7 tháng trước
9 Cách Dạy Con Nhẹ Nhàng Mà Thực Sự Hiệu Quả
349

8228
Lượt xem
412
Lượt chia sẻ
106
Lượt bình luận

Dạy con theo một phương pháp nhẹ nhàng và tôn trọng con hoàn toàn không phải là một việc dễ dàng, nhất là khi con bạn đang phớt lờ bạn, từ chối hợp tác, hay công khai chống lại toàn bộ những yêu cầu của bạn. Đôi khi, nếu bạn được hỗ trợ, mọi chuyện sẽ rất có ích. Tuy nhiên, đa số thời gian, bạn sẽ thấy rằng dù mình có làm gì đi nữa thì mọi việc sẽ kết thúc với cảnh bạn tranh giành quyền ảnh hưởng với con mình, cảm thấy mệt mỏi và tự hỏi mình đã làm gì sai. Dù sao thì tốt hơn hết là chúng nên muốn hợp tác với bạn khi bạn đã chấp nhận đối xử với chúng một cách đầy tình thương và sự tôn trọng, đúng không? Phải chi mọi việc đơn giản được như thế!

Trong khoảng thời gian tôi làm giáo viên tiểu học và bảo mẫu, công việc của tôi phụ thuộc vào khả năng giữ bình tĩnh và thu thập sự hợp tác. Tôi không được phép la hét, đe dọa, hay đánh đập những đứa trẻ tôi nhận trông. Tôi phải tìm những cách mới và sáng tạo để đối phó với sự chống đối của bọn trẻ mà không phải mất bình tĩnh và đồng thời mất luôn công việc của mình. Những mẹo dạy dỗ con cái dưới đây đã có hiệu quả với con của tôi. Bởi vì, dù cho tôi vô cùng thiếu ngủ và không ai có thể đuổi tôi khỏi vị trí làm mẹ, tôi vẫn có một số mẹo để dụ dỗ con gái tôi. Thực ra, tôi không muốn gọi chúng là "mẹo", vì tôi không muốn tỏ ra láu cá hơn hay tìm cách điều khiển con tôi về mặt tâm lý để chúng tỏ ra ưng thuận. Tôi chỉ muốn hoàn thành công việc hàng ngày suôn sẻ mà không vấp phải quá nhiều sự chống đối hay mâu thuẫn, nhưng vẫn tràn đầy niềm vui, sự quan tâm và sự liên kết. Tôi hoàn toàn chống đối việc trừng phạt, đe dọa hay mua chuộc con tôi, trừ phi tôi hoàn toàn không thể nghĩ được cách nào sáng tạo hơn.

Vì thế, hãy nghe theo những lời khuyên này với đúng như tinh thần của nó – chúng không phải là cách để bắt con bạn làm theo những gì bạn muốn đồng thời cũng làm tổn hại tình cảm giữa cả hai; chúng là cách để bạn giúp con mình bày tỏ những nhu cầu và khát khao tận sâu bên trong của nó, như là đi giày vào, trèo vào xe hơi ngồi, thay quần áo và những thứ như thế. Đây là 9 "mẹo" của tôi để giúp bạn có thể nhẹ nhàng dạy con của bạn:

1. Cuộc đua lớn

Chuẩn bị, sẵn sàng, xuất phát! Con nít rất thích đua và được tính giờ để biết chúng mất bao nhiêu thời gian để làm việc mà chúng biết rõ. Đề xuất một cuộc đua là một cách rất tuyệt để công việc bạn cần làm được hoàn thành một cách gọn gàng nhanh chóng, vì nó đáp ứng được nhu cầu vui chơi của trẻ con, và trong khi ấy, bạn còn được chứng kiến bọn trẻ vui vẻ làm những việc bạn đề ra nữa. Đếm thời gian ra tiếng hoặc dùng một chiếc đồng hồ bấm giờ là một cách tốt để nhắc bọn trẻ rằng cuộc đua đã bắt đầu. Hãy nhớ rằng, cách này chỉ hiệu quả chỉ khi nó là một trò chơi vui, không phải là khi bạn lạm dụng nó, hoặc là sử dụng nó như một cách đe dọa và yêu cầu con trẻ phá kỷ lục thời gian trước của nó.

2. Ngạc nhiên chưa!

Đây là một trò rất hiệu quả với con gái tôi. Con bé thích làm tôi và chồng tôi ngạc nhiên, và đồng thời cũng thích thông đồng với một trong hai người để làm người còn lại ngạc nhiên. Nếu con bé không chịu làm điều gì đó, tôi chỉ cần đề nghị rằng tôi sẽ RẤT NGẠC NHIÊN nếu con gái tôi làm như thế, sau đó tôi lờ con bé đi để cho con bé một cơ hội đi làm việc nó cần làm. Tôi luôn chuẩn bị một cách phản ứng rất kịch tính (“Sao? Con đã kịp đánh răng rồi ư? Chà!”) để khuyến khích việc lặp lại hành vi này vào lần khác. Điều này giúp con bé có cảm giác rằng nó đã làm một việc rất tốt, và nó có thể gây ấn tượng với chúng tôi bằng những kỹ năng đã được phát triển của nó. 

3. Con dám...

Khi con bé trở nên chống đối, tôi hiểu rằng tốt nhất là nên xuôi theo ý muốn của con bé, và cách tốt nhất để khiến con bé làm những gì tôi muốn là hoàn toàn chống đối những gì tôi thực sự muốn nó làm. Thật rõ ràng rằng tất cả những chuyện này là một trò chơi, và con gái tôi rất thích sự chống đối của tôi: “Trời ơi! Đừng làm vậy! Trời ơi con bé làm thế thật rồi!”. Con bé đặc biệt yêu thích quan điểm rằng, bằng cách làm những gì được giao, ví dụ như mặc đồ ngủ nhanh hơn, con bé đang bắt tôi làm điều gì đó tôi không thích. “Con muốn ép mẹ đọc truyện cho con tối nay phải không? Mẹ đã mong rằng con sẽ làm mất thời gian và mẹ sẽ không phải đọc nữa, nhưng bây giờ con đã sẵn sàng cả rồi và mẹ phải đọc thôi. Tiếc quá!”. Thi thoảng, con nít thích được đổi vai để chúng có thể trở thành người nắm quyền, bắt ép chúng ta làm những gì chúng ta không thích thay vì ngược lại (và trường hợp ngược lại này thường xảy ra hơn). Bằng cách ban cho con bạn niềm vui nhỏ nhoi này, nó có thể "xả" cảm giác tức giận và mệt mỏi qua sự kết nối và những trận cười. Và, theo cá nhân tôi, tôi thích để dành nhiều thời gian cho những trận cười hơn là những cơn tam bành.

4. Chỉ cho mẹ đi, mẹ không chắc là con biết đâu!

Con nít rất thích chứng minh kiến thức và năng lực của mình, vì thế, nếu bạn không muốn thường xuyên đánh giá thấp khả năng của chúng, bạn sẽ cần phải chuẩn bị một số câu hỏi "chiến lược" về năng lực của bọn trẻ để đạt đến những kết quả bất ngờ. Ví dụ, câu “Khoan đã, mẹ không chắc đâu. Con biết đi giày không?” sẽ thường nhận được phản hồi tích cực hơn là “Mẹ biết con biết cách đi giày mà, tại sao con không hợp tác với mẹ nhỉ!”. Bởi vì, trong trường hợp đầu tiên, bạn đang mời con bạn chứng minh rằng nó có thể làm được điều đấy, còn trong trường hợp thứ hai, bạn có vẻ như đang nản chí và ước rằng có cách nào đấy để ép con bạn làm theo lời bạn.

5. Con sẽ giúp mẹ chứ?

Giống như bốn mục trước, con nít thích được khoe tài năng và đặc biệt thích việc dạy những đứa nhỏ hơn những kỹ năng mà chúng vừa học được. Ví dụ, câu “Con có thể dạy cho em con cách mặc áo khoác được không? Em con chưa biết cách làm việc này” sẽ có hiệu quả hơn là việc bạn đưa ra một yêu cầu lặp lại rằng “Hãy chuẩn bị và đi ra khỏi cửa ngay!”. Nếu cách này không có ích, hãy bỏ nó đi và tìm cách khác. 

6. Con nhặt lên được bao nhiêu?

Khi nhờ một đứa trẻ cất bớt một số lượng lớn vật thể, ví dụ như Lego, gạch, tàu lửa đồ chơi, thú bông hay khủng long, việc biến chuyện này thành một trò chơi đếm vui vẻ sẽ có hiệu quả, nhất là khi bạn bỏ chúng vào một cái rổ. Đôi khi tôi sẽ giúp chúng làm việc này, nhưng thường thì khi tôi đếm đến 10, lũ trẻ quanh tôi sẽ lập tức muốn tham gia. Tôi thường kết thúc trò này bằng việc thông báo số lượng vật thể mà chúng tôi đã nhặt lên được. “Chà! Chúng ta đã dọn dẹp 37 con khủng long. Ai muốn xếp chúng lên kệ trở lại nào?”

7. Hãy giả bộ là…

Tôi không biết nhiều đứa trẻ tìm thấy niềm vui trong việc chạy ra khỏi cửa và nhảy vào ngồi yên trong ghế xe hơi, đặc biệt trong trường hợp chúng không hề thích nơi chúng đang chuẩn bị đi đến. Nhưng mà điều này có thể trở thành một trò chơi vui: cả hai có thể giả bộ biến thành những con thú, sau đó chạy, nhảy, tung tăng, bay hay thậm chí là trườn bò đến xe hơi của bạn. Một chú báo sẽ leo vào xe như thế nào? Con đại bàng đậu vào tổ sẽ có tiếng ra sao? Làm sao để vươn lấy cánh của mình bên dưới những lớp dây da? Kích thích trí tưởng tượng của con bạn trong khi đang làm những công việc thường ngày là một cách giúp cuộc sống vui vẻ và thú vị hơn cho cả hai. Và trước khi bạn kịp nhận ra, bạn sẽ bắt đầu thảo luận về các loài ăn cỏ và loài ăn thịt, giả tiếng thú vật hay nói chuyện với giọng rất buồn cười. Như thế không phải sẽ vui hơn việc nhồi nhét con bạn vào ghế xe hơi để rồi nghe chúng la hét sao?

8. Mẹ quên mất rồi!

“Chờ chút, mẹ quên mất rồi, đồ dơ sẽ phải đi đâu cơ? Mẹ không nhớ được rằng mình sẽ phải làm gì sau khi đi vệ sinh cả! Khoan đã, mẹ sẽ phải dùng cái gì để ăn sữa chua nhỉ? Có phải chúng ta sẽ làm gì đấy trước khi ăn tối nay không?”. Nếu con bạn cần những lời nhắc nhở nhẹ nhàng về quy định trong nhà hay những thứ cần phải làm, hãy giả bộ quên để con bạn nhắc cho bạn nhớ. Điều này sẽ giúp con bạn cảm thấy có trách nhiệm và hiểu biết. Mặt khác, nếu chúng ta cứ liên tục chỉ ra rằng lũ trẻ đã quên bao nhiêu thứ trong quá khứ, kết cục thì chúng sẽ cảm thấy tồi tệ và chán nản, không muốn tiếp tục làm việc có trách nhiệm nữa. Bên cạnh đó, khi chúng ta cứ lặp đi lặp lại những luật lệ, chúng không có lý do nào để nhớ những luật này cả. Chúng sẽ hiểu rằng chúng ta sẽ lại nhắc chúng vào ngày mai. Thay vì tự mình lặp đi lặp lại, bạn hãy để con bạn nhớ những điều này và cả hai cùng có lợi. Nếu điều này không tỏ ra hiệu quả tức thì, hãy tỏ ra ngu ngốc một chút. “Những chiếc tất bẩn này có nên ở trên đầu mẹ không nhỉ? Không, chúng không hợp lý tí nào. Nó có nên được bỏ vào máy rửa chén không? Hừm, mẹ không nghĩ thế! Hay mẹ nên bỏ chúng lên trên em bé nhỉ?”. Trêu chọc bọn trẻ bằng các trò đùa là cách tốt nhất để thu thập sự hợp tác của chúng. Điều này giúp tâm trạng tốt hơn, làm cho bọn trẻ có cảm tưởng được vui chơi mọi lúc, và giúp chúng nhớ rằng vì sao chúng thích được ở bên bạn. Niềm vui là thuốc chữa tốt nhất cho sự chống đối. 

9. Thôi nào, con có thể la lớn hơn thế mà!

Tôi không phải là người sáng tạo ra cách này. Ngày hôm nọ, cha dượng của tôi bảo rằng ngay khi một đứa nhóc tỏ ra rằng nó sắp sửa mất kiểm soát và chuẩn bị nổ một cơn thịnh nộ vì phải rời công viên, cha đã, một cách đơn giản, "thách" đứa nhóc nổi điên thêm. “Con có thể làm tốt hơn vậy mà”, cha châm biếm, và đứa nhóc tự giác im lặng, không la hét nữa. Tôi cho rằng điều này có hiệu quả chính vì lý do: Thay vì ngăn chặn cơn thịnh nộ của đứa trẻ, chúng ta đang thực sự mời gọi nó. Và khi sự trông chờ của con nít thường dừng lại ở việc chúng ta chống đối chúng nó, chúng ta đã thành công trong việc làm cho chúng bối rối vì đã bỏ hết mọi sự ngăn cản, và thay vào đó, thách đố sao cho chúng nó trở nên quá quắt hơn. Điều này rất kỳ dị và thú vị đối với một đứa nhóc đang thử nghiệm với sự kiểm soát tâm lý, và đang cố gắng xem nó có thể làm gì để có lợi cho mình. 

Bạn đã bao giờ nghe đến câu “Những gì chúng ta chống đối sẽ phản kháng lại” chưa? Tôi đã nhận ra rằng câu nói này là một trong những chân lý cuộc đời lớn nhất. Vì thế, bằng cách mời gọi thay vì chống đối, chúng ta có thể rút bớt cơn tức giận của bọn trẻ trước khi chúng bắt đầu nổi điên. Và, nếu đứa trẻ thật sự cần bộc lộ cơn giận của mình và chúng ta đang trong tâm trạng kích động không kém, chúng ta nên được trang bị để chuẩn bị dành chỗ cho những cơn thịnh nộ nếu chúng buộc phải xảy ra. 

Chúng ta đã hiểu rằng giữ thái độ này đối với một cơn thịnh nộ sẽ làm giảm độ dài của nó, cũng như sẽ tạo ra mối liên kết giữa bạn và con bạn. Mỗi khi tôi giục con tôi xả cơn giận của con bé ra, nó sẽ cảm thấy rằng cảm xúc của nó được hợp pháp hóa, và con bé có thể dễ dàng bày tỏ sự giận dữ của mình ra ngoài. Đôi khi, tôi sẽ khuyến khích con bé đá vào thành giường hay rống lên như sư tử, nhưng thường thì những cơn điên này sẽ kéo dài chỉ trong vài phút nếu tôi tỏ ra mời gọi và khuyến khích thay vì ép buộc.

Trên đây là 9 cách tôi thích nhất để khuyến khích con tôi hợp tác mà không cần trừng phạt, đe dọa hay mua chuộc. Tôi sẽ rất muốn nghe phản hồi từ bạn về hiệu quả của 9 mẹo trên. Cho tôi biết suy nghĩ của bạn bằng cách bình luận bên dưới nhé.