2 tuần trước
Cách Đọc Suy Nghĩ Của Mọi Người Khi Xảy Ra Mâu Thuẫn (Trong Công Việc Và Gia Đình)
640

8681
Lượt xem
111
Lượt chia sẻ
0
Lượt bình luận

Hãy đối mặt với nó. Mâu thuẫn là không thể tránh khỏi. Chúng ta đều có quá nhiều tranh cãi và xung đột với đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phát hiện ra một người trong cuộc đời bạn có thể dễ dàng dập tắt mâu thuẫn ngay khi nó bắt đầu nhen nhóm.

Bạn tự hỏi, bí quyết của họ là gì? Họ dường như biết người kia nghĩ gì và chỉ cần búng tay một cái, họ đã làm giảm nhiệt tình huống căng thẳng.

Nhưng không may, không phải ai cũng tự nhiên trở thành một chuyên gia xử lý mâu thuẫn. Hơn nữa, những kiểu người chúng ta gặp rất đa dạng– không hề giống nhau. Điều có thể xúc phạm người này có thể không đúng với người khác.

Để thật sự tìm ra được căn nguyên của vấn đề và giải quyết mâu thuẫn, bạn cần hiểu được cảm xúc, quan sát hành động, thái độ của họ và nói ít nhưng nghe nhiều. Nói ngắn gọn, bạn phải đọc được suy nghĩ của người khác.

Tuy nhiên, nói thì dễ hơn làm. Đa số trường hợp, mọi người đều để cảm xúc chi phối bản thân, làm cho mâu thuẫn trở nên trầm trọng thêm.

Dưới đây là hướng dẫn để đọc suy nghĩ của người khác khi xảy ra mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn.

Trước hết, ghi chú lại những kiểu người nóng giận khi xảy ra mâu thuẫn là rất quan trọng. Một khi bạn nhận diện được họ thuộc kiểu nào, việc đọc suy nghĩ của họ sẽ dễ dàng hơn thông qua hành vi và mong muốn của họ. Chỉ khi đó bạn mới tìm được cách tiếp cận họ và tìm ra giải pháp.

Kiểu nóng giận này rất khó đoán, được bộc lộ trực tiếp và thông qua cử chỉ. Có thể sẽ có phản ứng rất mạnh, người đang giận giữ sẽ quát tháo đầy tức tối vào mục tiêu. Người đó có thể thường xuyên đập phá hoặc quăng ném đồ đạc xung quanh trong cơn giận giữ.

Cách giải quyết:

Từ bỏ cái tôi và sự kiêu hãnh của bạn đi.

Cho dù rất bị khiêu khích, nhưng đừng mang lửa ra dập lửa.

Không kích động họ là điều cực kỳ quan trọng. Thay vào đó, hãy tìm cách làm họ bình tĩnh lại. Vì lúc này họ đang trong trạng thái cực kỳ mong manh, nhạy cảm với mọi thứ bạn định nói. Chỉ một từ sai cũng có thể khiến họ về thế thủ và nổi điên, khiến tình hình tệ hơn.

Đừng tranh cãi với họ về chuyện ai đáng trách, ai đúng ai sai. Thay vào đó, hãy hỏi xem họ định giải quyết vấn đề thế nào.

Để họ bình tĩnh lại.

Nếu nỗ lực nói chuyện với họ một cách bình tĩnh và lý trí vẫn trở nên thất bại, thì cứ kệ họ đi. Chẳng có ý nghĩa gì để cố gắng nói lý với họ khi mà mọi lý lẽ đã bay khỏi đầu họ lúc họ nổi cáu.

Kiểu nóng giận này là một dạng lạm dụng cảm xúc và tâm lý có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới người nghe thông qua từ ngữ. Người nóng giận sẽ thể hiện sự giận dữ bằng cách gào thét, lăng mạ, đe dọa, chế nhạo và chỉ trích.

Những người này xả cơn tức giận của họ bằng cách cố gắng làm tổn thương người khác. Sau đó, họ thường cảm thấy xấu hổ và hối hận khi bình tĩnh lại.

Cách giải quyết:

Đừng để bụng.

Những người nóng nảy về mặt ngôn từ nói ra những lời dễ gây đau lòng. Thay vì để bụng mấy lời đó, hãy hiểu rằng chúng không thể làm bạn đau lòng trừ khi bạn lựa chọn như vậy. Bạn được lựa chọn để phản ứng. Bạn có thể chọn đau lòng vì những lời họ nói hoặc để nó trôi đi.

Không chỉ có vậy, hãy tránh việc nói trong cơn giận chỉ vì người kia cũng vậy. Đừng hạ thấp họ. Những gì họ nói hầu hết đều bị điều khiển bởi cảm xúc thay vì thực tế, đều ám chỉ nỗi sợ, sự thất vọng và cái tôi bị tổn thương của họ.

Hãy nhớ, một khi người này đã bình tĩnh lại, họ chắc chắn sẽ cảm thấy hối hận về những lời đã nói với bạn. Để bụng những lời họ nói sẽ không thể giúp họ - hoặc bạn - cảm thấy tốt hơn. Nếu có chuyện gì xảy ra thì điều đó sẽ chỉ khiến tình hình căng thẳng hơn mà thôi.

Đối đáp bằng sự hài hước.

Nếu bạn không thể cưỡng lại việc đưa ra một hai câu đáp lời, thì hãy thử nói đùa với họ thử xem. Mặc dù không ai thích bị lấy ra làm trò đùa, nhưng đưa ra một hai câu nói đùa có thể giúp xoa dịu không khí căng thẳng giữa bạn và họ – lời nói đùa thậm chí có thể khiến họ cười.

Đặt ra giới hạn để biết khi nào họ đã đi quá xa.

Đôi khi, những người nổi cáu với bạn sẽ có xu hướng nói những thứ đi quá giới hạn. Những người hung hăng về ngôn từ có thể không nhất thiết nổi cáu với bạn nhưng cũng có thể họ nổi cáu với người khác rồi vô tình lan sang bạn.

Nếu bạn thấy chuyện đã đi quá xa, hãy nói với người đó một câu không có ý buộc tội, nhưng vẫn thể hiện quan điểm rõ ràng rằng họ đã quá giới hạn và chúng ta sẽ không nghe thêm gì nữa.

Một lựa chọn khác là nói với họ một cách bình tĩnh rằng bạn hiểu tại sao họ nổi điên, nhưng họ không nên đổ hết mọi thứ lên đầu bạn.

Nếu cả hai lựa chọn đều không hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể dừng cuộc nói chuyện và để người kia bình tĩnh lại. Hãy luôn nhớ giữ sự kiểm soát cuộc nói chuyện.

Đây là cách mang tính xây dựng và lành mạnh nhất để làm chủ cơn giận. Những người này tận dụng cảm xúc nóng giận và chuyển đổi nó thành động lực chuyển biến tích cực (positive change). Họ đối thoại cởi mở với những người khác về những vấn đề họ gặp phải với một thái độ bình tĩnh và hợp lý nhưng vẫn cứng rắn và khách quan với tình hình. Sau đó, họ thảo luận cách giải quyết với người kia.

Tóm lại, họ không ngại đối chất, giữ cơn giận của mình trong lòng hoặc thể hiện qua sự chỉ trích bằng cử chỉ và/hoặc ngôn từ để truyền tải thông điệp của mình. Họ hướng đến sự chuyển biến tích cực đối với thế giới và những người khác mà không gây căng thẳng hay phá hoại.

Cách giải quyết:

Thể hiện sự thấu hiểu.

Những người nóng giận quyết đoán không có ý định làm hại bạn mà muốn giải quyết vấn đề một cách lý trí. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa những lời họ nói đều bọc đường đâu.

Lắng nghe những cảm giác chân thật của họ về chuyện xảy ra và đồng cảm với họ.

Ví dụ:

Nếu một người nói với bạn họ không thích cách bạn không hoàn thành đúng hạn chót một dự án, hãy cho thấy bạn thấu hiểu bằng cách nói rằng, bạn biết hậu quả của việc nộp sản phẩm muộn và bạn sẽ cố gắng cải thiện.

Hãy tránh việc nói bạn biết rõ người kia cảm thấy thế nào vì bạn chưa chắc đã biết hết mọi thứ.

Cho họ thứ họ muốn.

Tìm ra thứ họ muốn từ bạn. Những người này đang tìm kiếm sự thay đổi và thường là nhằm để mọi thứ tốt hơn. Vì vậy, hãy tìm ra điều mà bạn có thể làm để giúp hoặc đáp ứng nhu cầu của họ sau khi họ đề cập đến vấn đề.

Một khi họ đã đưa ra vấn đề, thảo luận với họ xem bạn có thể làm gì để cải thiện tình hình.

Một người hung hăng thụ động thường tránh đối chất và kìm nén bất cứ cảm xúc nóng giận nào đối với người khác. Kết quả là, những người này thể hiện những cảm xúc tiêu cực một cách kín đáo thông qua hành động thay vì giải quyết chúng. Điều này tạo ra một ranh giới mờ ảo giữa những điều họ nói và ý họ là gì.

Ví dụ:

Giả sử, bạn đang chuẩn bị một kế hoạch đi chơi Hawaii. Một người có thái độ hung hăng thụ động có thể sẽ không đồng ý với một kế hoạch một cách bí mật nhưng thay vì nói rõ quan điểm, thì họ lại đồng ý với bạn. Bởi vì sự thật họ không phải như vậy, nên những hành động của họ sẽ chỉ ra điều đó. Đó có thể là việc hạn chế tham gia thảo luận, cố ý mắc lỗi hoặc rút lui khỏi chuyến đi vào phút cuối.

Nói ngắn gọn, họ tìm mọi cách trốn tránh kế hoạch.

Cách giải quyết:

Nói chuyện một cách quyết đoán.

Như đã đề cập, người hung hăng thụ động tránh những cảm xúc tiêu cực, không đề cập trực tiếp. Vì vậy, tùy thuộc vào bạn để đối chất với họ về điều đó.

Hãy hướng đến vấn đề và sự hận thù xung quanh cả hai người. Nói với họ cảm xúc của bạn về những việc họ làm để khiến họ hiểu bạn có chủ đích gì. Sau đó cố gắng làm rõ liệu họ có giận bạn và sau đó khiến họ phải nói về nó.

Đừng hoan nghênh họ.

Đôi khi người hung hăng thụ động sẽ nói những thứ mà ý họ không phải như vậy.

Đây là một ví dụ:

Bạn mất thêm một chút thời gian mới trả lại được quyển sách mà bạn mượn từ họ, và khi cuối cùng bạn cũng có cơ hội trả lại, họ nói, “Chà cậu mất một tháng mới trả lại sách nhưng không sao, cảm ơn!”

Thay vì cuốn vào những câu nói mồi và vặn vẹo ý họ thật ra là gì, đừng nghĩ quá phức tạp và hồi đáp theo nội dung tình huống – chứ không phải theo văn cảnh.

Vì thế, bạn có thể nói, “Không có gì!” với họ ở đúng vị thế, nhưng đừng nghe những câu mồi chài của họ, đây là cách tốt nhất để vô hiệu hóa họ.

Nhà tâm lý học nổi tiếng Robert Cialdini chia sẻ một khái niệm tương tự về sự "có qua có lại" trong cuốn sách của ông ấy là: "Sự ảnh hưởng" sẽ có thể được áp dụng trong trường hợp này.[1] Bằng việc cho đi, không mong nhận lại điều gì cho mình, thì bạn đang rời khỏi bốn bức tường để họ báo đáp bạn.

Và giờ bạn đã biết, nếu bạn có thể nhận diện được kiểu người nóng giận, bạn sẽ có thể hiểu được cách giải quyết phù hợp để giải quyết mâu thuẫn nhanh như lúc nó bắt đầu.

Hãy nhớ:

  1. Nhận diện được kiểu người nóng giận
  2. Hiểu được thái độ, biểu hiện và quá trình suy nghĩ
  3. Tiếp cận và phản ứng một cách hợp lý

Nguồn ảnh bìa: Pexels từ pexels.com

Tài liệu tham khảo