8 tháng trước
Rối Loạn Tâm Thần Giết Chết Chúng Ta Như Thế Nào?
166

2340
Lượt xem
300
Lượt chia sẻ
91
Lượt bình luận

Thời gian cứ trôi qua, và việc thảo luận về sức khỏe tâm thần và các rối loạn mà nhiều người trong chúng ta phải đối mặt ngày càng trở nên thoáng hơn. Với các chương trình như "13 Lý do tại sao", dường như chúng ta đều cởi mở thảo luận về việc tự tử và bắt nạt thường xuyên hơn nhiều so với vài năm trước.

Nhưng khả năng thảo luận về nó một cách tự do hơn không có nghĩa là sức khỏe tâm thần đang được cải thiện. Trên thực tế, cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người đã từng mắc phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần và có đến 6,9% người trưởng thành ở Hoa Kỳ có ít nhất một giai đoạn trầm cảm lớn vào năm ngoái. Trong số này chỉ có khoảng 41% người trưởng thành ở Hoa Kỳ nhận được các dịch vụ sức khỏe tâm thần trong thời gian đó.[1] Nhưng tại sao? Có vẻ như các phương tiện truyền thông sẵn sàng nói về các vấn đề như rối loạn lưỡng cực và trầm cảm nhưng mặc dù nó ở xung quanh chúng ta thì nhiều người chọn vẫn cách bỏ qua vấn đề của họ. 

Các vấn đề về sức khỏe tinh thần và chúng ta nên đối mặt với nó

Chúng ta hầu như đã xem tất cả các quảng cáo về sự trầm cảm. Khung cảnh thường liên quan đến một phụ nữ trẻ/trung niên hấp dẫn nằm trên đi văng hoặc nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ. Chúng ta nghe thấy giọng nói bình luận về cuộc sống trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy như một tù nhân. Bạn không muốn giao lưu với bạn bè hoặc gia đình mình nữa. Thực tế là đôi khi. bạn cũng không muốn ra khỏi giường. Đối với một số người, quảng cáo đó đại diện chính xác cho cuộc sống của họ. Nhưng đối với những người khác, sự trầm cảm của họ không thể nhìn thấy theo cách đó. Trên thực tế họ chỉ cảm thấy buồn tẻ hoặc ủ rũ nhẹ vài lần một tuần. Đối với họ, điều đó thật bình thường. Có lẽ đó là lí do tại sao rất khó để biết bạn có cần sự giúp đỡ hay không. 

Thật không may, lựa chọn không làm gì hoặc không nhận ra bạn cần phải làm gì đó có thể để lại những hậu quả đau lòng. Hơn 90% trẻ em đã tự tử từng sống với các vấn đề sức khỏe tâm thần mà không được điều trị. Hơn nữa, những người mắc bệnh tâm thần có nhiều khả năng mắc các bệnh mãn tính thậm chí là chết sớm hơn 25 năm so với những người khác. 

Mặc dù đôi khi có thể cảm thấy lúng túng khi tìm kiếm sự giúp đỡ cho điều gì đó mà bạn không thực sự hiểu, nhưng đừng bao giờ cảm thấy xấu hổ khi bạn muốn giúp bản thân và trở nên khỏe mạnh hơn. Vì vậy, nếu bạn đang nghĩ bản thân mình có thể đang gặp vấn đề, thì hãy biết rằng bạn không cô đơn và bạn cần biết mình phải tìm kiếm điều gì.

Có nhiều rối loạn sức khỏe tâm thần khác nhau mà chúng ta có thể gặp phải

Có rất nhiều loại rối loạn sức khỏe tâm thần. Dưới đây là danh sách liệt kê những loại phổ biến nhất và tóm tắt về chúng:[2]

1. Rối loạn lo âu xã hội nói chung

Những người bị mắc các rối loạn này phản ứng với các tình huống như các cuộc tấn công và cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn. Đối với những người mắc chứng lo âu, một điều bình thường như đi ra trước cửa cũng dẫn đến nỗi sợ hãi hoàn toàn và tan vỡ cảm xúc. Rối loạn này ảnh hưởng đến khoảng 1,5% dân số Hoa Kỳ đối với những người từ 18 tuori trở lên.[3]

2. Trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và rối loạn tâm thần chu kỳ

Chúng được phân loại là rối loạn tâm trạng và chúng thường liên quan đến cảm giác buồn bã dữ dội hoặc giai đoạn siêu hạnh phúc theo sau là siêu buồn. Trong khi bất cứ ai gặp căng thẳng cũng có thể trải qua sự thay đổi tâm trạng, những người bị chẩn đoán rối loạn tâm thần có xu hướng dao động thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến gần 10% dân số Hoa Kỳ trưởng thành.[4]

3. Các giai đoạn loạn thần như ảo giác và ảo tưởng

Rối loạn tâm thần liên quan đến nhận thức bị bóp méo. Những người sống với chứng rối loạn tâm thần thường nhìn thấy hoặc nghe thấy những thứ không có thật. Tâm thần phân liệt là một ví dụ phổ biến của một giai đoạn loạn thần. 4% dân số Hoa Kỳ trưởng thành được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần. 

4. Chán ăn tâm lý, ăn uống vô độ và rối loạn ăn uống

Trong khi nhiều cô gái trẻ (và một số chàng trai) có thể nghĩ rằng rối loạn ăn uống là giai đoạn mà tất cả mọi người phải trải qua thì điều đó không phải đúng chút nào. Những cảm xúc và thái độ cực đoan đối với cân nặng hoặc những thứ bạn ăn/không ăn thực sự là những ví dụ về rối loạn ăn uống không nên bỏ qua hoặc dễ dàng được chấp nhận. Đừng ngại nói chuyện với ai đó và nhờ họ giúp đỡ. Rối loạn ăn uống ảnh hưởng đến khoảng 30 triệu người ở mọi lứa tuổi và giới tính ở Hoa Kỳ.[5]

5. Chứng cuồng phóng hỏa, chứng ăn cắp vặt và các rối loạn xung động khác

Giống như tên gọi, những người mắc chứng rối loạn xung động này không thể bỏ qua các xung động của họ. Thông thường những người có vấn đề này sẽ đánh mất những thứ quan trọng, chẳng hạn như trách nhiệm và các mối quan hệ. Những rối loạn này ảnh hưởng đến 10,5% dân số Mỹ.[6]

6. Nghiện rượu và nghiện ma túy

Rối loạn chứng nghiện này đi đôi với rối loạn xung động vì những người đấu tranh với chứng nghiện rượu và ma túy không phủ nhận sự khao khát của họ đối với những thứ mà họ không nên lạm dụng. Rối loạn đau lòng này ảnh hưởng đến hơn 13% dân số Hoa Kỳ.[7]

7. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Phim và sách đôi khi có thể làm cho OCD trông đáng yêu hoặc buồn cười tùy thuộc vào thói quen của người thể hiện hành vi. Trong thực tế, người mắc chứng OCD có thể phải sống một cuộc sống đầy thách thức vì những nhiệm vụ nhỏ như vặn nắm cửa có thể biến thành những nghi thức dài và phức tạp. Những người sống với OCD trải qua những suy nghĩ và nỗi sợ hãi thường trực được gọi là nỗi ám ảnh. Những ám ảnh đó buộc họ thực hiện các nghi lễ một cách bắt buộc. Khoảng 2,3% dân số (từ 18-54 tuổi) bị OCD.[8]

8. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)

PTSD là một tình trạng đau lòng thường gặp ở các cựu chiến binh và nạn nhân của tội phạm như việc bị tấn công. Những người bị PTSD thường có nỗi sợ hãi, mang kí ức suốt đời và có thể gặp vấn đề trong việc xử lý cảm xúc của họ. Rối loạn này ảnh hưởng đến 8% dân số Mỹ.

Tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị rối loạn tâm thần không phải là một sự xấu hổ

Rối loạn tâm thần không phải là mới đối với chúng ta nhưng không phải ai cũng biết cách đối phó với chúng. Giống như mọi bệnh tật thể chất khác, rối loạn tâm thần nên được điều trị. Nếu bạn thấy mình hoặc bạn của bạn có bất kỳ triệu chứng rối loạn tâm thần nào, thì tốt hơn hết là nên tìm kiếm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt. 

Làm thế nào để giúp đỡ một người bạn hoặc một người thân yêu: hãy thấu hiểu

Một số bạn có thể đang đọc về những rối loạn này, và, thay vì nhận ra chính mình, bạn lại nghĩ đến một người bạn. Nếu bạn cảm thấy bạn biết ai đó có thể bị rối loạn sức khỏe tâm thần thì có những bước cần thực hiện để đảm bảo bạn tiếp cận họ với một thái độ tôn trọng.

Trước hết, đừng cố chơi trò tâm lý học. Ngay cả khi bạn có ý tốt, việc cố gắng "khắc phục" lỗi của bạn bè hoặc đưa ra lời khuyên đôi khi có thể khiến mọi việc tồi tệ hơn. Điều quan trọng nhất là lắng nghe. Hãy kiên nhẫn và đừng mong đợi giải quyết bất cứ điều gì ngay lập tức. Nếu bạn sợ bắt đầu cuộc nói chuyện vì e ngại sẽ nói những điều sai trái, Help Guide.org sẽ giúp bạn bắt đầu cuộc nói chuyện và cung cấp câu hỏi mẫu để bạn trở thành một người bạn có ích.

Có lẽ quan trọng nhất là không bao giờ hạ thấp cảm xúc của họ. Ngay cả khi bạn không cảm thấy mình có thể giúp ích cho họ và thất vọng với chính bản thân bạn, thì bạn cũng đừng nói với họ là hãy đấu tranh với cơn trầm cảm bằng câu "hãy bỏ nó đi" hay câu "nó chỉ là do bạn tưởng tượng mà thôi."

Nếu bạn cảm thấy cuộc trò chuyện của bạn với người thân hoặc bạn bè đang diễn ra tốt đẹp, thì hãy khuyến khích họ nên tiếp xúc với bác sĩ mà họ cảm thấy tin tưởng. Thậm chí bạn có thể đề nghị đi cùng trong chuyến đi đầu tiên của họ. Bước đầu tiên là có thể nói chuyện với chuyên gia rằng điều gì họ có thể cảm thấy khó chịu hoặc "không đúng".

Bí quyết để nhận được sự giúp đỡ: hãy nói về nó

Ngay cả khi bạn biết bản thân muốn nhận sự giúp đỡ thì việc tìm kiếm sự giúp đỡ ấy có thể quá sức. MentalHealth.gov cung cấp đường dây nóng phòng ngừa tự tử, đường dây trợ giúp điều trị và nhiều hơn nữa. Nếu bạn đã nói chuyện với bác sĩ của mình về cảm giác của bạn và những gì muốn làm thì điều đó thật tuyệt vời! Nếu không, thì điều gì ngăn cản bạn thực hiện bước đầu tiên đó?

Bạn không cần cảm thấy xấu hổ về sức khỏe tinh thần của mình. Hãy nhớ rằng có những người muốn giúp đỡ bạn và sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để cung cấp cho bạn sự giúp đỡ theo cách phù hợp nhất. Hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với bác sĩ của gia đình bạn. Trong một số trường hợp, ông/cô ấy có thể sẽ kê toa một loại thuốc gì đó hoặc đề nghị ai đó nói chuyện với bạn. Nếu không, họ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia khác để được giúp đỡ chuyên sâu hơn. 

Kiểm tra thường xuyên để xem mọi thứ có ổn không

Nếu bạn hoặc bạn của bạn đã nhận được sự giúp đỡ, thậm chí bắt đầu nói chuyện với một nhà trị liệu hoặc dùng một loại thuốc cụ thể, thì hãy thường xuyên kiểm tra xem bạn cảm thấy thế nào. Hãy nhớ rằng y học không phải lúc nào cũng đúng. Hãy nhận biết các tác dụng phụ và tiếp cận với người mà bạn tin tưởng trước khi quyết định, để xem xét bất kì thay đổi tiêu cực nào trong thái độ hoặc hành vi lạ của bạn. Đôi khi có thể cần phải thay đổi đơn thuốc một hoặc nhiều lần trước khi tìm thấy những gì tốt nhất cho bạn và cơ thể của bạn. Điều đó không có gì kỳ lạ cả!

Mental Health America có một danh sách những điều cần tìm ở người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em có thể chỉ ra cho bạn hoặc người thân của bạn nên nói chuyện với một chuyên gia y tế hoặc sức khỏe tâm thần.

Chăm sóc chính bản thân mình

Đôi khi các rối loạn về sức khỏe tâm thần có thể đánh lừa để bạn tin rằng mình là gánh nặng cho gia đình hoặc bạn bè. Hãy nhớ rằng lời nói đó là kẻ nói dối và bạn xứng đáng được yêu thương. Bệnh tâm thần ảnh hưởng đến gần 44 triệu người; bạn không hề cô đơn.

Hãy nhận trợ giúp vì bạn xứng đáng. Bạn xứng đáng được hạnh phúc, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong nhiều và nhiều năm nữa. 

Tài liệu tham khảo

[1]^NAMI: Sức khỏe tâm thần qua những con số
[2]^WebMD: Các loại bệnh tâm thần
[3]^Hiệp hội lo âu và trầm cảm Mỹ: Sự kiện & Thống kê
[4]^Liên minh hỗ trợ trầm cảm và lưỡng cực: Thống kê rối loạn tâm trạng
[5]^ANAD: Thống kê rối loạn ăn uống
[6]^Trung tâm tâm lý: Thống kê sức khỏe tâm thần
[7]^Trung tâm tâm lýl: Thống kê sức khỏe tâm thần
[8]^Hiểu về OCD: Một số thông tin & số liệu về OCD