3 tuần trước
8 Lý Do Mạnh Mẽ Nhất Để Sống Chung Với Kẻ Thù Của Bạn
481

8576
Lượt xem
423
Lượt chia sẻ
113
Lượt bình luận

Tất cả chúng ta đều có kẻ thù; có thể là những người luôn vui cười khi chúng ta đang khổ sở và đau đớn. Đôi khi, kẻ thù của bạn xuất phát từ việc họ ghét tính cách cũng như hoàn cảnh mà bạn đang có. Mặt khác thì cũng có những kẻ ganh ghét bạn chẳng vì một lí do nào cả.

Không kể đến việc kẻ thù ghét bạn ra sao, có tựa như mặt trăng với mặt trời hay không, hãy thử suy ngẫm những lí do dưới đây để thấy được tại sao bạn nên trân trọng những người không ưa bạn. Bài viết này không chỉ đơn thuần cho bạn thấy làm thế nào để tránh đụng độ với những người bạn ghét, mà còn khuyến khích bạn hãy yêu lấy những kẻ đang ghét mình.

Hãy nắm lấy những bí kíp này nhé.

1. Hãy thực hành cách kiểm soát cơn giận dữ của mình

Thực lòng mà nói, những kẻ luôn ganh ghét chính là những người thầy dạy cho bạn hiểu các cung bậc tức giận của mình. Điều này là đúng đắn bởi kẻ ghét bạn lại chính là người luôn khiến bạn phải trào cơn tức, nhưng nếu nói họ cũng là người khiến bạn phải học cách kiểm soát cơn giận dữ cũng chẳng sai. Bạn không thể nào yêu nổi những người mà bạn không có cảm tình, vì thế cho nên dù rằng khó chịu bạn sẽ phải học cách kiểm soát bản thân mình.

Kiểm soát cơn giận dữ là một bài học cần thực hành chứ không gắn với lý thuyết suông.

Kẻ địch của bạn giống như những nhà tâm lý trị liệu bạn mong mỏi, nhưng trái lại bạn chẳng hề mong muốn điều này. Càng ghét họ cay đắng đến bao nhiêu thì cơ hội để điều tiết cơn giận dữ của bạn càng cao đến bấy nhiêu.

2. Đây là một cơ hội mà bạn có thể cạnh tranh lành mạnh

Có thể bạn chưa biết điều này, những người ghét bạn là những đối thủ cạnh tranh tuyệt vời khi họ giúp bạn khai thác những thế mạnh mà bạn không ngờ tới (đôi khi, bạn thậm chí còn không biết rằng mình có những khả năng hoặc chưa bao giờ tự mình thử thách bản thân về khả năng đó cho đến khi kẻ thù của bạn khơi nó ra). Đây chính là động lực đúng đắn mà bạn cần có để có thể sải những bước dài tới thành công.

Tuy nhiên, thì bạn cũng cần phải cẩn trọng, bởi bạn sẽ chẳng bao giờ muốn biến mình thành một phiên bản xấu xa khi cạnh tranh. Cạnh tranh với kẻ thù là cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt, và bạn phải luôn tự nhắc nhở bản thân rằng không bao giờ được để mình bị tổn thương hay đạo đức bản thân trở nên suy đồi trong cả quá trình dài hơi này. Vì lẽ đó, cạnh tranh lành mạnh chính là thứ mà bạn luôn cần.

3. Tất cả những nhận xét tiêu cực từ họ có thể giúp bạn tạo ra đột phá

Lẽ đương nhiên là kẻ thù không bao giờ dành cho bạn những lời có cánh. Tuy nhiên họ càng nói về những điều họ ghét ở bạn thì đó chính là sự thật mà bạn cần phải thay đổi.

Ví von một cách dí dỏm thì bất cứ khi nào bạn nghe thấy một điều không hay về bản thân từ người ghét bạn, bạn luôn sẵn sàng lùi lại một bước để đánh giá lại bản thân mình. Đó chính là cơ hội để bạn có thể thay đổi theo hướng tích cực hơn, trở thành một người tốt thật sự khi nghe được sự thật về chính mình. Đây chính là minh chứng xác thực cho thấy kẻ thù của bạn đôi khi là nhà tâm lý trị liệu theo một cách rất đặc biệt.

4. Kẻ thù đôi khi lại trở thành đồng minh mạnh nhất

Thể hiện sự chân thành đối với người bạn không ưa chính là một nỗ lực trong việc tương tác và làm hòa với họ. Cuối cùng, nếu bạn thành công trong việc cố gắng tìm điểm chung giữa hai người, đồng thời cố gắng hàn gắn mối quan hệ thì cả hai có thể trở thành những người bạn tuyệt vời. Và làm gì có ai không cần bè bạn bao giờ, đúng chứ?

Điều này giúp bạn hòa hoãn và làm việc với mọi người khác trong một quãng thời gian về lâu về dài. Bạn có cơ hội để cải thiện kĩ năng giao tiếp với người khác và đồng thời cũng là điểm cộng lớn của bạn trong mắt người khác.

5. Việc này sẽ giúp bạn gia tăng thêm sự tích cực của bản thân

Trong tất thảy những khía cạnh tiêu cực, một tia tích cực mỏng manh luôn là chìa khóa mở ra tất cả.

Đôi khi, sự hiểu biết bạn có về kẻ không ưa mình sẽ giúp bạn tập trung hơn vào những khía cạnh tích cực hay những điều tốt đẹp mà bạn đang có. Rất nhiều thời gian, chúng ta từng bỏ lỡ những điều tốt đẹp tiong cuộc sống của chính mình. Bởi có lẽ, do bạn quá tập trung về kẻ thù của mình mà quên đi những gì đang có.

Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng chính sự ngu muội này khiến chúng ta phải bước chậm lại và đánh giá cao những điều mình đang có (và cả những người đang ở chung quanh mình).

6. Có khi chúng ta đang hiểu lầm

Đôi khi, nguyên nhân mà bạn có kẻ thù thường rất vô lý. Có thể bạn không hề hay biết nguyên nhân gây rạn nứt mối quan hệ của hai người và người ghét bạn sẽ khiến bạn hiểu rõ ngọn ngành.

Không có gì khiến bạn hiểu rõ về sự rạn nứt của một mối quan hệ hơn việc bạn trực tiếp tiếp xúc với người ganh ghét bạn. Điểm này, chính xác là việc này, sẽ giúp bạn có thêm nhiều nỗ lực trong việc hàn gắn lại mối quan hệ cũ. Hiểu nhầm không ngừng lại, chính vì thế bạn luôn phải sẵn sàng đối phó với nó.

7. Hãy học cách biểu đạt tình cảm ra bên ngoài

Hãy tự nhắc bản thân rằng kẻ thù thường khiến bạn không coi trọng những người dành tình cảm cho bạn. Yêu và ghét là hai cảm xúc trái ngược và hiển nhiên là nếu bạn quá chú trọng vào một cảm xúc nào đó thì bạn sẽ quên dần thứ còn lại.

Tuy vậy thì, khi mà bạn có kẻ thù thì đồng nghĩa rằng cũng sẽ luôn có những người yêu quý bạn. Bạn cần phải trân trọng những gì mà họ đã, đang và sẽ làm cho bạn. Đừng bao giờ vì ganh ghét người khác mà quên đi những người luôn yêu quý bạn.

8. Bạn có thực sự cần đến sự ganh ghét đó không?

Sự thật cho thấy rằng kẻ thù luôn mang lại những cảm xúc tiêu cực và phản ứng tồi tệ đến cho bạn. Nếu bạn đang sống một cuộc sống khá giả, bạn thực sự chẳng cần đeo thêm những hành lý vướng víu này làm gì cả.

Ganh ghét là một hành vi xấu nên hãy cố gắng gạt bỏ nó ra khỏi đầu. Chẳng ai có thể thành công trong cuộc sông nếu luôn mang theo mình những thứ cảm xúc tiêu cực đầy vướng víu. Hiển nhiên, ganh ghét chính là loại cảm xúc tiêu cực cần phải gạt bỏ nhất.