1 tuần trước
Bí Quyết Để Trở Thành Thiên Tài Như Einstein
459

5666
Lượt xem
152
Lượt chia sẻ
7
Lượt bình luận

Chìa khóa dẫn tới thiên tài của Einstein là việc học cách kiên trì với một câu hỏi thật lâu. Albert Einstein đã từng có một câu rất nổi tiếng,

Nếu tôi có một giờ để giải quyết một vấn đề và cả cuộc sống của tôi phụ thuộc vào vấn đề đó, tôi sẽ dành ra 55 phút đầu tiên để quyết định câu hỏi đúng đắn nên đặt ra là gì, một khi đã biết câu hỏi đúng thì tôi có thể giải quyết vấn đề đó trong chưa đầy năm phút.

Einstein cũng từng phát biểu,

Chẳng phải tôi thông minh đến thế đâu, mà là tôi kiên trì với câu hỏi lâu hơn người khác nhiều.

Để có thể duy trì sự kiên trì với những câu hỏi của chúng ta lâu hơn, Bộ câu hỏi DSRP là một phương cách tốt.

DSRP là gì?

DRSP được phát triển bởi Derek và Laura Cabrera – các giáo sư tại Đại học Cornell. Đó là một cách tiếp cận suy nghĩ theo hệ thống để thiết kế và xây dựng thông tin và các câu hỏi theo một cách có hệ thống.[1] Phương pháp tiếp cận này áp dụng các quy tắc đơn giản làm nền móng cho việc suy nghĩ theo hệ thống. Các quy tắc đơn giản này là Nhận diện – Hệ thống – Liên hệ – Quan điểm (Distinctions - Systems - Relationships - Perspectives) (DSRP).

Bộ câu hỏi DSRP là viên gạch xây dựng nên sự nhận thức và là yếu tố cần thiết để có thể phân tích một vấn đề nào đó. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp tiếp cận này và thậm chí có thể sử dụng nó trực tuyến tại www.thinkquiry.us. Hơn thế nữa, tôi khuyến khích bạn nên đọc thêm về các nghiên cứu của Derek và Laura Cabrera và hai trong số những cuốn sách nổi tiếng của họ – Suy nghĩ Theo Hệ thống Thật Đơn giản (Systems Thinking Made Simple) và Suy nghĩ tại Bất kì Bàn làm việc nào (Thinking at Every Desk).

Vượt trội Phương pháp Socrate


Trong cuốn Suy nghĩ tại Bất kì Bàn làm việc nào, nhóm của Cabrera cho chúng ta biết rằng chúng ta nên nghĩ về DSRP như là những câu hỏi dẫn dắt và như một dạng mới của phương pháp đặt câu hỏi kiểu Socrate dành cho thế kỉ 21. Họ phát hiện ra rằng phương pháp đặt câu hỏi kiểu Socrate đưa đến cho các sinh viên một cái nhìn rạch ròi trắng đen về thế giới, trong khi các câu hỏi DSRP dẫn dắt sinh viên nhìn ra các sắc thái vô tận của màu xám thực sự tồn tại trong thế giới.

Với Bộ câu hỏi DSRP, nhóm Cabrera cố gắng cung cấp cho chúng ta một cách thức mới để đặt ra những câu hỏi khác nhau. Đây là những gì họ đã nói. [2]

“Chúng tôi muốn mọi người đặt ra những loại câu hỏi khác nhau. Kiểu như những câu hỏi không chỉ dẫn tới những câu trả lời và sự thấu hiểu mới mẻ mà còn dẫn tới nhiều câu hỏi hơn nữa. Đó là các câu hỏi cấu trúc có thể được phối trộn với nhau để tạo nên nhũng câu hỏi còn phức tạp hơn nữa, chạm tới điểm cốt lõi của những vấn đề nhức nhối và những hệ thống phức tạp xung quanh chúng ta.”

Giờ hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về Bộ câu hỏi DSRP với một ví dụ cá nhân của bản thân tôi. Tôi viết rất nhiều về hệ thống bảo trợ trẻ em và đã xuất bản rất nhiều bài báo cùng một vài cuốn sách. Những cuốn như Sách Bài tập để Thành công trong Vai trò Một Đứa Trẻ Được Nhận nuôi (Succeeding as a Foster Child a Workbook). Mới đây tôi đã xuất bản một bài báo trên Hệ thống Những Quan điểm Khác nhau về Bảo trợ Trẻ em (Different Perspectives of the Foster Care) trong đó tôi đã khảo sát 243 người để xác định quan điểm của họ về hệ thống bảo trợ trẻ em, sử dụng DSRP như một bộ khung và bộ hướng dẫn để xây dựng các câu hỏi hay hơn cho nghiên cứu của mình. 

Thêm vào đó, tôi sử dụng công cụ mới nhất được tạo ra bởi nhóm Cabrera để kết thúc nghiên cứu - một ứng dụng mạnh mẽ và miễn phí có tại https://kingfisher.link. Về cơ bản đó là một tấm bảng trắng ảo để thể hiện phương pháp suy nghĩ theo hệ thống.

Xây dựng Những câu hỏi Hay hơn

Bắt đầu với việc nhận diện, hãy cùng xem bằng cách nào tôi có thể đặt ra những câu hỏi hay hơn thông qua ví dụ về bảo trợ trẻ em.

Nhận diện


Các câu hỏi dẫn dắt:

  1. Bảo trợ Trẻ em là gì?
  2. Bảo trợ Trẻ em không phải là gì?
  3. Bằng cách nào bạn có thể phân biệt Bảo trợ Trẻ em với một thứ tương tự - chẳng hạn như Nhận nuôi?
  4. Bạn có thể so sánh và nêu ra điểm khác nhau giữa Bảo trợ Trẻ em và Nhận nuôi không?

Hệ thống


Các câu hỏi dẫn dắt:

  1. Các bộ phận của Bảo trợ Trẻ em là gì?
  2. Bảo trợ Trẻ em là bộ phận của cái gì?
  3. Bạn có thể kể tên vài bộ phận nhỏ trong các bộ phận của Bảo trợ Trẻ em không?
  4. Các bộ phận làm nên mối liên quan giữa Bảo trợ Trẻ em và Nhận nuôi là gì?
  5. Khi nhìn từ quan điểm của một Người Bảo trợ thì các bộ phận của Bảo trợ Trẻ em là gì?

Liên hệ


Các câu hỏi dẫn dắt:

  1. Những khái niệm nào liên quan tới Bảo trợ Trẻ em và những khái niệm nào được bao hàm trong Bảo trợ Trẻ em?
  2. Bảo trợ Trẻ em và Nhận nuôi liên hệ với nhau thông qua những khái niệm gì?
  3. Các bộ phận của Bảo trợ Trẻ em liên hệ với nhau như thế nào?
  4. Các bộ phận của Bảo trợ Trẻ em liên quan như thế nào với các bộ phận của Nhận nuôi?
  5. Mối liên quan giữa Bảo trợ Trẻ em và Nhận nuôi và những thứ khác là gì?

Quan điểm


Ở đây tôi sẽ dùng các quan điểm đã được bộc lộ ra trong suốt cuộc khảo sát đã nói ở trên.

Các câu hỏi dẫn dắt:

  1. Các bộ phận của Bảo trợ Trẻ em là gì khi nhìn vào các thách thức của bảo trợ trẻ em từ nhiều quan điểm?
  2. Bảo trợ Trẻ em và Nhận nuôi liên quan với nhau như thế nào khi nhìn chúng từ một quan điểm mới - từ vị trí của một Trẻ được Bảo trợ?
  3. Bạn có thể nghĩ về Bảo trợ Trẻ em bằng nhiều quan điểm được không?
  4. Khi nhìn từ nhiều quan điểm thì các bộ phận của Bảo trợ Trẻ em là gì?


Nhóm Cabrera đã cung cấp cho chúng ta một cách thức được cải tiến để đặt ra những câu hỏi hay hơn. Họ không chỉ cung cấp cho chúng ta một cách để kiên trì với một câu hỏi lâu hơn, mà còn là một cách tốt hơn để xây dựng nên các câu hỏi. Cá nhân tôi đã phát hiện ra rằng chỉ đơn giản bằng cách sử dụng Bộ câu hỏi DSRP, tôi có thể khám phá ra các ý tưởng mới trước đó chưa hề tồn tại trong tâm trí mình. Thực tế, tôi gọi phương pháp tiếp cận suy nghĩ theo hệ thống của họ là "phát kiến" của mình hoặc là một máy phát ý tưởng bất ngờ hiển linh!

Đối với tôi, việc này cứ như thể các câu hỏi là những khối Lego trong một đống hỗn độn ngẫu nhiên. Bộ câu hỏi DSRP là một cách để xem mỗi khối như là một câu hỏi khác nhau, trong đó việc của chúng ta chỉ đơn giản là ráp nối chúng lại với nhau.

Tài liệu tham khảo