5 tháng trước
Cây Kế Sữa: Lợi Ích, Phản Ứng Phụ Và Những Điều Bạn Nên Biết Về Loài Thực Vật Này
339

3732
Lượt xem
147
Lượt chia sẻ
14
Lượt bình luận

Kế sữa thường được dùng dưới dạng thực phẩm chức năng hay tinh chất, hoặc bạn có thể uống ở dạng bào chế hay như một loại trà. Thực chất, Kế Sữa là một loại thảo mộc được dùng để như một phương thuốc tự nhiên nhằm chữa trị và hỗ trợ chức năng gan từ hơn 2000 năm trước. Lợi ích cho sức khỏe của Kế Sữa đã được phát hiện và đưa vào sử dụng lần đầu tiên ở châu Âu. Với đặc tính chống oxi hóa và chống viêm, Kế Sữa giúp bạn giải độc cơ thể một cách tự nhiên.

Kế Sữa sinh trưởng ở những nơi có khí hậu ấm trên thế giới, như phía nam châu Âu, phía nam Nga, vùng Tiểu Á, Bắc Phi, Bắc Mỹ cũng như Nam Mỹ. Loài cây này thuộc họ Cúc, hoa có màu đỏ đến tím và lá xanh. Khi phần lá bị nghiền, một dung dịch trắng đục như sữa trào ra, và đó là vì sao loại cây này được gọi là Kế Sữa. Mặc dù đây là một loại thực vật, chúng ta không ăn chúng như một loại rau, mà bào chế chúng thành một loại thực phẩm chức năng.

Các lợi ích đối với sức khỏe của Kế Sữa là gì?

Có khá nhiều lợi ích chúng ta nhận được từ loại thực phẩm chức năng này, và nổi bật nhất là hiệu quả trong việc chữa trị một số căn bệnh liên quan đến gan. Theo như nghiên cứu thực hiện bởi Khoa Hóa Sinh của Học viện Khoa học Y Khoa Amrita[1], chiết xuất của Kế Sữa có tên gọi Silymarin có hiệu quả tích cực trong việc giảm triệu chứng oxi hóa tạo bởi ethanol trong gan dẫn đến tổn tương tế bào.

Kế Sữa cũng giúp giảm nồng độ cholesterol cao, chống ung thư, kiểm soát tiểu đường, hỗ trợ xử lý các vấn đề đường ruột, đồng thời có ích cho làn da.

1. Kế Sữa bảo vệ gan của bạn

Kế Sữa có nhiều tác dụng tích cực đến gan bạn và đã có nhiều nghiên cứu xác nhận hiệu quả chữa trị này. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Chăm sóc Sức Khỏe VA Pittsburgh[2], Kế Sữa có thể tăng cường sức khỏe gan đối với các bệnh nhân được cấy ghép gan.

Một nghiên cứu khác từ Đại học Magna Graecia (thuộc Ý)[3] nhấn mạnh rằng loại sản phẩm này cũng có thể dùng để chữa bệnh gan do uống rượu cũng như các bệnh nhiễm độc gan khác.

2. Kế Sữa bảo vệ trái tim bạn

Bằng cách giảm nồng độ cholesterol cao và tăng nồng độ của cholesterol có ích, Kế Sữa giúp phòng bệnh xơ vữa động mạch, căn bệnh khiến động mạch bị tắt nghẽn. Hơn nữa, một nghiên cứu từ Học viện Nghiên cứu Khoa học Y Khoa và Dược Trung - Nhật xác định rằng Silibinin có trong Kế Sữa có tác dụng chống lại các tổn thương trên các tế bào cơ tim.

3. Kế Sữa giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Cây Kế Sữa là loại thảo mộc giàu chất chống oxy hóa, nhờ vậy chúng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Một nghiên cứu kéo dài 4 tháng[5] trên 51 bệnh nhân tiểu đường loại II xác nhận rằng các đặc tính chống oxy hóa có tác dụng tốt, biểu hiện rõ rệt trên trắc đồ đường huyết của bệnh nhân.

Một nghiên cứu khác thực hiện tại Trung tâm Chống Tiểu Đường ở Ý[6] đối với các bệnh nhân mắc bệnh xơ gan và tiểu đường loại II (đã hình thành cơ chế kháng insulin), cho thấy sự cải thiện đáng kể về tình trạng kháng insulin sau khi điều trị 12 tháng với Kế Sữa.

4. Kế sữa giúp ngăn ngừa và hỗ trợ chữa ung thư

Một số bằng chứng[7] cho thấy Kế Sữa có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, da, vú và cổ tử cung. Hơn nữa, Kế Sữa kết hợp với Selen có khả năng làm giảm các dấu hiệu tiến triển ung thư tuyến tiền liệt, theo báo cáo của Khoa Tiết niệu tại Bệnh viện Đại học Cộng hòa Séc[8].

5. Kế Sữa bảo vệ não bộ

Người ta đã phát hiện ra đặc tính bảo vệ thần kinh của cây Kế Sữa và chứng minh được rằng những đặc tính đó có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer, như nghiên cứu được thực hiện ở Tokyo cho thấy[9].

6. Kế Sữa có tác dụng chống lão hóa

Loại thảo dược này còn có tác dụng chống tác động của lão hóa trên da bạn. Theo nghiên cứu này[10] cho thấy, bằng việc uống Kế Sữa bạn có thể giảm tổn thương da, đốm đen, nếp nhăn, các đường rãnh và đổi màu trên da.

7. Kế Sữa cải thiện tình trạng xương cốt

Kế Sữa có tác dụng tích cực cho sự tạo xương và bằng chứng[11] cho thấy chúng có thể vừa tạo xương vừa ngăn ngừa mất xương, bên cạnh đó còn có khả năng ngăn ngừa loãng xương[12] do thiếu hụt estrogen, sẽ vô cùng có ích cho phụ nữ sau mãn kinh.

Liệu có phản ứng phụ nào khi dùng Kế Sữa không?

Các tác dụng phụ có thể xảy ra nhưng không nghiêm trọng đến mức bạn phải lo lắng. Theo Trung tâm Y học của Đại học Maryland[13], tác dụng phụ thường nhẹ và có thể bao gồm: khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.

Tuy nhiên, khi kết hợp với một số loại thuốc hay các thảo dược khác, một số tác dụng phụ có thể xảy ra, vì vậy bạn luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Khi mang thai và cho con bú, tốt hơn hết là bạn tránh dùng Kế Sữa, cũng như trong trường hợp bạn bị dị ứng với các loại cây cỏ Ambrosia hay những loài cỏ tương tự.

Chúng ta nên dùng Kế Sữa như thế nào?

Bạn có thể dùng Kế Sữa dưới dạng thực phẩm chức năng ở dạng viên nén hoặc viên nang, hoặc bạn có thể pha uống như trà. Khi mua thực phẩm chức năng, bạn nên luôn chọn các sản phẩm có chuẩn hóa và được tin dùng để đảm bảo đúng liều lượng hơn. Khi uống viên nang hoặc viên nén, bạn uống với một ly nước đầy và theo chỉ định trên bao bì, nhưng tốt nhất là hỏi ý kiến từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Một số thương hiệu được khuyến khích cho sản phẩm này là Ultra Thistle – sản phẩm bảo vệ gan bạn, chống được viêm và sẹo; Clinical Liver Support, có lợi cho những người muốn phòng chống các bên về gan; Milk Thistle with Artichoke and Turmeric, giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể bạn.

Vì Kế Sữa có sản xuất ở dạng trà, nếu phù hợp với sở thích bạn có pha chúng thành thức uống nóng rồi dùng. Bạn có thể tự chế biến trà Kế Sữa, hoặc mua từ các thương hiệu đáng tin cậy, chẳng hạn như Alvita, Traditional Medicinals và Celebration Herbals.

Chúng ta nên dùng Kế Sữa với liều lượng thế nào?

Dù hiện nay chưa được quy định chuẩn, nhưng liều lượng Kế Sữa được khuyên dùng là 280 - 800 mg Silymarin có chứa 70-80% chiết xuất cây Kế Sữa. Liều lượng thường được khuyên dùng nhất là 100-200 mg hằng ngày, dùng kèm với mỗi bữa ăn của bạn.

Tài liệu tham khảo

[1]^NCBI: Công dụng bảo vệ gan khỏi triệu chứng oxi hóa tạo ra ethanol trong gan của Silymarin - chiết xuất của cây Kế Sữa
[2]^NCBI: Liệu pháp thay thế áp dụng với các ca ghép gan
[3]^NCBI: Vai trò của Kế Sữa đối với bệnh về gan: quá khứ, hiện tại và tương lai.
[4]^NCBI: Công dụng và cơ chế của Silibinin chống lại tổn thương trên tế bào cơ tim hình thành bởi isoproterenol
[5]^NCBI: Hiệu quả của Silybum marianum (L.) Gaertn. (Silymarin) trong điều trị tiểu đường loại II: Một kiểm chứng lâm sàng thực hiện ngẫu nhiên có "mù đôi" và kiểm soát giả dược
[6]^NCBI: Quá trình điều trị 12 tháng đối với bệnh nhân xơ gan và tiểu đường bằng thuốc chứa chất chống oxy hóa (Silymarin) mang lại hiệu quả đối với chứng tăng insulin máu, nhu cầu insulin ngoại sinh và nồng độ malondialdehyde
[7]^NCBI: Những bước tiến trong việc sử dụng cây Kế Sữa (Silybum marianum).
[8]^NCBI: Sự an toàn và hiệu quả khi kết hợp Silymarin và Selenium ở nam giới sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để - Một thử nghiệm lâm sàng "mù đôi" có kiểm soát giả dược trong sáu tháng
[9]^NCBI: Silymarin làm giảm các mảng amyloid β và cải thiện hành vi bất thường thí nghiệm chuột mắc bệnh Alzheimer, cũng như bệnh đa xơ cứng và các bệnh liên quan tuổi tác (NCBI: Silymarin kéo dài tuổi thọ, giảm độc tính trong protein theo mô hình C. Elegans Alzheimer.)
[10]^NCBI: Silymarin - chất chuyển hóa trung gian từ cây Kế Sữa, giúp ức chế ứng kích oxy hóa gây ra bởi tia cực tím thông qua việc tiêm tế bào CD11b + vào da chuột
[11]^NCBI: Cây Kế Sữa: chất chữa bệnh loãng xương và hỗ trợ liền xương tiềm năng trong tương lai
[12]^NCBI: Công dụng chống mất xương của chiết xuất từ Kế Sữa đối với phụ nữ sau cắt bỏ buồng trứng giúp ngăn chặn chứng loãng xương do thiếu hụt estrogen
[13]^Trung tâm Y học của Đại học Maryland: Cây Kế Sữa