3 tháng trước
16 Câu Chuyện Hoang Đường Về Kỹ Năng Đời Sống Mà Đa Số Mọi Người Đã Biết
391

4358
Lượt xem
44
Lượt chia sẻ
4
Lượt bình luận

Phải dễ thương, phải đồng ý với mọi thứ, phải luôn có tâm trạng tốt… Xã hội của chúng ta bị chi phối bởi những luật lệ về những điều hợp lý và có thể chấp nhận được.

Làm sao mà bạn có thể đáp ứng được những kỳ vọng đó khi không những phải là một người phụ huynh thương con, một nhân viên mẫn cán mà còn là một người bạn năng nổ ngoài xã hội đây?

Phân biệt những kỹ năng thật sự quan trọng của con người theo những tiêu chuẩn sai lầm.

Xung quanh chúng ta đều có những tuy người bình thường vẫn thành công, có kỹ năng giao tiếp giỏi và lúc nào cũng có những người bạn vây quanh. Bạn cũng có thể nhanh chóng được như họ đấy.

Hãy bắt đầu bằng việc hiểu rằng những giai thoại dưới đây về kỹ năng của con người tồn tại trong xã hội ngày nay về bản chất là sai sự thật.

1. Bạn phải làm bạn với tất cả mọi người, có đúng không?

Đây là một giai thoại phổ biến và nực cười khiến nhiều người bị stress một cách không cần thiết.

Vậy thì hãy nói thẳng. Không, bạn không cần làm bạn với tất cả mọi người.

Mọi người không nhất thiết ai ai cũng phải quý bạn. Và bạn cũng không cần phải quý tất cả mọi người.

Một khi bạn đã biết đây là một câu chuyện hoang đường, bạn sẽ thấy thở phào nhẹ nhõm.

Hãy nghĩ về nó như một sự ưa thích cá nhân tương tự như việc thích hay không thích một món ăn cụ thể. Chẳng có món ăn nào trên đời mà ai cũng thích cả. Cho dù có là món thịt muối hay bánh ngọt ngon tuyệt trần thì vẫn có vài người không thích ăn thịt hay bánh ngọt.

Giờ thì, liệu bạn sẽ phân tích có điều gì sai sót với cái bánh ngon tuyệt trần chỉ vì có người nói họ không thích ăn chúng không?

Chắc là không đâu.

Thế thì tại sao chúng ta lại phải làm điều ấy với bản thân mình?

Thay vì trách móc bản thân, hãy nhớ rằng:

Nếu bạn cố gắng để mọi người yêu quý và chấp nhận mình, bạn sẽ có nguy cơ đánh mất nét bản sắc độc đáo trong con người bạn.

Thậm chí bạn có thể không muốn được một số loại người nhất định yêu quý mình. Suy cho cùng, yêu quý bản thân mới thực sự quan trọng.

2. Bạn có phải luôn giữ vững quan điểm của mình không?

Một vài người cho rằng giữ khư khư những quy tắc và niềm tin sẽ giúp họ trông chân thật và tự tin hơn. Nhưng trong đa số trường hợp, linh hoạt là một kỹ năng quan trọng mà nhiều người đã chia sẻ và đánh giá cao.

Người có tài giao tiếp biết cách "nhảy số" khi hoàn cảnh yêu cầu nhưng vẫn giữ đúng cá tính của mình. Họ phản ứng theo những thay đổi của tình hình, kể cả nếu họ phải bẻ cong các nguyên tắc một chút hoặc giữ trong lòng những suy nghĩ của mình.

Thêm vào đó, mọi người thường đánh giá cao sự cởi mở hơn là những người cứ khăng khăng cái "chân lý" của mình. Kể cả nếu bạn có niềm tin vững chắc, hãy mở cửa cho quan điểm và phản hồi của người đối thoại mà có thể sẽ bổ sung hoặc khuấy động quan điểm riêng của bạn.

Được biết đến là một người cởi mở cũng sẽ khiến bạn dễ gần và dễ làm việc cùng hơn.

3. Bạn phải làm việc chăm chỉ thì mới thành công, có phải vậy không?

Chúng tôi không phủ nhận việc chăm chỉ là chìa khóa để đạt được điều lớn lao. Đương nhiên, không có chuyện một ngày nào đó, thành công và danh vọng sẽ cứ thế rơi vào tay bạn.

Tuy nhiên, hiện nay có một quan điểm mà nhìn chung được chấp nhận rằng thành công không chỉ là vấn đề chăm chỉ.

Đây là vấn đề làm việc thông minh.

Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy những người làm việc năng suất có sự cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Cụ thể, họ làm việc hết sức trong 52 phút và nghỉ ngơi hoàn toàn trong 17 phút. Nghiên cứu tương tự kết luận 10% những người làm việc năng suất nhất thậm chí còn không làm việc đủ 8 tiếng một ngày.

Nếu bạn thật sự cảm thấy hôm nào đó phải làm việc 8 tiếng trở lên, hãy chắc rằng bạn không làm việc quá sức. Các nghiên cứu cho thấy làm thêm giờ thường không năng suất, vì con người không thể tập trung trong một khoảng thời gian dài.[1]

Tốt hơn hết hãy nằm nghỉ, dành thời gian cho gia đình, bạn bè và quay lại làm việc khi đã nạp lại năng lượng và nguồn cảm hứng.

4. Bạn có thể dành thời gian cho mọi thứ phải không?

Nếu bạn thực sự muốn làm việc gì, bạn luôn có thời gian cho nó.

Ừm, cũng không hẳn.

Dành thời gian cho một việc gắn kết với việc xây dựng thứ tự ưu tiên. Nếu muốn làm điều gì mới, bạn sẽ phải tạm biệt với các việc khác mà bạn đang làm. Nếu không, bạn sẽ "tung hứng" rất nhiều việc và không thể "dồn toàn lực" vào bất cứ cái nào.

Jason Fried, CEO of Dự án quản lý phần mềm Basecamp thường nhấn mạnh sự khác nhau giữa thời gian và sự chú ý, chỉ ra thời gian là tài sản quý giá nhất của ông:[2]

“Nếu tôi quá bận để làm một việc, tôi sẽ không nói “Tôi không có thời gian.” Trên thực tế, tôi thường có đủ thời gian. Cái tôi không có – và không thể ép nó ra – là sự chú ý.”

Và hãy nhớ rằng, không phải ai cũng xứng đáng được bạn chú ý. Trước khi xây dựng một dự án, sở thích hoặc một tình bạn mới, hãy đánh giá xem liệu có đáng để bạn đầu tư thời gian không.

5. Bạn luôn phải có tâm trạng tốt và tích cực, có đúng vậy không?

Rất đúng khi nói suy nghĩ tích cực là động lực mạnh mẽ có thể đem lại ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của bạn.[3]

Tuy nhiên, chẳng ai có thể thật sự vui vẻ 365 ngày một năm. Sẽ có những ngày bạn cảm thấy quá đủ cho mọi thứ, và sẽ muốn thu mình lại và ở một mình, kể cả vừa ngủ vừa khóc.

Và đó chính xác là những gì bạn nên làm.

Nếu bạn có một ngày tồi tệ, đừng ra ngoài thể hiện điều đó – trừ khi bạn chắc chắn ngồi cùng những người khác sẽ giúp sốc lại tinh thần. Cố gắng cho thấy gương mặt vui vẻ với mọi người nhưng đừng che dấu hoặc giả vờ nếu đơn giản bạn không có tâm trạng tốt.

Tuy nhiên, lại là một câu chuyện khác nếu tâm trạng xấu kéo dài nhiều tuần. Trong trường hợp này, bạn nên tìm một người bạn – hoặc một chuyên gia – để chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ.

6. Phải chăng bạn phải là người hướng ngoại thì mới thành công?

Chúng ta sống trong thời đại của đầy sức sống và cạnh tranh, nơi mà giao tiếp có vẻ như là chìa khóa sẽ dẫn đến thành công. Do trào lưu này, có một sự hiểu lầm rằng chỉ những người hướng ngoại và có máu phiêu lưu mới có thành công thực sự.

Đây rõ ràng là một câu chuyện hoang đường vì người hướng nội cũng có những thế mạnh riêng có thể giúp họ thành công và nổi tiếng.

Hãy xem này:

Người hướng nội trầm tư, quan tâm đến việc hiểu được bản thân và có khả năng quan sát xuất sắc.

Những kỹ năng như kiên nhẫn, khả năng duy trì tập trung sâu và chú ý đến chi tiết giúp họ đạt năng suất cao hơn.

Để chứng minh điều này, có một số người hướng nội thành công ở nhiều chuyên môn và lĩnh vực, từ Albert Einstein đến Bill Gates, JK Rowling, Steven Spielberg, Mark Zuckerberg, và kể cả Hillary Clinton.

7. Bạn có cần phải nói có với mọi thứ không?

Từ khi còn nhỏ, chúng ta được dạy phải lịch sự và đồng ý làm việc chỉ để làm vừa lòng người khác.

Nhưng trong thời đại sôi nổi như hiện nay, khi thời gian đáng giá hơn tiền bạc, học cách nói “không” là một kỹ năng phi thường.

Nếu bạn thường cố gắng làm vừa lòng nhiều người, có thể bạn sẽ nhận ra rằng xu hướng này là một áp lực bao gồm và đôi khi làm chậm nhân cách và sự phát triển chuyên môn của bạn.

Người nổi tiếng đã biết rằng biết cách nói "không" không có nghĩa bạn là kẻ thô lỗ hay từ chối những lời gợi ý chỉ vì lợi ích bản thân. Ngược lại, nó còn cho thấy chúng ta có chính kiến, có mục đích, hoặc có kế hoạch.

Như Steve Jobs famously đã nói::

“Chỉ bằng cách nói "không" thì bạn có thể tập trung vào những điều thật sự quan trọng.”

Nghệ thuật ở đây là tìm ra sự cân bằng giữa việc luôn luôn làm hài lòng người khác và việc trở thành một người tiêu cực chẳng bao giờ đồng ý giúp đỡ mọi người.

Hãy cố hỏi bản thân xem liệu công việc, cuộc gặp, sự kiện hay hoạt động này có ích cho bản thân hay đóng góp vào điều mà bạn tin tưởng không?

Nếu không, cứ việc nói cái từ ma thuật ấy.

Không.

Và bạn sẽ khám phá ra cảm giác được giải phóng là như thế nào.

8. Bạn nên là thủ lĩnh trong nhóm, đúng không?

Mọi hội nhóm – dù là công việc hay bạn bè – đều có rất nhiều vị trí quan trọng bên cạnh nhóm trưởng. Đó là người tổ chức (Organizer), người khuấy động tiệc tùng (the Party Animal), mẹ của nhóm (the Mom), thằng hề (the Joker) và những vị trí xã hội khác.[4] Không phải ai cũng bắt buộc là trưởng nhóm.

Thay vì tập trung vào việc làm sao để trở thành trưởng nhóm, hãy cố gắng cải thiện kỹ năng xây dựng nhóm hoặc nắm chắc vị trí đặc biệt của bạn trong hội.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy vị trí của bạn trong nhóm có thể được nâng cao, hãy làm theo những mẹo dưới đây để trở thành thủ lĩnh một cách tự nhiên:

  • Tiếp thu những ý kiến về xây dựng kế hoạch và làm như một người điều phối giữa những người bạn có mối quan tâm khác nhau. Nếu bạn chịu trách nhiệm một kế hoạch hay một hoạt động, bạn bè và đồng nghiệp tự nhiên sẽ nhìn bạn với sự ủng hộ và hỗ trợ.
  • Mời bạn bè đến nhà. Trong môi trường mà bạn làm chủ, bạn sẽ là chủ nhà, người hướng dẫn và một thủ lĩnh một cách tự nhiên.
  • Gợi ý một hoạt động chung mà bạn hiểu rõ nhờ đó bạn có thể dẫn dắt nhóm của mình thông qua nó.
  • Giúp giải quyết những vấn đề giữa bạn bè, đồng nghiệp và xây dựng sự chắc chắn trong nhóm.

Trong bất kỳ trường hợp nào, hãy nhớ rằng bạn không nhất thiết phải là thủ lĩnh của nhóm mà phải trở thành một thành viên đáng giá của nhóm.

9. Bạn phải “biết cách nói chuyện”, phải vậy không?

Con người phụ thuộc vào ngôn ngữ vì đó là cách đối thoại hữu hiệu nhất.

Ờ thì… cũng không hẳn.

Nhiều nghiên cứu đồng ý rằng ngôn ngữ cơ thể thường áp đảo ngôn ngữ nói.[5] Trên thực tế, chúng ta luôn giao tiếp với tất cả mọi người, kể cả khi chúng ta không nói chuyện.

Cố gắng chú ý vào giọng nói, cử chỉ, biểu hiện và diện mạo mà ta truyền đạt có thể tăng cường hoặc gây thiệt hại một cách đáng kể đến các kỹ năng con người.[6]

10. Bạn có cần phải luôn luôn trong tư thế sẵn sàng không?

Nếu bạn là người chịu nhiều trách nhiệm trong công việc và gia đình, có thể bạn sẽ cảm thấy mình phải là người có thể liên hệ được 24/7.

Tuy nhiên, quá nhiều người trông vào bạn có thể gây mệt mỏi và cáu bẩn.

Nếu đồng nghiệp không đưa ra quyết định nào trước khi hỏi ý kiến bạn, hoặc nếu lũ trẻ gọi bạn liên tục mỗi khi chúng không tìm được gì trong nhà, thì bạn cần phải đặt ra giới hạn.

Trước hết, nói với đồng nghiệp rằng bạn không rảnh sau hàng giờ làm việc hoặc bảo họ nhắn tin thay vì gọi điện.

Để điện thoại mở trong trường hợp có việc quan trọng, nhưng cố gắng hạn chế việc để cố định "có sẵn" trên mạng xã hội và các nền tảng nhắn tin. Bạn sẽ khám phá ra rằng khóa trang mạng xã hội một thời gian là việc rất nên làm và giúp thần kinh của bạn êm ái hơn.[7]

11. Bạn có nhất thiết phải đồng ý với tất cả những thứ mà người lớn tuổi hoặc bề trên nói không?

Từ khi còn bé, chúng ta được dạy phải nghe lời người lớn, làm những việc thầy cô bảo và không được thắc mắc quan điểm của người có học thức và uy tín.

Khi lớn lên, chúng ta phải tự mình quyết định.

Chắc chắn, bạn sẽ đánh giá cao lời khuyên do những người có kinh nghiệm hoặc kiến thức về một chủ đề nhất định. Tuy nhiên, bạn không nên coi bất cứ quan điểm bên ngoài nào là sự thật hiển nhiên.

Trên thực tế, Albert Einstein từng mang tiếng coi thường chính quyền và thường xuyên bị xử phạt thời trẻ tuổi. Nhưng chính sự khinh thường này giúp ông thách thức nhiều quan niệm phổ biến và đạt được những khám phá chấn động.

Ông từng nói:

“Niềm tin mù quáng vào chính quyền là kẻ thù lớn nhất của sự thật.”

12. Bạn có cần phải chạy theo xu hướng không?

“Chạy theo xu hướng” có thể là một chiến thuật tốt trong một vài trường hợp.

Nhưng có thể bạn sẽ không thể theo mãi được.

Những người thành công không ngại nhận thêm trách nhiệm và thay đổi chiều hướng sự kiện.

Như Sigmund Freud từng nói:

“Đa số mọi người không thật sự muốn tự do vì tự do đi kèm với trách nhiệm, và phần lớn đều sợ trách nhiệm.”

Nếu bạn muốn thành công, hãy làm chủ cuộc đời mình. Chạy theo xu hướng thì chỉ để cho tiệc tùng và kỳ nghỉ cuối tuần mà thôi.

13. Bạn có nên giữ chặt những vấn đề của mình trong lòng không?

Chẳng ai thích người suốt ngày phàn nàn và chỉ nói về vấn đề của họ. Nhưng cứ giữ tất cả rắc rối trong lòng sẽ rất có hại.

Không phải có hại tới hình ảnh của bạn, mà là với tâm sinh lý của bạn.

Rất nhiều nghiên cứu đã xác nhận việc dồn nén những cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến bệnh tim và các loại ung thư.[8]

Nếu tức giận, chán nản và lo âu tích tụ trong bạn trong một thời gian dài, hãy tìm ai đó để nói chuyện, cũng như chuyển sang cách sống có lợi cho sức khỏe hơn.

Kể cả nếu nguồn cơn của áp lực và lo lắng hơi tế nhị, thì hãy nói chuyện với ai đó có thể giúp giải phóng căng thẳng và nhìn nhận vấn đề theo một cách khác.

14. Bạn phải sống phóng khoáng và vui vẻ, có nhất thiết phải vậy không?

Mỗi người được tạo ra theo cách khác nhau. Một số trong chúng ta giỏi về khả năng ứng biến và giải trí trong khi những người khác giỏi lên kế hoạch, tổ chức và lên ý tưởng. Một nhóm bạn hoặc đồng sự vững mạnh sẽ luôn bao gồm hai và rất nhiều kiểu tính cách.

Sự thật là khiếu hài hước là một kỹ năng con người có giá trị.

Tuy nhiên, đôi khi hiểu những câu nói đùa nhiều khi quan trọng hơn là tạo ra chúng. Và thật sự là việc không nói những câu bông đùa còn tốt hơn là cố nặn ra vài câu mà không thể đem lại hiệu quả gì.

Khi bạn ở cùng bạn bè hoặc đồng nghiệp, cứ thư giãn, quan sát mọi người xung quanh và phản ứng của họ. Và làm theo những chỉ dẫn sau để dẫn dắt tốt hơn với sự hài hước.

15. Bạn nên luôn luôn kiên nhẫn, có đúng không?

Đương nhiên, kiên nhẫn là một phẩm chất đáng khâm phục – nó thậm chí còn nằm trong danh sách bảy đức tính của Công giáo. Tuy nhiên, có một vấn đề là kiên nhẫn có thể bị nhầm lẫn với nhu nhược, chần chừ hoặc thậm chí là lười biếng.

Nếu bạn đang chờ đợi điều gì xảy ra, thay vì làm việc (thậm chí chiến đấu) để đạt mục tiêu, bạn đang để mất cơ hội chứ không phải kiên nhẫn.

Nếu bạn đang trong một mối quan hệ không hiệu quả và "kiên nhẫn" chờ đợi điều gì đó thay đổi, bạn đang khiến bản thân mất phương hướng và trốn tránh ra quyết định.

Nếu bạn đang mắc kẹt với công việc không đâu và tự hứa "sẽ làm gì đó vào năm sau," bạn không hề kiên nhẫn. Bạn chỉ đang chần chừ và tự mình cướp mất hạnh phúc của bản thân.

16. Bạn có nên khiêm tốn không?

Khiêm tốn cũng là một đức tính thường bị hiểu nhầm. Khi nào bạn vượt qua giới hạn giữa sự nhún nhường một cách lịch sự và việc quá rụt rè, khúm núm?

Nếu bạn cứ suốt ngày nói rằng bạn hoặc việc bạn làm "chẳng có gì đặc biệt", đa số mọi người có thể sẽ tin. Nhưng làm thế nào mà bạn có thể tìm được giao điểm của sự khoe khoang và tự hạ thấp bản thân?

Trước hết, bạn phải cân nhắc về người nói chuyện với bạn là ai. Ví dụ, bạn có thể không nên thảo luận về sự thăng tiến của bạn với người vừa mới mất việc.

Thứ hai, khi ai đó hỏi về những thành tựu của bạn đừng có làm chúng nghe như là "chẳng có gì đặc biệt" - kể cả khi bạn đang đùa. Cứ giải thích lý do việc bạn làm rất quan trọng nhưng đừng nói cả tối về chuyện đó.

Hãy tận dụng ưu thế của những kỹ năng đời sống mà bạn có

Trước khi bạn phấn đấu để phát triển những kỹ năng đời sống cụ thể, hãy nhìn thật kỹ về con người bạn.

Bạn chắc chắn có những phẩm chất quý giá giúp phân biệt bạn với những người xung quanh.

Vì vậy, hãy thôi nghĩ về chuyện bạn nên là con người như thế nào. Thay vào đó, hãy cứ là mình đi.

Và hãy quên những câu chuyện hoang đường làm bạn thấy như mình đang không đáp ứng được những tiêu chuẩn mà mình tưởng tượng ra.

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com

Tài Liệu Tham Khảo