6 tháng trước
Cách Đương Đầu Với Sự Lo Âu Mà Không Cần Dùng Thuốc
132

1653
Lượt xem
63
Lượt chia sẻ
13
Lượt bình luận

Bạn trải qua một ngày như thế nào? Bạn có phải uống thuốc, uống rượu bia nhiều, hay sẵn sàng đấm vào mặt kẻ không thèm nói cảm ơn khi bạn giữ thang máy mở cho hắn?

Cuộc sống thật khó khăn. Có rất nhiều lý do khiến bạn cảm thấy muốn hét lên.

Bạn bật TV lên để xem phim "Game of Thrones", nhưng thay vào đó bạn thấy một trận bão tuyết, khô hạn, lốc xoáy hay lửa cháy. Không phải là một cách hay để kết thúc một ngày.

Những yêu cầu và thời hạn công việc vô tận có thể làm bạn sụt cân và khiến bạn phát điên. Từ lúc bạn đặt chân xuống sàn nhà mỗi sáng cho đến khi bạn chui vào chăn buổi đêm, cuộc đời bạn cứ như thể xoay tròn không kiểm soát.

Ai cũng cảm thấy căng thẳng, làm việc quá sức và kiệt sức nhưng câu hỏi thực sự là: căng thẳng của bạn có biến thành lo lắng không? Bạn có uống một viên Ativan trước khi ra ăn tối để nói với người vợ chưa cưới là bạn sẽ hủy bỏ đính ước? Hay liệu bạn có đủ sức mạnh để đối mặt với việc không dùng thuốc của cô ấy?

Các loại thuốc hiện đại giúp bạn nhanh chóng giảm lo lắng (ví dụ như một chuyến bay 12 tiếng). Trong một lúc thì sẽ ổn, nhưng không sớm thì muộn bạn sẽ thấy mình muốn dùng thuốc nhiều hơn, và trước khi bạn nhận ra thì bạn đã ngồi trong một buổi tư vấn cho người dùng thuốc.

Lo âu là một cảm giác đột nhiên đến với bạn

Bạn có thể đang ngồi lặng yên đọc một quyển sách thì tim bạn đột ngột đập mạnh.

Có nhiều loại lo âu

Đôi khi lo lắng đến từ những khoảnh khắc căng thẳng quen thuộc; trước khi làm bài thi, phỏng vấn xin việc làm hay lái xe qua một vùng lạ mà không có GPS.

Bạn cũng có thể có loại cảm giác căng thẳng cồn cào trong bụng khi có kết quả tốt như một buổi thuyết trình thành công, một kết quả kiểm tra thai tích cực hoặc một chuyến đi săn thú vị ở châu Phi.

Tuy nhiên, những sự kiện vui vẻ này có thể đem lại những cảm giác lo lắng.

Lo âu là một trò của trí não tấn công vào cơ thể bạn

Bạn phải chữa cho cả hai, trí não và cơ thể.

Điều đầu tiên phải làm là đi gặp bác sĩ. Loại bỏ bất cứ điều kiện tự nhiên nào gây ra nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi lòng bàn tay, và chóng mặt do quá dư oxy. Khi bạn làm thế, hãy theo những bước sau để đương đầu với lo lắng mà không cần dùng thuốc.

1. Tập hít thở

Các bài tập thở như pranayama hay khí công đều dễ học và có thể ngay lập tức làm giảm những suy nghĩ lo lắng của bạn.

2. Tập 3 tư thế yoga tốt cho sức khỏe

Mua một quyển sách yoga hoặc đến một lớp dạy yoga. Các bài tập yoga giúp làm chậm nhịp tim và chậm bớt trí não quá hưng phấn.

3. Đừng để quá đói, quá mệt, quá nóng hay quá lạnh

Những sự bất tiện về thể chất này sẽ gây ra phản ứng của não, làm tăng lo lắng.

4. Chuẩn bị sẵn, đúng giờ, không vội vã

Cho mình thời gian để đi một tuyến đường về nhà thoải mái hơn. Vội vã sẽ sinh ra lo lắng.

5. Đối thoại với sự lo âu của bạn

Chào sự lo âu! Ta biết mi đến để ám ảnh ta, nhưng hôm nay ta sẽ đương đầu. Xác định được sự lo lắng sẽ giúp bạn kiểm soát được nó. Bạn trở thành thuyền trưởng của con tàu, thay vì là hành khách.

6. Tìm một nhà trị liệu giỏi hoặc một nhóm hỗ trợ tốt

Hẹn với một chuyên gia về lo lắng, ai đó mà bạn có thể tâm sự thành thật như đổ cả ruột gan ra.

7. Thiền định 5 phút mỗi ngày

Ngồi thật thoải mái. Nhốt đám chó mèo lại ở một phòng khác. Tắt điện thoại. Đếm từng nhịp thở.

Việc này không thể nào là tệ nếu Oprah, Đạt Lai Lạt Ma, LeBron James và Paul McCartney đã thực hiện.

Ghi chú: sẽ có những lúc cần đến thuốc. Có những điều kiện nhất định rất xấu và cần đến can thiệp bằng dược lý. Bạn hãy chú ý một cách phù hợp đến thuốc men.