7 tháng trước
Cảm Xúc Tiêu Cực Giúp Cải Thiện Trí Nhớ Và Khả Năng Phán Đoán Của Bạn

225
Lượt xem
2
Lượt chia sẻ
1
Lượt bình luận

Xe của bạn bị hỏng ngay trước khi một trận mưa trút xuống. Bạn tự nhắc nhở mình rằng cần phải lạc quan, nhưng cảm giác chán nản bắt đầu len lỏi vào bên trong bạn. Phần tệ nhất là, chính bạn cũng cảm thấy những cảm xúc tiêu cực của bạn thật tệ! Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học đã tiết lộ rằng những cảm xúc tiêu cực thực ra có lẽ lại là tốt cho bạn, ít nhất là trong ngắn hạn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng của các loại cảm xúc khác nhau đối với khả năng phát hiện sự nói dối, ghi nhớ các thông tin và sự kiên trì đối với các nhiệm vụ khó khăn. Thật ngạc nhiên, những người tham gia thử nghiệm có những cảm xúc tiêu cực, kể cả do điều kiện thời tiết những lúc trời mưa hay là những cảm xúc được khơi mào trong phòng thí nghiệm, đều thể hiện tốt hơn ở cả ba hạng mục trên.

Não bộ của chúng ta được cảnh báo đối với những ký ức đau thương

Khi nghĩ về nó, bạn sẽ thấy khá hợp lý khi các cảm xúc tiêu cực thường dẫn đến những kỹ ức rõ nét hơn và sự phán đoán cũng tốt hơn. Não bộ của chúng ta được cảnh báo để nhận ra những nguyên nhân gây đau đớn giúp chúng ta có thể tránh được chúng trong tương lai. Khi có những cảm xúc tiêu cực, các giác quan của bạn được tăng cường để xem xét bất cứ thứ gì trong môi trường xung quanh có thể khiến bạn thấy khó chịu. Khi các giác quan của bạn có thêm thông tin, các ký ức của bạn sẽ trở nên rõ nét và khả năng phán đoán của bạn trở nên rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là, những nghiên cứu này chỉ tập trung vào lợi ích của các cảm xúc tiêu cực trong ngắn hạn. Căng thẳng hoặc trầm cảm mãn tính sẽ tàn phá sức khỏe và khả năng tận hưởng cuộc sống của bạn. Nếu bạn luôn có tâm trạng không tốt, điều đó có thể đang báo hiệu về một tình trạng sức khỏe như trầm cảm, hoặc sự cần thiết phải thay đổi điều kiện sống của bạn.

Tập trung vào những ký ức tồi tệ sẽ giúp bạn phán đoán tốt hơn

Miễn là những cảm xúc tiêu cực chỉ là thoáng qua, thì chúng sẽ làm tăng khả năng nhận thức của chúng ta theo một số cách khá thuyết phục. Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Xã hội thực nghiệm (The Journal of Experimental Social Psychology)[1], đã chỉ ra rằng những người mua hàng có tâm trạng tồi tệ do tình trạng thời tiết xấu sẽ nhớ lại chi tiết của những cửa hàng mà họ từng ghé qua một cách dễ dàng hơn.

Những cảm xúc tiêu cực có thể làm được nhiều thứ hơn là chỉ nâng cao khả năng nhớ chi tiết của bạn. Chúng cũng có thể giúp cho bạn đưa ra những đánh giá xã hội một cách xác đáng, chẳng hạn như đoán đúng về việc ai đó đang nói dối bạn. Trong một nghiên cứu tâm lý xã hội khác, những ứng viên được hướng đến các tâm trạng tiêu cực, tích cực hoặc trung lập bằng cách xem các đoạn phim khác nhau. Sau đó, họ được cho xem một vài cuộc nói chuyện với những người đã ăn cắp hoặc không ăn cắp thứ gì đó. Những ứng viên được hướng đến các cảm xúc tiêu cực thường nhận dạng được tên trộm một cách chính xác hơn những ứng viên được hướng đến cảm xúc tích cực.[2]

Cuối cùng, các cảm xúc tiêu cực có thể làm tăng thêm sự sẵn sàng kiên trì với các nhiệm vụ khó khăn của bạn, và làm giảm hội chứng tự phá hoại (self-sabotage). Các nhà khoa học đã nghiên cứu tần suất của chứng "tự chấp" (Self-handicapping) - Xu hướng cố ý tạo ra các rào cản cho thành công của chính mình do nỗi sợ bị thất bại - trên các ứng viên đã từng có những cảm xúc tiêu cực hoặc tích cực.[3] Theo nghiên cứu này, các nhà khoa học đưa ra cho các ứng viên một lựa chọn giữa việc uống một loại trà có thể giúp gia tăng hiệu suất của họ và một loại trà làm ức chế hiệu suất của họ. Việc chọn loại trà làm ức chế hiệu suất nghĩa là họ thuộc loại "tự chấp" (Self-handicrapping). Các nhà khoa học cũng quan sát thời gian mà các ứng viên bị kẹt với một nhiệm vụ khó khăn. Các ứng viên có tâm trạng tiêu cực dường như ít chọn loại trà gây ức chế hiệu suất hơn, và có vẻ như kiên nhẫn lâu hơn đối với những nhiệm vụ được giao.

Lần tới nếu bạn thấy mình đang có một tâm trạng tồi tệ, hãy dừng lại một lát để đánh giá cảm xúc đó và những lợi ích mà nó mang lại. Hãy nhớ rằng nếu các ký ức của bạn trở nên rõ nét hơn, những phán đoán của bạn cũng sẽ chính xác hơn, hoặc quyết tâm của bạn sẽ cao hơn. Bạn có thể không thích những cảm xúc tiêu cực, nhưng việc hiểu rõ về những mặt tích cực mà cảm giác này mang lại có thể khiến chúng đỡ đau đớn hơn. Sau đó, có thể bạn sẽ thấy rằng đôi khi có những cảm xúc tiêu cực cũng không quá tệ.

Tài liệu tham khảo