5 tháng trước
Giao Tiếp Hiệu Quả: Ứng Dụng Như Thế Nào Trong Cuộc Sống Thường Ngày?
183

2438
Lượt xem
77
Lượt chia sẻ
3
Lượt bình luận

"Lời nói chẳng mất tiền mua". Câu nói này đã quá quen thuộc đối với chúng ta và cho tới bây giờ, nó vẫn giữ đúng giá trị về mặt ý nghĩa. Nhìn nhận ở một khía cạnh nào đó, giao tiếp được xem như một món hàng nhiều người muốn sở hữu và giao tiếp hiệu quả gần như vô giá trong cuộc sống.

Việc giao tiếp nhằm mục đích giúp cho đối phương có thể hiểu được điều mà người kia muốn nói và ngược lại.

Vậy bạn cần phải làm gì để những điều mình nói có thể được mọi người lĩnh hội một cách tối đa và không gây ra sự hiểu nhầm đáng tiếc. Đây là 3 phương thức hiệu quả giúp bạn đạt được điều đó, dù là trong giao tiếp với đồng nghiệp, "nửa kia của bạn" hay thậm chỉ là con cái.

1. Phát ngôn trên quan điểm "Tôi"

Thông thường, cách tốt nhất để nói sự thật hiệu quả là phát ngôn trên quan điểm "Tôi". Khi cốt lõi của vấn đề đều tập trung vào việc bạn đang trải nghiệm nó như thế nào thông qua cách bạn nghe, nhìn, cảm giác sự việc đó và lý do đằng sao những sự quan sát ấy, mọi người sẽ dễ dàng hơn trong việc đón nhận quan điểm của bạn và đồng thời đưa ra cách giải thích riêng của họ. 

Tiếp cận hiệu quả mọi thứ bằng cách đặt mình vào vị thế của người khác sẽ giảm thiểu nguy cơ hiểu lầm và các cuộc tranh luận có thể xảy ra.

Mark Twain đã từng nói,

“Nếu bạn nói sự thật, thì bạn không cần phải nhớ gì hết.”

Với nhiều người, câu nói này cực kì sáng suốt vì tại mỗi thời điểm, não bộ của chúng ta phải xử lý vô vàn nguồn thông tin khác nhau.

2. Đặt những câu hỏi mở

Có người đã từng nói:

“Không có câu hỏi ngu ngốc, chỉ có những con người như thế mà thôi.”

Trên thực tế, có những câu hỏi giúp bạn tìm kiếm thông tin mong muốn hiệu quả hơn những câu hỏi khác.

Chẳng hạn, bạn có một đứa con gái đang tuổi vị thành niên. Một ngày, sau khi con bạn từ trường trở về, bạn hỏi: "Ngày hôm nay của con thế nào?". "Khá tệ" là câu trả lời duy nhất bạn nhận được. Sau đó, con bé bước thẳng về phòng của mình. Trong trường hợp này, bạn đã phạm sai lầm khi đặt một câu hỏi đóng - loại câu hỏi mà người nghe chi cần trả lời vỏn vẹn trong một vài chữ.

Trong khi đó, những câu hỏi mở lại hoàn toàn khác. Nó đòi hỏi người nghe phải dùng nhiều từ ngữ hơn để trả lời và nhờ đó, cho phép cuộc đối thoại tiếp diễn liên tục bằng việc nối tiếp các câu hỏi mở như thế. Lần tới, nếu có dịp thử lại, hãy thử hỏi: "Hôm nay, lớp con bàn về vấn đề gì trong tiết lịch sử vậy?" Có thể, mọi thứ sẽ khả quan hơn.

Cách giao tiếp này cũng hiệu quả lúc con bạn đang gặp phải chuyện buồn. Bằng cách giao tiếp cởi mở, bạn bộc lộ rằng bạn hiểu chúng đang buồn và sẽ luôn ở bên cạnh để lắng nghe chúng khi chúng sẵn sàng. Việc còn lại là hãy biết lắng nghe thật sự. Trong hoàn cảnh này, phát ngôn trên quan điểm "Tôi" sẽ phát huy tác dụng để chứng tỏ rằng bạn đang chú tâm lắng nghe những gì chúng nói.

Giao tiếp với trẻ con theo cách này cần phải có thời gian luyện tập nhưng đừng vội nản lòng! Thành Rome tráng lệ không thể xây trong vỏn vẹn một ngày, những mối quan hệ đáng tin cậy cũng thế. Chúng cần thời gian.

Bạn nên trở thành người đầu tiên mà tụi trẻ chạy đến xin lời khuyên khi chúng gặp khó khăn. Đó chính là sự thành công của giao tiếp hiệu quả trong đời sống thường ngày.

3. Biết xin lỗi

Không gì có thể phá vỡ những rào cảo giao tiếp nhanh và hiệu quả hơn một lời xin lỗi chân thành. Trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào, không có chỗ cho sự tự cao. Biết chủ động nhận lỗi cho những hành động vô ý là một trong những cách khiêm tốn và lịch sự nhất để bộc lộc bản thân và thể hiện sự tôn trọng với người khác.

Nói ra sự thật với tình cảm chân thành và thỉnh cầu sự tha thứ sẽ củng cố lòng tin đồng thời phá bỏ sự đề phòng của người nhận lời xin lỗi ấy. Hiển nhiên, bạn không cần phải nói lời xin lỗi hằng ngày nhưng hãy chắc chắn rằng bạn biết tận dụng hiệu quả điều đó khi thời cơ đến. Sau cùng, cái gì tới cũng sẽ phải tới.

Những lời khuyên hữu ích trên không chỉ giới hạn trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hay đối với các bậc làm cha mẹ. Phát ngôn trên quan điểm "Tôi", đặt những câu hỏi mở và biết nói lời xin lỗi chỉ là một trong nhiều cách giúp việc giao tiếp trong đời sống hằng ngày đạt hiệu quả hơn. Chúng có thể được áp dụng cho bất kỳ ai vào bất cứ thời điểm nào. Hãy mạnh dạn thử và xem điều kỳ diệu gì có thể xảy đến với bạn.

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com