9 tháng trước
Lãnh Đạo Thực Sự Có Nghĩa Là Gì? Và Tại Sao Chúng Ta Cần Nó?
146

3772
Lượt xem
257
Lượt chia sẻ
77
Lượt bình luận

Cho dù nhóm mà bạn đang cố gắng dẫn dắt là nhỏ (hay lớn), thì luôn có những thử thách mà khiến cho việc lãnh đạo trở nên khó khăn. Có lẽ nhóm của bạn đang trải qua một số thất bại và tinh thần nhóm đang tụt dốc vào lúc này. Có lẽ có những thành viên không thể theo kịp tiến độ như những người khác. Hay có lẽ nhóm của bạn luôn hiểu sai những gì bạn muốn nói, gây khó khăn trong việc giữ cho tầm nhìn của bạn và nỗ lực của nhóm được đồng bộ.

Lãnh đạo bản thân nó chưa bao giờ là việc dễ dàng cả. Nhưng nếu bạn hiểu lãnh đạo thực sự nghĩa là gì, thì bạn đã bước một bước lớn gần hơn để trở thành một người lãnh đạo thành công rồi đấy.

Lãnh đạo là một nghệ thuật cho phép những người khác cùng làm việc hướng tới mục tiêu chung


Không có một định nghĩa duy nhất về lãnh đạo và nó thay đổi tùy thuộc vào loại lãnh đạo - Giám Đốc Điều Hành của một công ty, đội trưởng của một đội thể thao, một nhà lãnh đạo tôn giáo, một nhà lãnh đạo chính trị, v.v... Tuy nhiên, khi chúng ta nói một cách khái quát về lãnh đạo, theo chuyên gia về lãnh đạo James McGregor Burns, lãnh đạo là một quá trình trong đó "các nhà lãnh đạo và những người đi theo họ nâng người khác lên các cấp độ cao hơn về tinh thần và động lực".[1]

Một nhà lãnh đạo tạo ra tầm nhìn và thúc đẩy các thành viên trong nhóm làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu chung.

Với một nhà lãnh đạo giỏi, mọi người được thúc đẩy để phát triển và sẽ nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu

Nhà lãnh đạo là người đứng đầu có sức thu hút đối với một nhóm người, sở hữu những kỹ năng để lãnh đạo, truyền cảm hứng và ảnh hưởng đến những người khác để theo đuổi sự phát triển cá nhân của họ và các mục tiêu của nhóm. Các nhà lãnh đạo rất quan trọng vì họ có tác động lớn đến hiệu suất của nhóm, hình thành văn hóa tích cực và thúc đẩy sự hòa hợp và giao tiếp cởi mở trong nhóm.[2]

Một nhà lãnh đạo tuyệt vời là nguồn cảm hứng và động lực cho nhóm.

Một nhà lãnh đạo giỏi làm việc cùng với nhóm khi gặp phải những khó khăn, [3] đồng thời cho họ sự tự do tuyệt vời với cách họ hoàn thành nhiệm vụ. Điều này thúc đẩy sự sáng tạo và cuối cùng mang lại lợi ích cho toàn đội. Họ cũng đảm bảo một môi trường làm việc thân thiện cho từng thành viên đóng góp, khen ngợi và khuyến khích nhóm một cách thường xuyên.

Một nhà lãnh đạo tuyệt vời thúc đẩy các giá trị bằng cách thiết lập các hình mẫu

Một nhà lãnh đạo tuyệt vời là hình mẫu cho nhóm của họ. Họ đặt ra những tiêu chuẩn mà bản thân họ tuân theo một cách nhất quán thông qua các hành vi của chính họ, như đúng giờ, trung thực và liêm chính, v.v... những điều có lợi cho sự thành công của nhóm.

Tất cả các nhà lãnh đạo thành công đều sở hữu một số đặc tính giống nhau, bất kể là loại nào đi chăng nữa

Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hơn, thì hãy tìm hiểu những đặc điểm sau mà tất cả những nhà lãnh đạo thành công đều sở hữu.

1. Nhìn xa trông rộng

Tầm nhìn là khả năng thấy trước được tương lai và thiết lập những mục tiêu để nhóm đạt được. Một người lãnh đạo giúp nhóm khởi đầu và tiếp tục làm việc theo đúng hướng, đúng việc vào đúng thời điểm. Nếu không có tầm nhìn, thì một người lãnh đạo có thể đưa ra các kế hoạch khó hiểu và gây hiểu lầm cho nhóm, điều mà cuối cùng sẽ gây tổn hại đến kết quả của nhóm.

2. Tận tâm

Sự tận tâm với vai trò của một người lãnh đạo có nghĩa là gương mẫu đi đầu. Nếu bạn là một thành viên của nhóm, thì bạn sẽ sẵn sàng làm theo một người lãnh đạo mà luôn hành động khác so với các quy tắc họ đặt ra cho bạn chứ? Rất khó có khả năng này đúng không nào. Một người lãnh đạo phải có tiêu chuẩn cao cho bản thân và hành động một cách nhất quán, để mà các thành viên trong nhóm sẽ tôn trọng sự lãnh đạo của họ.

3. Tính hiếu kỳ và ham học hỏi

Một nhà lãnh đạo phải có kiến thức về những gì họ làm để giúp giải quyết bất kỳ vấn đề nào phát sinh. Nên họ luôn hiếu kỳ và không bao giờ ngừng học hỏi. Họ cũng nên hiểu các thành viên trong nhóm đủ rõ để hành động vì lợi ích của họ. Nếu không có kiến thức và một sự hiếu kỳ mạnh mẽ, thì người đó không có khả năng dẫn dắt nhóm để giải quyết các vấn đề. Các thành viên trong nhóm cũng rất có khả năng thách thức quyền hạn của người lãnh đạo.

4. Tự tin

Sự tự tin là để tin tưởng mà không phải để gây hấn. Đôi khi người lãnh đạo cần phải quyết đoán để thể hiện quyền lực và sự tự tin của họ, để mà các thành viên trong nhóm bị thuyết phục mà làm theo những yêu vầu và kế hoạch của họ. Người lãnh đạo cũng đại diện cho một nhóm với lợi ích và mối quan tâm riêng. Chẳng hạn, trong một công ty có tổ chức phức tạp, người lãnh đạo đại diện cho quyền hạn của những thành viên trong nhóm của họ và đó là lúc cần có sự tự tin.

5. Đạo đức tốt

Liêm chính là điều bắt buộc cho một người lãnh đạo đáng kính. Một người lãnh đạo không có liêm chính, người mà nói một nơi và làm một nẻo, hầu như không thể thuyết phục các thành viên trong nhóm tôn trọng họ. Nếu không có sự tôn trọng, thì một người lãnh đạo sẽ không thể thuyết phục nhóm làm bất kỳ điều gì cho công ty và dẫn đến sự yếu kém trong nhóm.

6. Tin tưởng

Một người lãnh đạo nên tin tưởng khả năng của các thành viên trong nhóm. Bước quanh nơi làm việc sau mỗi 30 phút để kiểm tra tiến trình của nhóm, hay thách thức họ về mọi việc họ làm sẽ không tạo dựng được niềm tin trong nhóm. Cho các thành viên trong nhóm một ít niềm tin và không gian để làm việc của họ, không ai muốn một người lãnh đạo hoang tưởng khó tính.

7. Quyết đoán

Sự quyết đoán rất cần thiết cho mọi doanh nghiệp và công ty. Là một nhóm, chúng ta sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn trong một thời gian ngắn dưới một môi trường áp lực cao. Đó là khi một người lãnh đạo nên đảm nhận vai trò của mình, đồng thời sử dụng kiến thức của chính mình và ý kiến của các thành viên (nếu cần) để đưa ra quyết định trước khi quá trễ.

8. Tích cực

Lạc quan là một phần quan trọng của lãnh đạo. Sẽ có những lúc khi nhóm xuống tinh thần hay cảm thấy lạc lối giữa chừng trong một dự án. Một người lãnh đạo tích cực sẽ tìm thấy những mặt tích cực ở giữa những tiêu cực và khuyến khích các thành viên trong nhóm tiếp tục tiến về phía trước. Một người lãnh đạo bi quan trong công việc hầu như khó có thể tin bất kỳ điều gì tốt sẽ xảy ra về sau.

9. Khiêm tốn

Một người lãnh đạo khiêm tốn theo dõi hiệu suất làm việc, những quyết định và thành tích của chính mình và tự phản ánh liên tục nếu có bất kỳ việc gì họ có thể làm tốt hơn. Bằng cách có sự tự phản ánh mỗi ngày, một người lãnh đạo có thể hiểu rõ hơn những gì họ giỏi và những gì chưa giỏi, và có thể tự cải thiện bản thân từ đó.

Không dễ để có được tất cả những đặc tính này trong một thời gian ngắn, nhưng bạn có thể học hỏi và thực hành nhiều hơn để trở thành một người lãnh đạo tốt hơn.

Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, hãy cố gắng bắt đầu bằng cách làm theo những nhà lãnh đạo mà bạn ngưỡng mộ

Luôn có một cái gì đó mà chúng ta có thể học hỏi từ những nhà lãnh đạo thành công. Hãy làm theo một người bạn ngưỡng mộ chính là cách để bạn khởi động hành trình của mình để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.[4]

Hãy chọn ra 5 nhà lãnh đạo yêu thích của bạn và tự hỏi bản thân tại sao bạn thích họ. Có phải là vì kỹ năng ăn nói của họ, thái độ trong công việc của họ, sự tự tin của họ hay cách họ có thể khiến mọi người lắng nghe không? Hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu những gì bạn nghĩ là những đặc tính và kỹ năng cần thiết mà một nhà lãnh đạo tuyệt vời có, và đưa nó vào cuộc sống của bạn bằng cách ưu tiên thực hành nó hàng ngày.

Hãy nhớ rằng, bạn có thể học hỏi không chỉ từ thành công của họ mà còn những sai lầm của họ nữa! Hãy nhìn Henry Ford, Ford Motor Company có thể thành công ngày nay, nhưng Ford đã không gầy dựng nó mà không gặp phải những khó khăn trước tiên. Chính nhờ sự chú ý đến từng lỗi nhỏ của anh ấy và tìm ra vấn đề tiềm ẩn mà dẫn ông ấy đến thành công về sau.[5]

Để có thể dạy những người khác, hãy học một điều gì đó mới về chuyên môn của bạn mỗi ngày

Mặc dù nó có vẻ nhảm nhí, nhưng luôn đúng khi "cứ dại khờ, cứ khát khao".

Học một điều mới về chuyên môn, công việc hay thị trường của bạn mỗi ngày để tự trang bị bản thân tốt hơn như một nhà lãnh đạo tuyệt vời. Đừng bao giờ ngừng học hỏi. Đừng quên ghi lại những gì bạn đã học chỉ đơn giản là ghi chú lại vào sổ ghi chép hay trong một ứng dụng ghi chú, bởi vì một ngày nào đó các thành viên trong nhóm của bạn sẽ cần lời khuyên của bạn, và kiến thức của bạn phải được tích lũy.

Luôn yêu cầu sự phản hồi, một người lãnh đạo chủ động không bao giờ chờ đợi

Một trong những đặc điểm mà một số nhà lãnh đạo thành công luôn có là họ luôn tìm cách cải thiện. Thay vì chờ đợi các thành viên trong nhóm cho bạn phản hồi, hãy chủ động yêu cầu họ phản hồi.[6] Luôn cởi mở với những lời chỉ trích bởi vì mỗi người đều có điểm mù, và việc để các thành viên trong nhóm chia sẻ phản hồi của họ rất có giá trị cho sự phát triển của một người lãnh đạo.

Bạn có sẵn sàng để trở thành một người lãnh đạo chưa? Đừng lãng phí thời gian và khởi động hành trình của bạn ngay bây giờ bằng cách học hỏi từ những nhà lãnh đạo mà bạn ngưỡng mộ. Hãy nhớ rằng, những sai sót có thể xảy ra trong thời gian đó và điều đó hoàn toàn bình thường. Hãy tin vào bản thân và đừng ngại phạm sai lầm.

Nguồn ảnh bìa: Flaticon từ flaticon.com

Tài liệu tham khảo