ lĩnh vực gì, thì bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng những vị thầy của mình đã học hỏi từ những người thầy hay những bậc thầy giỏi giang của họ.

Trong quyển sách Bậc thầy, tác giả Robert Greene đã chỉ ra rằng, những người đạt được trình độ thành thạo trong bất cứ lĩnh vực nào đều phải trải qua một quá trình học việc nghiêm ngặt nhằm tiếp thu những kiến thức bí mật với những những người có rất nhiều năm kinh nghiệm.

Tương tự, trong cuốn Mật Mã Tài Năng, Daniel Coyle cũng nhấn mạnh rằng, bất kì ai muốn học hỏi thành tài đều phải có một huấn luyên viên lão luyện, người biết cách phá vỡ mọi thứ và chỉ dạy theo cách thức đẩy nhanh quá trình học hỏi.

Vì vậy, nếu có bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống mà bạn đang tìm kiếm sự thành thạo, thì ai là người bạn cần tìm để bạn có thể học việc?

Bộ não của chúng ta giống như bọt biển vậy, theo nhiều cách. Chúng ta hấp thụ những gì chúng ta quan sát được.

Phương pháp học tập qua quan sát này có thể vừa là công cụ hữu ích để xây dựng và phát triển bản thân nhưng cũng có thể là một công cụ có sức hủy diệt.

Bằng cách nào?

Hãy xem xét tất cả những hành vi xấu mà chúng ta quan sát được khi chúng ta còn là những đứa trẻ (và hiện tại vẫn như thế) sau đây:

  • Thái độ kém
  • Thô tục và khiếm nhã
  • Hành vi gây hấn thụ động
  • Xu hướng loạn thần kinh chức năng
  • Nghiện ngập
  • Bất lương
  • Lừa bịp và dối trá
  • Phán xét
  • Tham lam
  • Trì hoãn
  • Độc tài
  • Độc thoại tiêu cực

Danh sách vẫn còn rất dài. Và vâng, chúng ta đã quan sát và tiếp thu những kiểu hành vi này từ bố mẹ, thầy cô giáo, các thành viên trong gia đình và bạn bè của mình.

Chúng ta cũng áp dụng những hành vi xem được trên tivi và các phương tiện truyền thông. Ví dụ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thanh thiếu niên xem nhiều nội dung tình dục có khả năng cao thực hiện việc quan hệ tình dục sớm hoặc ngay sau đó.[1]

Điều này có đồng nghĩa với việc xem các bộ phim bạo lực sẽ khiến bạn hành động một cách bạo lực không? Không hẳn như thế nhưng những hình ảnh đó được in trong vô thức của chúng ta và thường thì sau đó, trong những hoàn cảnh phù hợp, chúng mới thể hiện ra.

Sau đây là điểm mấu chốt:

Hãy hết sức tỉnh táo với những phương tiện truyền thông mà bạn đang sử dụng và với những người bạn chơi cùng. Tâm thức của bạn giống như phần cứng của chiếc máy tính và những gì bạn quan sát được chính là phần mềm máy tính. Vì vậy, hãy lựa chọn cho mình một phần mềm tích cực và có tính hỗ trợ cho cuộc đời bạn nếu bạn muốn bộ não mình sao chép nó!

Đây là 5 lời khuyên để phương pháp học tập qua quan sát phát huy hiệu quả cho bạn:

1. Nghiêm túc chọn lọc điều gì, người nào và khi nào bạn cần quan sát

Hãy nhớ, phương pháp học tập qua quan sát sẽ vẫn diễn ra cho dù bạn có muốn hay không. Để tận dụng năng lực mạnh mẽ này, hãy lựa chọn một cách có ý thức người mà bạn sẽ quan sát và trong bối cảnh như thế nào?

Lấy ví dụ, nếu bạn biết ai đó có hiệu suất cao trong công việc, hãy hỏi để học hỏi họ khi họ đang làm việc.

Nhưng nếu người này có thể là một người hoàn toàn khác khi họ không làm việc, thì hãy thận trọng với những kiểu hành vi mà bạn có thể tiếp nhận được.

2. Chú ý tới những chi tiết

Những người đạt được sự thuần thục trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng làm như vậy bằng cách nắm vững những điều cơ bản và liên tục cải tiến ở cấp độ tinh xảo hơn. Trong mắt những người thiếu kinh nghiệm thì thường khó nhận ra được điều gì để họ tạo nên sự khác biệt.

Lấy ví dụ trong trường hợp đàm phán, người đàm phán lành nghề sẽ biết cách gì và khi nào hạ gục đối thủ. Đôi khi những kĩ năng này được thể hiện một cách có bản năng, vì vậy bạn có thể thu nhặt những chi tiết trong hành vi mà một người thậm chí còn không biết mình đang làm gì.

3. Duy trì thái độ vui vẻ

Rất nhiều người trong chúng ta có cơ sở để tin rằng sự nghiêm túc tạo nên một chất lượng giá trị cho quá trình học hỏi. Tuy nhiên, nhà tâm lý học Abraham Maslow lại phát hiện ra rằng, các cá nhân tự huyễn và hoang tưởng,[2] hay những người có sức khỏe tinh thần tích cực, có xu hướng tỏ thái độ ngây thơ và khôi hài hơn khi đang trong quá trình học tập và phát triển.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chúng ta học những lĩnh vực mà mình quan tâm nhanh hơn tận 10 lần.[3] Vì vậy, hãy duy trì sự tò mò, cởi mở và một tinh thần sẵn sàng học hỏi.

4. Diễn Tập Lại Những Gì Bạn Đã Quan Sát Được Trong Tâm Trí Mình

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc diễn tập các mẫu hình chuyển động rõ ràng trong tâm trí có thể giúp não bộ mã hóa các hành động và hành vi.[4] Rất nhiều vận động viên và nhạc sĩ đạt đỉnh cao trong sự nghiệp sử dụng phương pháp rèn luyện trực quan sáng tạo này.  

Thực hành rèn luyện phương pháp trực quan rất hữu ích khi bạn thực hiện nó ngay trước giờ đi ngủ để tiềm thức có thể xử lý dưới dạng hình ảnh trong khi bạn ngủ.

5. Đừng có chỉ quan sát không thôi, mà hãy hành động

Để phương pháp học tập qua quan sát trở thành thói quen của mình, bạn cũng phải thực hiện bất cứ điều gì mà bạn quan sát được. Rất nhiều công ty kết hợp việc học theo những nhân viên có kinh nghiệm với việc đào tạo cầm-tay-chỉ-việc để thúc đẩy quá trình học hỏi và phát triển của nhân viên mới.

Trong quá trình phát triển cá nhân, phương pháp học tập qua quan sát thường được gọi là noi gương theo thành công của người khác.

Có lẽ, khi bạn đang đọc điều này, thì bạn đã hình dung ra được ai là người bạn có thể học hỏi theo rồi.

Sau đây là ba câu hỏi giúp bạn có thể bắt đầu ngay bây giờ:

  1. Đâu là những kĩ năng và hành vi mà bạn mong muốn học hỏi?
  2. Ai đã sở hữu những kĩ năng và hành vi đó?
  3. Bằng cách nào bạn có thể bắt đầu học theo những hình mẫu đó ngay bây giờ?

Giờ thì hãy thực hiện như vậy đi!

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com

Tài liệu tham khảo