2 tuần trước
Bí Quyết Bày Tỏ Sự Bất Đồng Nhưng Không Làm Tổn Thương Lòng Tự Trọng Của Người Khác
399

4547
Lượt xem
338
Lượt chia sẻ
117
Lượt bình luận

Chắc bạn đã từng nghe trước đây rồi và tôi sẽ nói lại thêm lần nữa - bạn dùng một phần ba thời gian trong cuộc đời bạn để làm việc. Mặc dù câu nói đó là một trong những câu kiểu "vâng, vâng, tôi biết điều đó" thì bạn thực sự nên cân nhắc lại.

Một phần ba thời gian sống là một lượng lớn thời gian. Nếu bạn làm việc toàn thời gian nó sẽ tương đương với 80 ngày làm việc mỗi năm. Trời! Trong khi càng ngày càng nhiều người làm việc theo kiểu nhà thầu, thì phần lớn chúng ta làm việc với các đồng nghiệp hay công nhân.

Cho dù chúng ta làm việc trong một văn phòng khổng lồ với 1000 nhân viên khác hay trong một doanh nghiệp hộ gia đình chỉ với 5 người, thì chúng ta vẫn thường xuyên va chạm với nhiều người khác nhau trong những công việc thông thường.

Khi có chiều hướng cần tương tác với người khác, chúng ta đôi khi không đồng ý. Điều mà chúng ta sẽ bàn luận ở đây là làm sao để từ chối một cách lịch sự để có được cái bạn muốn trong công việc.

Tôi đã ở trong lực lượng lao động sau đại học khoảng 25 năm. Tôi thực sự đã trải qua điều mà tôi xác định đó như là 2 công việc.

Công việc thứ nhất của tôi kéo dài khoảng 12 năm, đó là quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ quy mô lớn. Đỉnh cao nhất của tôi là đã quản lý 80 đồng nghiệp ở 3 chi nhánh và doanh thu hằng năm khoảng 6 triệu đô. Xuyên suốt thời gian làm việc, tôi dưới trướng nhiều sếp mà tôi chưa bao giờ chạm mặt trực tiếp.

Công việc thứ 2 của tôi đạt mốc 14 năm, tôi đã làm việc trong nhiều môi trường công ty khác nhau với quy mô từ 40 đồng nghiệp đến cả 1000 người trong tòa nhà của tôi. Không cần phải nói, tôi đã trải qua nhiều những bất đồng hơn những gì tôi sẽ chia sẻ. 

Tôi có luôn luôn có được thứ tôi muốn không ư? Không. Nhưng tôi đã có một sự sáng suốt hơn rất nhiều. Tôi học cách làm sao để từ chối một cách lịch sự để có được cái tôi muốn, ít nhất là hầu hết thời gian.

Hãy tìm hiểu nó nào.

Trong công việc bạn có rất nhiều đồng nghiệp mà bạn có khả năng sẽ tranh luận hay không đồng ý với họ.

Nhóm của bạn

Nếu bạn làm việc với những người làm việc giống bạn, giống như một nhóm 10 nhà phân tích kinh doanh, đó là một nhóm mà thi thoảng bạn có thể phải tranh luận.

Từ kinh nghiệm mà nói, tôi đã làm từ việc bán hàng sang tuyển dụng khoảng một thập kỉ rồi. Vài đồng nghiệp tôi hòa đồng được, số còn lại tôi hầu như không nói chuyện vì chúng tôi không tán thành về hầu hết cách làm việc của nhau.

Phòng ban khác

Nếu bạn là một nhà phân tích kinh doanh, có lẽ bạn sẽ làm việc với các phòng ban khác trong các dự án, điều này nghĩa là có khả năng bạn sẽ bất đồng với họ. Điều này thì càng phổ biến hơn trong môi trường các công ty lớn.

Tôi đã ở trong nhiều tình huống làm việc mà ở đó nguyên một nhóm chả thèm để tâm gì đến nhóm còn lại. Hai nhóm phải tương tác trong rất nhiều dự án và dường như hay cãi nhau và bất đồng về từng thứ nhỏ nhặt trong suốt thời gian đó.

Trưởng nhóm hoặc dự án

Không đồng ý với lãnh đạo dự án hoặc nhóm không phải là hiếm. Nếu bạn đã từng làm việc với một sáng kiến lớn hơn, thì có lẽ bạn đã thấy sự năng động này trong trò chơi.

Bất cứ nơi nào nếu có từ 4 - 25 người nằm trong một nhóm dự án. Thì thông thường có một người lãnh đạo dự án hoặc loại người tương tự trở thành người cầm lái.

Bây giờ nếu người này là người có kỹ năng quản lý nhóm thì thường không có vấn đề gì. Nhưng nếu người này giống một người "làm theo cách của tôi hay làm theo cách tốc hành" - kiểu người bạn có thể có vài cuộc tranh luận nảy lửa lâu dài.

Sếp của bạn

Nhiều người chúng tôi không đồng ý với sếp của mình. Tôi cảm thấy như tôi có thể viết cả một bài về vấn đề này. Một số người trong chúng ta may mắn gặp được một người sếp thúc đẩy, khuyến khích và hỗ trợ sự lớn mạnh cũng như sự phát triển của chúng ta. Nhưng một số lại không.

Hãy chấp nhận việc đó. Đây là một trong những tình huống khó khăn nhất để học cách từ chối lịch sự. Nhưng chắc chắn là có thể thực hiện được.

Nói ngắn gọn, lý do tại sao chúng ta không đồng ý là vì chúng ta là con người. Vì thế tất cả chúng ta đều có quan điểm riêng về cách mọi thứ nên được thực hiện, về kinh nghiệm của bản thân, về yếu tố thúc đẩy bản thân, về sự bất an của chính chúng ta, v.v.

Tất cả chúng ta đều khác biệt và có một quan điểm khác nhau về mọi thứ. Chúng ta nhìn thế giới thông qua lăng kính cuộc sống của chính cá nhân ta.

Điều này đúng với bất kỳ tình huống nào khi có những người khác tham gia. Vợ chồng, bạn bè, bố mẹ, trẻ em, đồng nghiệp, thậm chí ở cửa hàng tạp hóa.

Tất cả những điều này cũng diễn ra nơi làm việc. Một số động lực lớn để từ chối trong công việc bao gồm:

Nhu cầu về quyền lực

Mọi người đều muốn kiểm soát cuộc sống của họ theo một kiểu nào đó và điều này cũng đúng trong công việc. Và đó là một điểm đáng lưu tâm.

Những rắc rối phát sinh khi ai đó đang ỷ vào quyền lực của họ so với người khác một cách thường xuyên. Nhu cầu về các khoản tín dụng, nhu cầu luôn luôn đúng, nhu cầu được xem là người đề xuất và người quan trọng.

Tội nghiệp bản thân

Chúng ta đều biết nhiều người rất giỏi trong việc đóng giả người bị hại. Bất cứ điều gì không thuận theo ý của họ thì luôn là lỗi của người khác.

Đây là một chiến thuật tuyệt vời suốt đời cho họ bởi vì họ không bao giờ phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình.

Tất nhiên một tác dụng phụ là họ đổ lỗi cho người khác về mọi thứ (cho dù điều đó có đúng hay không) và điều này có thể dẫn đến sự bất hòa và bất đồng quan điểm.

Chúng ta đã luôn làm thế theo cách này

Đây là một cái gì đó mà tất cả chúng ta hầu như có thể xác định được.

Khi có nhiều sự đa dạng trong cấp độ kinh nghiệm của cùng một công việc tương tự, sẽ có nhiều lần bạn được những người mới hỏi "tại sao chúng ta làm theo cách này", và "tôi đã hoàn thành theo một cách khác và nó tốt hơn bởi vì...". Họ có xu hướng không đồng ý với những người đã thực hiện theo một quy trình hoặc hệ thống nhất định trong một thời gian dài mà không chấp nhận thay đổi.

Và sau đó, có những người làm theo cách riêng của họ, điều đó tốt trong một số trường hợp nhưng có lẽ không phải ở những người khác.

Thiếu sự tương tác

Vấn đề này rất lớn. Khi ai đó chỉ nhận được một phần thông tin cho công việc, họ cho là chỉ cần làm những gì họ nghĩ họ phải làm, không nhất thiết là những gì người yêu cầu muốn.

Bạn nhận được lời phản hồi "Tôi đã nói với bạn rằng tôi muốn có ____________ (điền vào chỗ trống) và đó không phải là những gì bạn đã đưa cho tôi". Điều này phổ biến ở khắp mọi nơi do mọi người lúc nào cũng bận rộn, và thành thật mà nói, nhiều người không phải lúc nào cũng là những người giao tiếp giỏi.

Khác biệt về tầm nhìn

Giả sử tôi là một giám đốc tài chính và tôi có một tầm nhìn nhất định cho định hướng của công ty. Tôi làm việc khá chặt chẽ với giám đốc điều hành, người này có một tầm nhìn khác cho công ty.

Vì chúng tôi phải làm việc để hướng tới một mục tiêu chung nhưng chúng tôi nhìn nhận mục tiêu theo cách khác nhau, nên chúng tôi thường tranh luận. Phải nói là rất nhiều.

Nếu chúng tôi không đồng ý về phương hướng và chiến lược chung cho mục tiêu, thì cả hai chúng tôi sẽ hướng tới một nơi mà chẳng có đi đến đâu cả.

Như chúng ta gần như có thể thấy được, những cuộc tranh luận về việc có những tầm nhìn khác nhau thì không phải tất cả đều quá tệ, nhất là khi cả hai đều đam mê thành công.

Khi làm việc hướng tới một mục tiêu chung, việc bạn tranh luận và bất đồng về điều gì đó có nghĩa là bạn quan tâm đến nó. Vì vậy, hãy ghi nhớ điều này vào lần tới khi bạn và sếp không đồng ý về việc nên làm gì đó.

Bạn đang làm việc để đạt được một số thành công cho công ty. Hãy nhớ điều này và đừng sợ khi phải chỉ ra sự thật này cho sếp của bạn (hoặc bất cứ ai) mà bạn đang bất đồng ý kiến.

Mặc dù thực tế là bạn đang không đồng ý về cách đạt được một mục tiêu nhất định, nhưng bạn đang làm việc hướng tới một mục tiêu mà nó quan trọng đối với bạn. Làm việc hướng tới những gì bạn muốn.

Đừng vì cá nhân. Một lần nữa, đây là lời khuyên tuyệt vời cho cuộc sống nói chung nhưng chắc chắn đúng trong trường hợp này. Chúng ta đều thấy cuộc sống theo cách khác nhau. Kinh nghiệm của tôi tạo nên cách tôi nhận biết các tình huống, điều đó cũng đúng với bạn.

Ghi nhớ điều đó và đừng để bụng khi một ai đó bất đồng ý kiến với bạn. Hãy cứ nói lên những ý kiến và điều đó sẽ giúp bạn tìm ra và đạt được cái bạn muốn.

Khi bạn từ chối một cách tôn trọng, bạn cũng có được... sự tôn trọng. Nhận được sự tôn trọng cũng giúp bạn có được những gì bạn muốn. Điều này là khi người khác biết bạn là người sẵn sàng đấu tranh cho những gì bạn thấy quan trọng. Và điều này sẽ giúp bạn có được những gì bạn muốn.

Khi bạn từ chối lịch sự trong công việc, bạn đang học cách làm hài lòng sếp của bạn. Bạn nhận ra rằng bạn có thể đi bao xa, hay bạn có thể không đồng ý như thế nào.

Khi bạn có thể bày tỏ sự bất đồng một cách tôn trọng, một người sếp tốt sẽ tôn trọng điều đó và nghĩ rằng bạn là một người mang ý tưởng mới tới cho công ty. Một khi bạn học được cách làm hài lòng sếp hiệu quả, ít nhất là hầu hết thời gian, nó sẽ giúp bạn có được những gì bạn muốn. Và có một ông sếp theo phía bạn là một điều vô giá.

Cuối cùng, khi bạn có thể từ chối một cách lịch sự, nó sẽ giúp bạn quản lý sự nghiệp tốt hơn.

Nếu bạn cảm thấy mình bị trả lương thấp, việc trò chuyện với người quản lý của bạn trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn cảm thấy như bạn đang thực hiện 3/4 công việc trong một dự án và kẻ lười biếng Larry chỉ đang làm 1/4, bạn có thể nói rõ điều này với Larry hoặc sếp của bạn.

Khả năng không đồng ý một cách lịch sự sẽ giúp bạn trong mọi lĩnh vực quản lý sự nghiệp của bạn.

Lúc ban đầu, bạn sẽ nghĩ về nó thường xuyên hơn. Hãy nhớ thông tin quan trọng này khi bất đồng hoặc tranh luận xảy ra tại nơi làm việc:

Tranh cãi có nghĩa là bạn quan tâm (trừ trường hợp tội nghiệp bản thân). Bạn đủ quan tâm về một cái gì đó mà bạn có một ý kiến mạnh mẽ về nó. Và bạn sẵn sàng mở miệng để chia sẻ ý kiến của mình và chiến đấu cho những gì bạn cảm thấy là đúng. Đó là một điều tốt.

Rất là tốt khi tranh luận và bất đồng trong công việc khi hai bên cùng làm việc hướng tới cùng một mục tiêu và đam mê đạt được điều đó. Điều này có nghĩa là cả hai đều muốn thành công bằng cách này hay cách khác chỉ là không đồng ý về cách đạt được nó mà thôi.

Trong hầu hết các trường hợp, tranh luận không phải là một điều xấu. Một công ty tuyệt vời nên nuôi dưỡng một môi trường và văn hóa nơi mà nó cho phép và thậm chí khuyến khích những ý tưởng khác nhau và thách thức lẫn nhau. Đây là cách đổi mới xảy ra, mọi người giữa những ý tưởng.

Tuy nhiên, nếu thường xuyên tranh cãi và ai đó thường thắng, thì tất cả mọi người thực sự thua.

Khi ai đó thắng một cuộc tranh cãi hoặc bất đồng, điều đó có nghĩa là những người khác sẽ thua. Và người thua cuộc tranh cãi sau đó sẽ có một cái tôi bầm dập và có khả năng sẽ có cảm xúc xấu. Người thua cuộc cũng sẽ nhiều lần chứa đựng sự oán giận đối với cả người mà họ tranh luận cũng như người quản lý (nếu có) cho phép điều đó xảy ra. Việc này cũng làm ảnh hưởng đến người quản lý. Người thua cuộc tranh cãi cũng như bất kỳ người quan sát nào có nhiều khả năng sẽ không nói bất cứ điều gì vào lần tới.

Thấy chưa? Mọi người đều thua.

Khi không đồng ý trong công việc, điều quan trọng là phải nhớ một vài lời khuyên để bạn có thể không đồng ý một cách lịch sự. Chúng ta hãy xem cách để làm điều đó:

1. Chắc chắn rằng sự bất đồng là về ý tưởng chứ không phải con người

Khi chúng ta tranh luận, đó là giữa hai hoặc nhiều người. Khi chúng ta bất đồng, đó là về một ý tưởng.

Khi bạn nhớ rằng bạn không đồng ý về một ý tưởng, nó sẽ đưa việc cá nhân hóa ra khỏi đó. Bạn có thể nhớ rằng, không phải một người tranh luận với bạn được coi như là người với người, mà là hai người thách thức ý tưởng của nhau.

Việc đó làm giảm yếu tố cá nhân và hiệu quả hơn. Bạn có thể nhớ rằng bạn đang làm việc cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung.

2. Sẵn sàng để thừa nhận bạn sai

Kể cả khi bạn hoàn toàn chắc chắn rằng bạn không sai. Nghe thật hài hước đúng không?

Khi bạn thừa nhận bạn sai, cả khi bạn biết là không, điều đó sẽ gỡ rối tình huống.

Việc bạn sẵn sàng thừa nhận mình sai ngay lập tức thay đổi động lực của sự bất đồng. Nếu bạn cho là ít nhất bạn sai một phần, bạn đã lưu lại thể diện cho đồng nghiệp của bạn bằng cách thừa nhận nó.

3. Có cái nhìn khách quan

Bạn biết những ý tưởng của bạn là tuyệt nhất nhưng có liệu có xứng đáng để tranh luận để chứng tỏ nó không?

Hãy chắc chắn rằng bạn không bị cuốn vào cuộc tranh luận nảy lửa mà bạn không quan tâm đến các khía cạnh và ý kiến khác. Xem xét các ý kiến khác cũng giúp những người xung quanh nhìn thấy khía cạnh hoặc ý tưởng của bạn tốt hơn.

Khi bạn nói điều gì đó giống như "Bạn biết không Jim, tôi thực sự thích lập trường của bạn trên X, Y, Z, vậy làm thế nào để chúng ta có thể làm việc với cả hai ý tưởng này nhỉ?" Bạn đang xác nhận những gì người khác đang nói và cho thấy rằng bạn tin vào ý tưởng của họ. Đây là công cụ rất là mạnh mẽ.

4. Giữ thái độ chuyên nghiệp

Tôi khá động tay động chân khi có điều gì đó xảy ra mà tôi không thích hoặc không đồng ý. Tôi đã nhận một email thứ khiến tôi cực kì tức giận và tôi ngay lập tức đã phản ứng lại. Thật sự là một ý tưởng tồi tệ.

Khi khôn ngoan hơn, tôi đi ra ngoài và ép mình không trả lời cho tới khi tôi có thời gian để bình tĩnh lại.

Hãy nhớ giữ bản thân bình tĩnh và xử lý chuyên nghiệp khi có tranh cãi.

5. Hãy dùng những câu chuyện, không phải số liệu

Điều đó có thể như là bạn đang thể hiện bộ não lớn của mình khi bạn phá vỡ tất cả các quy luật và giả thiết nhưng nó không giúp bạn nhiều. Thực tế, nó ngăn mọi người lại và thu hút những cái liếc khinh thường trong một khoảng thời gian ngắn.

Những gì cần ở đây là kể một câu chuyện hay. Khi bạn có thể kể một câu chuyện giúp bạn minh họa quan điểm của mình, bạn sẽ giúp mọi người nhìn thấy và đồng nhất với quan điểm của bạn tốt hơn nhiều.

6. Hãy tìm điểm chung

Điều này đúng trong bất kỳ môi trường hợp tác hoặc loại nhóm nào, phải không?

Nhiều trường hợp, giải pháp tốt nhất là thỏa hiệp sự hoàn thành phần lớn những gì mọi người muốn đạt được. Bạn muốn có được nhiều nhiến lược cùng thắng nhất có thể.

Kết luận

Chúng ta đã có một cái nhìn sâu về cách bày tỏ bất đồng một cách lịch sự trong công việc để có được những gì bạn thực sự muốn. Một khi bạn có thể thành thạo điều này, nó sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình hiệu quả hơn nhiều.

Hãy nhớ rằng, không xấu khi bất đồng trong công việc. Các công ty tốt nhất nuôi dưỡng văn hóa của các ý tưởng khác nhau. Điều này dẫn đến những bất đồng và sau đó dẫn đến sự đổi mới. Giám đốc điều hành của công ty tôi đang làm việc phát biểu điều đó rất hùng hồn:

“Đôi khi chúng tôi đồng ý kịch liệt.”

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com