3 tháng trước
10 Điều Về Cuộc Sống Ở Nhật Bản Mà Có Lẽ Bạn Không Biết

827
Lượt xem
62
Lượt chia sẻ
6
Lượt bình luận

Cuộc sống ở Nhật có thể có rất nhiều thử thách, nhưng cũng cực kỳ tuyệt vời ngoài cả mong đợi. Từng trải qua hai năm ở đất nước mặt trời mọc khi còn là một đứa trẻ, tôi vẫn nhớ khá nhiều điều khiến tôi vừa rùng mình, vừa sửng sốt. Đây là mười điều về lối sống của người Nhật mà bạn nên biết trước khi chuyển đến ở hoặc du lịch đến quốc gia tuyệt vời này!

1. Giáng sinh là ngày lễ của tình nhân


OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Giáng sinh không phải là một ngày lễ truyền thống ở Nhật Bản. Mặc dù trong những thập niên gần đây, việc dùng đèn để trang trí mọi thứ và mua những cây thông trở nên phổ biến, nhưng đừng mong đợi một bữa ăn tối truyền thống với gà tây bên gia đình. Hãy nghĩ rằng Giáng sinh ở Nhật giống với ngày Valentine ở Mỹ hơn. Vào ngày 24 tháng Mười Hai, bạn sẽ mời người mà bạn hẹn hò đến một nơi được trang trí thật đẹp, nghĩ ra một ý tưởng hẹn hò độc đáo hay một hoạt động cặp đôi nào khác và vâng, chuẩn bị một món quà, nhưng phải là một quà thật lãng mạn. Ở Nhật, quà tặng hiếm khi được trao giữa những thành viên trong gia đình và bạn bè nếu như điều đó không được sắp xếp trước sớm hơn.

Một truyền thống Giáng sinh khác thường nữa ở Nhật đó là việc đi chơi lễ tại KFC! Truyền thống này đã nổi lên sau một chiến dịch quảng cáo thành công đến mức ngạc nhiên vào năm 1974, nơi mà một nhóm những người nước ngoài tuyệt vọng trong việc tìm kiếm gà tây cho Giáng sinh và cuối cùng phải tổ chức ăn mừng tại KFC. Luôn luôn có rất đông người xếp thành hàng dài trước bất kỳ tiệm KFC nào vào đêm Giáng sinh bởi vì mọi người đều cảm thấy háo hức khi có được một bữa ăn đặc biệt trị giá 40 đô la bao gồm thịt gà, rượu, bánh ngọt và sâm panh. Truyền thống này rất phổ biến ở Tokyo, đến mức bạn cần phải đặt trước bữa tối thịt gà đặc biệt cho đêm Giáng sinh của bạn và đặt trước một bàn!

2. Giữ rác trong người bạn

Một trong những điều đầu tiên mà bạn chú ý ở Nhật là - những lon nước bỏ đi không được tìm thấy ở những nơi công cộng! Đồng thời cũng không có rác trên đường và không vì lý do gì mà bạn lại trở thành người bỏ lại rác! Vậy thì bạn cần làm gì với hộp cơm hay một hay một lon soda hương dưa của bạn đây? Hãy để nó vào trong túi của bạn và mang nó về nhà giống như cách mà tất cả người Nhật đều làm. Có một lựa chọn khác cho bạn đó là những người nước ngoài có nhiều kinh nghiệm đã chỉ ra rằng có sẵn những thùng rác công cộng tại McDonald và những cửa hàng konbini (tiện ích).

Khi sống tại Nhật, tôi học được rất nhiều về việc xử lý rác. Bởi vì những hòn đảo rất nhỏ và đông dân cư, nên việc người dân Nhật Bản tập trung tái chế và giảm thiểu ảnh hưởng của họ đến thiên nhiên xung quanh là cực kỳ quan trọng. Đó là lý do tại sao một trong những thứ đầu tiên mà bạn nhận được khi dời đến căn hộ của bạn đó chính là bài học gomi - một lời hướng dẫn cực kỳ chi tiết về tất cả những điều liên quan đến rác, từ việc phân loại rác đúng cách cho đến những ngày mà những loại rác nhất định được thu gom. Một lời cảnh báo trước cho bạn: nếu bạn bỏ lỡ việc đổ loại rác thích hợp vào đúng ngày, thì bạn phải chờ một tuần cho đến khi bạn có thể bỏ nó đấy!

3. Trải nghiệm lái xe rất khác biệt


rsz_9fe5d3846c

Đầu tiên, bạn cần phải quen với sự thật là hiện tại bạn đang điều khiển vô lăng ở bên phải của chiếc xe và bạn buộc phải lái xe trên lề bên trái của con đường. Thêm nữa, tất cả các giới hạn về tốc độ đều được lên danh sách theo đơn vị kilomet, chứ không phải theo đơn vị dặm đường. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể quy đổi chúng một cách chính xác trước khi tham gia giao thông. Đèn giao thông được xếp theo hàng ngang và có hai hàng, vì vậy cần tốn một ít thời gian để nhận ra đâu là đèn dành cho bạn. Trong khi phần lớn tài xế người Nhật rất chính xác và luôn chú ý, thì vẫn có một mối nguy hại khác trên đường - những người chạy xe đạp bất cẩn thường chạy ra một cách bất ngờ tại những giao lộ và thỉnh thoảng chạy trên phần đường ngược chiều.

Hãy nhớ rằng, bạn không được phép lái xe tại Nhật với bằng lái chỉ dành cho nước Mỹ. Bạn nên hoặc là có một giấy phép lái xe quốc tế được cấp phép bởi Hiệp hội ô tô Mỹ (AAA) hoặc Liên minh du lịch bằng ô tô của Mỹ (AATA) tại Mỹ. Tuy nhiên, những giấy phép đó chỉ có giá trị trong thời gian ngắn ở Nhật (ít hơn 90 ngày). Nếu bạn muốn định cư tại Nhật lâu hơn, bạn nên có hoặc lấy bằng lái xe theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc là đổi bằng lái xe nước ngoài sang bằng lái xe Nhật.

Đừng buồn nếu như toàn bộ việc đó trông có vẻ khó khăn với bạn vì Nhật Bản có dịch vụ tàu hỏa hoàn hảo sẽ đưa bạn đến bất kỳ nơi đâu vào bất kỳ lúc nào.

4. Việc cúi đầu không dễ như bạn nghĩ

Chắc bạn biết rằng trên thực tế người Nhật cúi đầu vào bất kỳ dịp nào từ chào hỏi đến xin lỗi. Việc học cách cúi đầu một cách lịch sự tự nhiên đối với một người nước ngoài có thể thực sự rất phức tạp. Đây là ba loại cúi đầu quan trọng nhất:

  • eshaku – cúi đầu trong trường hợp thân mật và khi chào hỏi, với độ nghiêng khoảng 15 độ.
  • keirei – cúi đầu 30 độ để thể hiện mức độ tôn trọng cao hơn đối với chủ của bạn hoặc những người khác có vị trí xã hội cao hơn bạn.
  • saikeirei – việc cúi đầu 45 độ dành riêng cho những trường hợp trọng đại như gặp hoàng đế hoặc khi bạn phải xử lý một tình huống rất nghiêm trọng (hãy nghĩ đến việc làm hỏng xe của ai đó).

5. Hãy luôn mang theo một chiếc ô vào mùa hè


E9D6AC1DF9

Mùa mưa (tsuyu hoặc baiyu) diễn ra ở hầu hết các nơi ở Nhật từ đầu tháng Sáu cho đến cuối tháng Bảy và sớm hơn một tháng ở Okinawa. Tuy nhiên mưa không xảy ra liên tục trong vòng hai tháng, mà thời tiết trở nên rất khó đoán. Bạn có thể rời khỏi nhà trong khi mặt trời chiếu sáng để rồi nhận ra trời đang mưa tầm tã chỉ trong khoảng một giờ đồng hồ khi bạn chuẩn bị ra khỏi cửa hàng. Nếu như bạn không muốn chi 100 yên mỗi khi trời bắt đầu mưa (hoặc bị ướt sũng), thì hãy luôn mang theo một chiếc ô.

Ngoài ra, đừng quên rằng việc bước vào bất kỳ cửa hàng nào hoặc bất kỳ địa điểm nào khác cùng với chiếc ô ướt sũng là rất bất lịch sự. Có những chiếc hộp đặc biệt được đặt ở bên ngoài, đó chính là nơi mà bạn nên để chiếc ô của mình. Chúng không bao giờ bị trộm mất, nhưng nếu chiếc ô của bạn không có những đặc điểm riêng biệt, thì nó có thể bị lấy nhầm bởi một người nào khác. Thật ngạc nhiên, bạn có thể tìm thấy nó vào ngày hôm sau tại đúng cái hộp đó bởi vì ai đó đã trả nó lại cho bạn.

6. Cảnh sát thực sự rất thân thiện và quan tâm (thậm chí đôi khi hơi quá mức)

Nhật Bản thường dẫn đầu trong danh sách những đất nước an toàn nhất trên thế giới với tỉ lệ tội phạm và giết người cực kỳ thấp. Hiếm khi có ai đó thực sự khóa cửa nhà và nếu bạn mất điện thoại hoặc ví tiền tại trạm xe lửa, có đến 99,99% cơ hội bạn sẽ lấy lại nó vào ngày hôm sau với đúng số tiền đã mất. Vì thế, cảnh sát Nhật thường bận rộn với việc phân loại những vấn đề khác của người dân. Giả sử như nếu bạn bị lạc đường ở Tokyo, một cảnh sát chắc chắn sẽ chỉ đường cho bạn về đến nhà hoặc đến trạm xe điện ngầm gần nhất. Bạn có thể trò chuyện với họ và nói đùa trên đường về nhà. Ngoài ra, những con người thân thiện này có thể gọi cho bạn một chiếc taxi và cho bạn mượn tiền nếu như bạn có một đêm say bí tỉ và bỏ lỡ chuyến xe lửa cuối cùng.

Tuy nhiên, như Karin Muller đã chỉ ra trong cuốn sách của cô ấy "Vùng đất Nhật Bản: Một năm tìm kiếm Wa" thỉnh thoảng những quan tâm thân thiện của cảnh sát địa phương có thể trở nên thái quá. Những sĩ quan địa phương đã thực sự rất quan tâm đến những thói quen hằng đêm của cô ấy, nhiều lần thảo luận về việc cô ấy đi dạo xung quanh bãi biển khi trời tối mà không có một lý do đặc biệt an toàn nào. Nhưng đó là một sự quan tâm đáng yêu giống như một người mẹ, đúng không?

7. Không cần phải kiểm tra lại bất kỳ thứ gì

Không bao giờ có chuyện bạn sẽ nhận nhầm số tiền thối lại từ một thu ngân. Không một cơ hội nào có thể xảy việc đồ mà bạn đặt là giả hoặc bị thiếu phụ kiện đi kèm. Nhật Bản không tha thứ cho việc có mưu đồ bất lương hoặc không trung thực. Nó không chỉ đáng xấu hổ khi lừa một ai đó, mà những người cố gắng làm việc đó và bị bắt sẽ bị phạt và chịu những hậu quả pháp lý rất nặng nề.

Ngoài ra, việc trả giá cũng không xảy ra ở Nhật. Tất cả giá tiền đều cố định thậm chí tại những khu chợ đường phố. Đừng yêu cầu một sự giảm giá nếu như nó không được ghi trên sản phẩm.

8. Hộp đêm không dành cho việc khiêu vũ

Nó nghe có vẻ kỳ lạ - bạn không được phép nhảy tại phần lớn những hộp đêm trên toàn nước Nhật. Căn bản thì, tại bất kỳ địa điểm vào ban đêm nào ở Nhật cũng đều có một biển báo "Làm ơn đừng nhảy" và nếu bạn trở nên nổi loại sau một vài cú thử và vẫn quyết định tiếp tục nhảy nhót, bạn có thể bị đá ra ngoài. Theo một luật được ban hành vào năm 1948 (và chưa bao giờ thay đổi kể từ đó), những câu lạc bộ với diện tích sàn dưới 66 mét vuông (710 feet vuông) không thể có giấy phép và cho phép khách hàng khiêu vũ. Một luật sau đó được ban hành vào năm 1984 cấm việc nhảy nhót sau nửa đêm. Giá bất động sản ở Nhật đang tăng vọt. Việc tìm kiếm và thuê một nơi trên 66 mét vuông trở nên cực kỳ đắt đỏ và khó tìm. Thêm vào những chi phí không cần thiết cho việc có "giấy phép khiêu vũ" từ chính phủ và chúng ta có một chủ câu lạc bộ hoàn toàn bị phá sản, người mà phải làm việc qua nhiều thập kỷ trước khi anh ta bắt đầu ít nhất kiếm được gì đó từ địa điểm đó. 

Nếu bạn lên kế hoạch cho một đêm nhảy nhót ở ngoài cho đến sáng, thì hãy tìm những câu lạc bộ nằm ngoài thành phố hoặc trong những khu công nghiệp như ageHa ở Shin-Kiba (quận cảng biển) ở Tokyo. Những tuyến xe buýt miễn phí từ hoặc đến nhiều nơi khác nhau của thị trấn, thêm vào đó là những địa điểm được mở đến tận khuya với một lực lượng vũ công chuyên nghiệp của ngành giải trí sân khấu. Tuy nhiên, có một sự thay đổi chậm trong cộng đồng và luật "không được nhảy" có thể được chỉnh sửa bởi Olympic Tokyo 2020.

9. Có những đôi dép đặc biệt trong nhà tắm

Đầu tiên, khi bước vào nhà bạn cần phải cởi giày ra và hoặc mang dép trong nhà được chỉ định bởi chủ nhà hoặc đi chân không xung quanh sàn nhà tatami ấm cúng. Ngoài ra, có những đôi dép đặc biệt chỉ dành cho việc đi lại trong nhà tắm. Thường thì nó nằm bên tay trái cạnh cửa ra vào hoặc ngay phía trước lối vào. Bạn phải mang chúng chỉ khi sử dụng nhà vệ sinh và cực kỳ đáng xấu hổ nếu quên thay chúng ra sau khi bạn hoàn tất việc của mình ở đó. Ngoài ra, việc đặt chúng lại đúng cách cũng được xem là một việc làm lịch sự, để người tiếp theo có thể dễ dàng mang chúng vào.

Bạn sẽ tìm thấy "những đôi dép nhà tắm" cùng loại trong nhiều nhà hàng và những địa điểm ở toàn nước Nhật. Hãy đảm bảo rằng bạn không thấy mình mang những đôi dép đó trở lại bàn ăn. Ngoài ra, bạn buộc phải mang theo giày và để chúng ở một bên trước khi bước vào phòng thay đồ của cửa hàng. Tất cả chúng đều có những cái bục đặc biệt sạch sẽ nơi mà bạn nên đi chân không.

10. Việc giặt giũ thường được làm mỗi ngày


BD2F94946C

Về cơ bản thì mỗi gia đình người Nhật đều làm việc giặt giũ mỗi ngày. Trước 7 giờ sáng bạn có thể thấy một số lượng lớn những bộ quần áo sạch sẽ đang phơi ở bên ngoài. Thường thì nó được đánh giá là không phù hợp khi mặc bất kỳ món đồ nào hai lần mà không giặt. Đó là một điểm quan trọng để đánh giá xem liệu bạn có có lên kế hoạch cho việc chia sẻ không gian sống với một người Nhật hay không.

Nguồn ảnh bìa: Moyan Brenn tại flickr.com