10 tháng trước
Trung Thực Không Phải Lúc Nào Cũng Là Thượng Sách
1152

17.5K
Lượt xem
52
Lượt chia sẻ
0
Lượt bình luận

Kẻ nói dối bị lật tẩy. Chẳng ai muốn mình bị phát hiện đã nói dối và bị cho là không trung thực hay có định lừa dối người khác. Nhưng nói dối có thực sự khiến bạn mắc một trong những điều bị nghi ngờ trên không?

Sự thật là cũng có một số lợi ích khi nói dối và không phải lúc nào chúng cũng là vì lợi ích bản thân. Đôi khi người ta chọn cách nói dối là để bảo vệ và tránh cho người khác phải suy nghĩ. Bởi vì nếu đối mặt với sự thật thì sẽ khiến họ bị tổn thương.


Tại sao chúng ta thậm chí vẫn phải nói dối?

Tất cả chúng ta đều cần một chút thời gian để thành thật với chính bản thân mình và thừa nhận rằng tất cả chúng ta đều đã từng nói dối. Bản chất bẩm sinh của chúng ta là nói dối để lừa gạt và đôi khi nói dối là để bảo vệ​​​​​​​.

Vâng, đôi khi chúng ta nói dối để che đậy hành vi xấu, thao túng người khác hay để đạt được quyền lực và những thứ mà chúng ta muốn.

Nhưng chúng ta cũng nói dối để người khác không phải suy nghĩ, tránh xung đột không cần thiết, hay chỉ đơn giản là làm một ngày của một người nào đó tươi sáng lên.

Không trung thực là bản chất của chúng ta

Các nhà nghiên cứu cho rằng hành động nói dối đã phát huy tác dụng sau khi ngôn ngữ phát triển. Đó là sự phát triển chiến lược lừa dối giống như các loài động vật ngụy trang để đánh lừa những kẻ săn mồi hay con mồi của chúng.

Về mặt hiệu quả, nói dối là cách dễ nhất để vươn tới quyền lực và đạt được các nguồn lực. Nếu kẻ thù lớn và mạnh hơn bạn thì sức mạnh cơ thể sẽ không hiệu quả lắm. Nhưng nếu bạn có thể đánh lừa và thao túng kẻ thù thì bạn không chỉ có được các nguồn lực của họ mà còn khiến họ tin rằng đó là ý tưởng của riêng họ.

Chúng ta thường nói dối bằng cách nào?

Điều này tất nhiên là liên quan đến mỗi cá nhân. Tần suất nói dối lần đầu tiên được ghi nhận bởi nhà tâm lý học xã hội Bella DePaulo.

Cô đã yêu cầu 147 người ghi lại những việc không trung thực của họ trong suốt một ngày. Trung bình, các đối tượng của cô nói dối ít nhất hai lần một ngày. Bản thân những lời nói dối tương đối vô hại về bản chất; những lý do vô hại ví dụ như sự chậm trễ. Hay những lời bịa đặt làm sai hình ảnh như việc bạn nói đã chạy được 5 dặm thay vì sự thật chỉ có 2 dặm.

Chúng ta đã và đang bịa đặt từ khi chúng ta học nói

Trong thực tế, chúng ta được tạo điều kiện để nói dối từ khi còn nhỏ. Cha mẹ của bạn đã từng yêu cầu bạn luôn phải cảm ơn chủ nhà vì bữa ăn "ngon" dù bạn cố phải nuốt không? Gạt phép giao tế sang một bên thì đó vẫn là một lời nói dối.

Trẻ em thường học cách nói dối trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Kang Lee, nhà tâm lý học từ Đại học Toronto đã nghiên cứu trẻ em trong độ tuổi từ 2-8 để đánh giá những kiểu nói dối của chúng.

Khi trẻ lần đầu nói dối ở tuổi lên 2 thì đó là dấu hiệu cho thấy chúng đang bắt đầu kiểm tra sự độc lập của mình. Chúng nói dối đơn giản chỉ để xem xem những gì chúng có thể thoát được.

Đến năm lên 8 tuổi, những đứa trẻ thực sự có khả năng nói dối để tránh làm người khác phải suy nghĩ. Kết quả của nghiên cứu thực sự phát hiện ra rằng những lời nói dối này được thúc đẩy bởi sự đồng cảm và lòng trắc ẩn hơn là sự lừa dối và thao túng.


Nói dối là sự phản chiếu những mục tiêu của chúng ta

Đôi khi bạn không cần phải mở miệng để nói dối. Sự biểu cảm đơn giản trên khuôn mặt đã là đủ để truyền tải điều không đúng sự thật.

Thêm thắt, cường điệu hóa là những người bạn thân thiết của những lời nói dối trắng trợn. Nhưng trong trường hợp này, những lời nói dối này hầu như không có hại. Nhưng trên thực tế, nó thể hiện mong muốn của ai đó.

Trong một thí nghiệm mà Robert Feldman thực hiện, ông đã hỏi một số sinh viên về điểm số và nỗ lực của họ ở trường. Hầu hết trong số họ không trung thực về điểm số thực tế của mình. Nhưng thay vì cảm thấy lo lắng giống như hầu hết mọi người đang nói dối thì họ thấy vô cùng hưởng ứng và hào hứng khi khoe khoang về thành tích của mình.

Tim Levine nói rằng: “Chúng ta phải nói dối khi sự trung thực không có hiệu quả”

Liệu có sự khác biệt giữa nói dối có đạo đức và nói dối vô đạo đức không? Nếu chúng ta đang thành thật với chính mình, thì câu trả lời dứt khoát là có. Một số lời nói dối có chủ ý tốt - có nghĩa là để bảo vệ những người đang bị lừa dối.

Người ta đã phát hiện ra rằng nói dối thậm chí còn có những lợi ích về mặt tâm lý cho người nói dối. Những người cực kỳ trung thực với bản thân thì dễ bị trầm cảm hơn so với những người không trung thực. Những người trung thực quá mức, thường được xem là thẳng thừng quá, thậm chí đôi khi bị coi là bệnh hoạn.

Thậm chí có những lợi ích giữa các cá nhân sẽ đạt được từ việc nói dối và họ còn biết khi nào nên làm như vậy. Trên thực tế, nếu ai đó phát hiện ra bạn đã nói dối nhằm bảo vệ họ, điều đó có thể làm tăng sự tin tưởng của họ dành cho bạn.

Những lời nói dối có chủ đích tốt được gọi là lời nói dối được xã hội ủng hộ.

Nói dối để khiến cái tốt thành cái tốt hơn

Lời nói dối được xã hội ủng hộ liên quan đến bốn năng lực riêng biệt của con người: lý thuyết về nhận thức, lòng trắc ẩn, trí nhớ và trí tưởng tượng.

Trong trường hợp này, việc chúng ta lựa chọn nói dối là kết quả của lý luận đạo đức và cảm xúc. Chúng ta ưu tiên lòng tốt hơn tầm quan trọng của sự thật để tránh cho những người khác bị liên quan. Khi não bộ của chúng ta phát triển thì lý luận đạo đức của chúng ta cũng tiến triển với tốc độ tương ứng với khả năng tự kiểm soát cũng như khả năng nhận thức.

Hơn nữa, lời dối trá vị tha nhất được coi là lời nói dối vô hại. Những lời nói dối này có xu hướng là lời giả dối vị tha được thực sự nói ra với cái giá của kẻ nói dối là để bảo vệ người khác. Trong trường hợp này, chúng ta có thể phải chịu phạt cho hành vi sai trái của người khác.


Thành thật mà nói, nói dối trong nhiều trường hợp không hẳn là quá xấu

Cái quyết định mức độ của lời nói dối chính là ý định đằng sau nó. Những lời nói dối là để bảo vệ người khác thực sự có thể giúp củng cố các mối quan hệ. Những lời nói dối khác được nói ra là để tô điểm cho những ai muốn tạo dựng hình ảnh thì nó vô hại hay không vẫn còn là điều đang tranh cãi.

Tất cả chỉ tập trung vào một sự thật là - tất cả chúng ta đều có lý do cho những lời nói dối và cả những sự thật mà chúng ta chọn không chia sẻ. Vào cuối ngày, những gì ta không biết sẽ không làm ta bị tổn thương. Đôi khi một lời nói dối nhỏ rất cần thiết để đảm bảo rằng mọi thứ đều tốt đẹp và diễn ra trôi chảy.