3 tháng trước
Kỳ Kinh Nguyệt Đến Sớm Một Tuần Không Còn Là Nỗi Lo Nếu Bạn Biết Những Điều Này
273

3035
Lượt xem
56
Lượt chia sẻ
14
Lượt bình luận

Dù kinh nguyệt là yếu tố quan trọng cho khả năng sinh sản và sức khỏe của phụ nữ, thì nó vẫn luôn là nỗi phiền toái của các chị em.

Hầu hết phụ nữ đều nửa yêu nửa ghét những kỳ kinh. Chúng ta thoải mái khi kỳ kinh đến đúng ngày, không sớm cũng không muộn, và cũng không gây ra quá nhiều bất tiện hay những khó chịu do hormone gây ra, nhưng nói chung thì chúng ta vẫn không ưa gì khi đến tháng.

Và khi có kinh muộn sẽ khiến ta phát hoảng nếu đang quan hệ tình dục và thực hiện biện pháp tránh thai (vì sợ có thai) thì có kinh sớm cũng tệ không kém. Dưới đây những điều ẩn đằng sau việc bạn có kinh sớm...

Bạn ghét việc có kinh sớm hơn một tuần chứ?

Kỳ kinh nguyệt đột ngột đến sớm có thể khá gây đau đớn, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng vì nó khiến cơ thể cực kỳ suy nhược. Vào đúng tuần mà bạn đã lên sẵn kế hoạch với nửa kia, hay có một kỳ nghỉ ngắn ngày, hoặc thậm chí là những bài thuyết trình, phỏng vấn quan trọng mà bạn kỳ vọng rất nhiều - kỳ kinh đến đột ngột có thể phá hủy tất cả, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Trừ việc không nhận thức được kỳ kinh đến, dẫn tới những sự cố ngày "đèn đỏ", bạn cần phải tìm hiểu vì sao lại có kinh sớm, thay vì cứ chìm trong bối rối, lo âu.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường hoạt động như thế nào?

Kỳ kinh của mỗi phụ nữ là không giống nhau, hầu hết sẽ bắt đầu có kinh vào độ tuổi từ 11 đến 13. Dù vậy, các bé gái có kinh từ khoảng 8 đến 15 tuổi cũng là điều khá bình thường.

Một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên của kỳ này đến ngày đầu tiên của kỳ tiếp theo, thường khoảng 28 ngày, đặc biệt đúng khi bạn đang dùng thuốc tránh thai và tính toán theo kỳ kinh.

Với phụ nữ trưởng thành, chu kỳ bình thường có thể dao động trong khoảng 21 đến 35 ngày trong khi thanh thiếu niên từ khoảng 21 đến 45 ngày. Kỳ kinh nói chung khá là khác nhau và chảy máu kinh có thể chỉ tầm 2, 3 ngày hoặc kéo dài cả tuần.


Trong ba năm đầu tiên khi có kinh nguyệt, kỳ kinh của bạn sẽ dần ổn định theo một chu kỳ, và ban đầu thì những ngày "đèn đỏ" này có thể sẽ đến hơi thất thường.

Đôi khi chu kỳ của bạn có thể cũng thay đổi, lúc thì 27 ngày, có lúc lại 30 ngày, hay lần khác thì chỉ có 24 ngày. Điều này cũng hoàn toàn bình thường [2]

Khi nào thì tôi nên đi khám kinh nguyệt?

Kinh nguyệt ra ít hoặc ra nhiều, xuất hiện những cơn đau quằn quại và những chu kỳ đến bất thường là dấu hiệu cho thấy bạn nên đến bác sĩ để khám xét những vấn đề về sức khỏe cũng như hormone.

Và nếu bạn chưa có kinh sau một hoặc hai tháng và không có thai, nếu bạn thấy nôn nao sau khi dùng tampon (băng vệ sinh dạng ống) hay thậm chí là bạn 15 tuổi rồi nhưng vẫn chưa có kinh thì cũng cần đến bác sĩ.

Các lý do khiến bạn có kinh sớm hơn một tuần

Chúng ta cần phải xác định rằng đôi khi có kinh sớm cũng không phải là điều quá quan trọng. Có nhiều lý do khiến kỳ kinh nguyệt đến sớm, bao gồm những lý do vô hại như thay đổi trong chế độ ăn uống hay tập thể thao, căng thẳng, cân nặng, giấc ngủ hay bất cứ thay đổi lớn nhỏ nào trong thói quen của bạn.

Cơ thể con người là một điều khó hiểu mà khoa học vẫn chưa thực sự hiểu hết. Nếu bạn trải qua bất kỳ thay đổi nào trong cuộc sống, và ngày "đèn đỏ" đến sớm, thì hãy cứ vui đi vì cơ thể bạn đang khỏe mạnh và nó chỉ phản ứng với những tác nhân kích thích từ bên ngoài mà thôi. Thực sự không có vấn đề gì cả.

Lý do 1: Bạn căng thẳng, lo âu

Căng thẳng có xu hướng ảnh hưởng xấu tới kỳ kinh nguyệt. Căng thẳng quá mức khiến cơ thể rã rời, mệt mỏi, khiến hormone căng thẳng tăng cao, ảnh hưởng tới tuyến yên và buồng trứng - gây ra việc có kinh sớm, kinh muộn hay thậm chí là nhỡ kinh [3]

Nếu ngày "đèn đỏ" đến sớm, nghĩ xem liệu có điều gì trong cuộc sống khiến bạn lo lắng hay không, cố gắng tạo ra những thay đổi tích cực để kỳ kinh đều đặn.[4]

Lý do 2: Bạn sút hoặc tăng cân

Cân nặng có thể ảnh hưởng tới kỳ kinh theo nhiều cách khác nhau. Đơn giản là vì nó ảnh hưởng tới hormone sinh sản và do đó làm thay đổi chu kỳ của bạn theo hướng tốt lên hoặc xấu đi.

Giảm cân đột ngột do ăn kiêng quá mức, thói quen tập thể thao với cường độ nặng hay thậm chí là ốm đau có thể khiến cho chu kỳ bình thường của bạn bị rối loạn.

Tương tự, tăng cân quá nhanh cũng là dấu hiệu của sự mất cân bằng hormone, khiến kỳ kinh hoạt động không bình thường, có thể đến sớm một tuần hoặc đến muộn một tuần [5].

Để chu kỳ kinh nguyệt đến đều đặn, duy trì mức cân nặng ổn định và chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.

Lý do 3: Bạn bắt đầu hoặc ngừng tránh thai

Thuốc tránh thai, vòng tránh thai hay bất kỳ cơ chế tránh thai nào khác đều điều chỉnh chu kỳ của bạn thông qua hormone và tạm thời gây ra sự mất cân bằng hormone trong cơ thể bạn trước khi dần trở về trạng thái bình thường (trong khi dùng thuốc tránh thai thì các chu kỳ ngắn đều đặn như một cái máy!).

Bắt đầu hoặc dừng tránh thai có thể khiến chu kỳ của bạn bị rối loạn và đến sớm, đến muộn hoặc không đến một khoảng thời gian [6].

Lý do 4: Do có một sự thay đổi, dù là bất kỳ thay đổi nào đó

Trong khi những điều trên có thể hoàn toàn không liên quan gì đến kỳ kinh nguyệt của bạn (hoặc có thể do bạn nghĩ vậy), đôi khi chỉ một thay đổi nhỏ trong lối sống cũng có thể gây ra thay đổi của chu kỳ của bạn, khiến kỳ kinh đến sớm, đến muộn hoặc thậm chí là không.

Khi mang thai có thể xuất hiện một vài đốm máu màu hồng (đôi khi nếu không may cũng có thể đó là bị sảy thai) và bạn có thể hiểu nhầm đó là kỳ kinh đến sớm, đặc biệt là khi bạn không biết mình mang thai.

Bạn vừa mới uống thuốc tránh thai khẩn cấp (Ôi trời tôi quên mất không uống thuốc tránh thai). Hay bạn bắt đầu hoặc chấm dứt một chế độ ăn kiêng, chuyển sang thành phố khác... Bỗng nhiên hoạt động tình dục của bạn thường xuyên hơn, hay vừa mới chia tay người yêu, khiến trái tim bạn tan vỡ.

Nhiều yếu tố từ bên ngoài có thể tác động tới chu kỳ của bạn, và khi cơ thể nhận ra được những thay đổi này và phản ứng lại, thì đó là điều bình thường [7]

Lý do 5: Bạn có thể bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục/nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục

Trong trường hợp bạn hơi mạo hiểm khi quan hệ tình dục với một người bạn không quen biết, bạn có thể bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục - đôi khi những căn bệnh này không có triệu chứng nào rõ ràng ngoài việc bị chảy máu giữa các kỳ, khiến bạn hiểu nhầm là kỳ đến sớm.

Dù cho "kỳ kinh sớm" của bạn có ngắn hơn bình thường một chút, hãy nghĩ lại về chuyện "giường chiếu" của mình và đến gặp bác sĩ[8].

Lý do 6: Bạn có tiền sử bệnh phụ khoa

Nếu bạn từng được chẩn đoán bị hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung (nội mạc tử cung cao bất thường) hay bất cứ vấn đề nào về tử cung hoặc buồng trứng, kỳ kinh bất thường là chuyện tất yếu của bạn.

Nếu bạn chưa từng được chẩn đoán như vậy nhưng vẫn phải đối mặt với những kỳ kinh bất thường trong một thời gian dài, đã đến lúc bạn cần phải đi khám để tìm ra được vấn đề [9].

Vậy đó. Những lý do khiến bạn có kinh sớm có thể chỉ đơn giản là căng thẳng lo âu, cũng có thể nguy hiểm như bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hãy nghĩ lại tất cả những chuyện từng xảy ra với bạn trước khi vội vàng đưa ra một ý kiến nào đó, thoải mái đến bác sĩ mất cứ khi nào bạn thấy mọi thứ rõ ràng... Mấu chốt là đừng có hoảng loạn mà hãy tìm ra nguyên nhân sâu xa của nó, từ đó mới có thể tạo ra những thay đổi tích cực cho chính bản thân mình.

Tài liệu tham khảo