3 tháng trước
Làm Thế Nào Để Xác Định Một Người Mắc Chứng Hưng Cảm Nhẹ
462

5570
Lượt xem
78
Lượt chia sẻ
3
Lượt bình luận

Nếu bạn đã nghe nói về hưng cảm, bạn có thể tự hỏi hypomania là gì. Hai cái này liệu có giống nhau không? Giữa hai cái thì cái nào nghiêm trọng hơn? Các phương pháp điều trị là gì?

Khi làm việc về sức khỏe tâm thần, điều quan trọng là phải hiểu các thuật ngữ khác nhau và ý nghĩa chính xác của chúng. 

Bài biết này sẽ làm sáng tỏ sự khác biệt chính giữa hưng cảm và hypomania. Biết được hai thứ khác nhau như thế nào sẽ giúp bạn có nhiều thông tin hơn cho dù bạn là người mắc chứng hypomania hay bạn đang trong giai đoạn hỗ trợ người thân.

Hypomania là gì?

Có thể hiểu Hypomania và mania tương tự nhau - cả hai đều có tâm trạng hứng khởi, dễ bị kích thích và hoạt động quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuôc sống hằng ngày của bạn. [1]

Tuy nhiên có một vài khác biệt chính được liệt kê dưới đây:

  • Hưng cảm kéo dài trong một tuần hoặc hơn, còn hypomania kéo dài vài ngày. 
  • Các triệu chứng của hypomania ít nghiêm trọng hơn so với các triệu chứng của hưng cảm.
  • Hưng cảm có tác động tiêu cực đến các hoạt động hằng ngày của bạn. Hypomania thì thường ít tác động.

Làm thế nào để xác định một người mắc chứng hypomania

Xác định một người bị hưng cảm nhẹ có thể khó khăn đặc biệt nếu bạn không có hiểu biết nhiều về hưng cảm.

Đối với một người được chẩn đoán mắc chứng hypomania, họ phải trải qua ít nhất 3 trong số các triệu chứng dưới đây trong vài ngày. Các triệu chứng sẽ dai dẳng - không chỉ là cảm nhận.[2].

  • Tăng lòng tự tôn
  • Giảm nhu cầu ngủ, nhiều năng lượng hơn trong khi ngủ rất ít
  • Nói nhiều hơn bình thường hoặc nói một cách rất nhanh/dễ bị kích động
  • Có nhiều ý nghĩ hoang tưởng
  • Rất dễ bị phân tâm
  • Trở nên định hướng mục tiêu hơn bình thường và muốn hoàn thành nhiều việc
  • Làm việc mà không quan tâm đến hậu quả (ví dụ tình dục không an toàn, đánh bạc, chi tiêu quá mức)

Mặc dù các triệu chứng hypomania không gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng với các hoạt động hằng ngày của con người nhưng nó sẽ được bạn bè và gia đình chú ý rõ ràng. 

Ví dụ bạn có thể nhận thấy rằng một người bạn thường nhút nhát lại đột nhiên rất hay nói chuyện và hòa đồng hoặc một người họ hàng thường lười biếng trở nên cực kì tập trung vào các mục tiêu như thức suốt đêm để hoàn thành công việc. 

Có thể xác định rõ ràng người bị hypomania là cực kì quan trọng vì nó cho phép người đó trải qua các triệu chứng để có thể tiếp cận sự giúp đỡ và hỗ trợ mà họ có thể cần. 

Sự khác biệt giữa mania và hypomania là gì?

Chúng tôi đã liệt kê một số khác biệt chính giữa mania và hypomania nhưng các ví dụ dưới đây sẽ cung cấp sự so sánh sâu sắc hơn.

Ví dụ #1

Hypomania: Bạn cảm thấy hạnh phúc và phấn khích với nhiều ý tưởng.

Mania: Bạn tin rằng mình có sức mạnh đặc biệt đang thực hiện một nhiệm vụ bí mật hoặc nhìn thấy những thứ mà người khác không thể.

Ví dụ #2

Hypomania: Bạn có thể cư xử theo cách lăng nhăng hơn bình thường.

Mania: Bạn có thể quan hệ tình dục không có bảo hộ hoặc lừa dối bạn tình lâu dài. 

Ví dụ #3

Hypomania: Bạn có thể nhận thức mọi thứ cao hơn mức bình thường - màu sắc có thể sáng và đậm hơn, âm thanh có vẻ to hơn. 

Mania: Bạn có thể bị rối loạn tâm thần, nghe hoặc nhìn thấy những thứ mà người khác không thể.

Ví dụ #4

Hypomania: Bạn nhận thấy mình khác bình thường.

Mania: Bạn không nhận thấy bất kì sự khác thường nào trong cách bạn cảm nhận hay cư xử và không thấy bất kì nguyên nhân đáng lo ngại nào.

Biết được sự khác biệt giữa mania và hypomania sẽ giúp bạn hiểu đầy đủ những gì đang xảy ra.

Điều gì gây ra hypomania?

Có nhiều yếu tố góp phần gây nên chứng hypomania. Các cơn hưng cảm nhẹ có thể là triệu chứng của một số rối loạn tâm trạng nhất định như rối loạn lưỡng cực nhưng đó không phải luôn là nguyên nhân.

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra hypomania:

  • Căng thẳng cực độ hay sự thay đổi cuộc sống to lớn (ví dụ chuyển nhà, nghỉ việc).
  • Thay đổi mùa - đối với một số người, hypomania chỉ xảy ra ở một thời điểm nhất định trong năm, ví dụ như mùa xuân.
  • Sử dụng hoặc nghiện rượu/ma túy.
  • Thiếu ngủ hoặc thay đổi thời gian ngủ (ví dụ bắt đầu làm ca đêm).
  • Sinh con - một số phụ nữ trải qua hypomania như một phần của rối loạn tâm thần sau sinh.
  • Uống thuốc – hypomania có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc được kê đơn, ví dụ thuống chống trầm cảm.
  • Bệnh thể chất - một số loại bệnh và tình trạng có thể kích hoạt hypomania.

Điều trị hypomania như thế nào?

Mania và hypomania được điều trị theo nhiều cách khác nhau. Một lựa chọn là thuốc, có một số loại thuốc chống rồi loạn tâm thần có thể được bác sĩ kê đơn. Chúng bao gồm haloperidol, olanzapine, quetiapine và risperidone.[3] Có thể mất một số thử nghiệm và lỗi để tìm ra loại thuốc phù hợp nhất với bạn. Trong những trường hợp hiếm hoi, khi các phương pháp điều trị khác thất bại, bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều trị bằng phương pháp co giật điện. 

Bạn cũng có thể được cung cấp liệu pháp nói chuyện để hiểu rõ hơn về hypomania và cách khống chế nó. Bạn sẽ học các phương pháp đối phó lành mạnh, các cách để giảm nguy cơ mắc bệnh hypomania cũng như có cơ hội để thảo luận về cảm giác của bạn. 

Hypomania có thể đáng sợ và khó hiểu. Nhưng khi được thông báo đầy đủ sẽ giúp bạn đối phó với các giai đoạn của hypomania hiệu quả nhất có thể.

Tài liệu tham khảo