4 tháng trước
Làm Sao Để Vượt Qua Nỗi Bất An Và Lấy Lại Kiểm Soát Trong Cuộc Sống
437

4861
Lượt xem
343
Lượt chia sẻ
15
Lượt bình luận

Bạn đã từng trải qua cảm giác ấy, khi bạn không thể ngừng nghĩ về những tình huống tệ nhất có thể xảy ra khi bạn nhắm mắt lại?

Lỡ như mình không tạo được ấn tượng tốt trong ngày đầu? Xem nào, mình sẽ mặc bộ quần áo này. Như vậy thì có bị quá lố không? Thôi rồi, mình phải dậy sớm để ủi áo nữa. Khoan đã, mình đã khóa cửa chưa?

Thường thì những lo lắng này là không cần thiết.

Trong một nghiên cứu vào năm 2015[1], các chuyên gia phát hiện ra rằng những người bị ám ảnh hoặc thường xuyên lo lắng có xu hướng trở nên sáng tạo hơn. Đáng tiếc thay, dù những nỗi lo vô cớ ấy gần như lúc nào cũng cực kì sáng tạo, nhưng chúng cũng khiến sự bất an trong bạn trở nên trầm trọng hơn.

Những người hay lo lắng thường suy nghĩ nhiều về những chuyện không cần thiết

Họ sử dụng trí tưởng tượng của mình sai cách. Họ cứ ôm vào người những suy nghĩ nếu như, đáng lý ra, đáng lẽ mình nên, thay vì chú tâm giải quyết vấn đề.

Họ tập trung quá mức vào tương lai. Nhà diễn giả người Mỹ Leo F. Buscaglia có câu phát biểu rất hay, "Lo lắng không bao giờ xóa được khổ sở ra khỏi ngày mai, mà chỉ cướp đi niềm vui của ngày hôm nay."

Họ thường xuyên đoán tâm trí người khác. Cố gắng đọc suy nghĩ của người khác không phải lúc nào cũng có ích. Như vậy chỉ đem lại thêm lo lắng và những sự hiểu lầm.

Nhiều người có thói quen lo lắng quá mức tin rằng họ không thể thay đổi thói quen này, hoặc khi nỗi sợ qua đi thì họ sẽ ổn thôi, bất chấp cảm giác trải qua nỗi sợ đó là quá sức chịu đựng của họ. Vì vậy họ cứ để dang dở vấn đề đang gặp phải ở đó. Nếu suy nghĩ ấy đang ở trong đầu bạn thì bạn nên từ bỏ chúng càng sớm càng tốt. Bởi vì...

Những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần và thể chất bạn sẽ phải chịu

Tình trạng cảnh giác cao độ. Vì hay lo lắng và bất an, họ luôn tìm kiếm các mối đe dọa tiềm ẩn, kể cả trong những chuyện nhỏ nhặt nhất.

Giảm khả năng tập trung và khả năng quyết định. Suy nghĩ của những người hay lo âu thường không ở lâu được trong đầu họ. Nếu không tập trung, họ không thể tư duy rõ ràng hay đưa ra quyết định.

Họ chỉ tập trung vào vấn đề. Thay vì tìm phương pháp giải quyết vấn đề, họ trở nên ám ảnh và chỉ có thể nghĩ tới chính vấn đề đó.

Lo lắng khiến hệ miễn dịch của bạn hoạt động kém đi. Khi tâm trí căng thẳng vì lo lắng, cơ thể bạn sẽ trở nên mệt mỏi, yếu ớt, từ đó khiến bạn dễ tổn thương hay nhiễm bệnh hơn.

Lo lắng gây mất ngủ. Đầu óc quay cuồng với những suy nghĩ náo loạn, bạn không thể nào có được một giấc ngủ ngon.

Vậy, làm sao để bạn thôi không lo lắng và suy nghĩ quá nhiều nữa?

Viết những nỗi lo của bạn ra giấy

Làm như thế nào? Mỗi khi bạn lo sợ, hãy liên tục đưa ra những vấn đề đang làm bạn phiền lòng cùng với những giải pháp bạn có thể nghĩ tới trong vòng 3 phút. Bạn không cần phải sắp xếp suy nghĩ của mình, chỉ cần viết tất cả những gì trong đầu bạn ra là được.

Tại sao? Thường thì chính những suy nghĩ mơ hồ, trừu tượng mới khiến bạn lo lắng nhiều đến vậy. Khi khiến chúng trở nên rõ ràng hơn bằng việc viết ra, bạn có thể loại bỏ lo âu và nỗi sợ ra khỏi đầu bạn. Hơn nữa, khi nghĩ nhiều hơn đến giải pháp, bạn có thể tập trung vào hành động và kết quả sau đó, thay vì mắc kẹt mãi với vấn đề đó.

Ví dụ: Bạn nói một điều không hay với đồng nghiệp, và bạn lo lắng rằng cô ấy sẽ giận và để bụng. Hãy viết ra những cách giải quyết bạn có thể nghĩ ra để sửa sai lầm này, như là tới gặp và xin lỗi người đồng nghiệp ấy chẳng hạn.

Tập trung vào môi trường bên ngoài thay vì những suy nghĩ trong đầu bạn

Làm như thế nào? Khi bạn không vướng bận chuyện gì, thì cũng đừng quanh quẩn với những suy nghĩ hay lo âu trong đầu, mà hãy chuyển sự chú ý sang nơi khác - chi tiết của những gì bạn nhìn thấy.

Tại sao? Khoa học đã chứng minh được rằng đầu óc không tập trung không mang lại suy nghĩ vui vẻ[2]. Những người này thường nghĩ tới điều tích cực, và hầu hết nỗi lo đều do tự mỗi người tạo ra. Để đầu óc bạn tập trung vào một chủ đề thực tế nào đó thay vì những tưởng tượng không thực có thể giúp bạn sống trọn vẹn hơn ở hiện tại.

Ví dụ: Khi bạn đang đi đến nơi làm việc, đừng để đầu óc đang thảnh thơi trôi tuột trở lại những vấn đề gây khó nghĩ, căng thẳng, mà hãy tập trung vào người và cảnh vật xung quanh, hoặc những điều bé nhỏ ngay sát gần bạn.

Thách thức những suy nghĩ lo lắng vô căn cứ của chính mình

Làm cách nào? Liệt kê nỗi lo của bạn ra và đặt ra cho chính mình, ở vị trí của một người thứ ba, một số câu hỏi sau.

  • Có bằng chứng nào chứng mình rằng suy nghĩ này là đúng/sai?
  • Liệu tôi có thể nhìn nhận tình huống này thực tế và sáng sủa hơn không?
  • Liệu nỗi lo này có khả năng sẽ thực sự xảy ra không?
  • Cứ tiếp tục lo lắng sẽ giúp ích hay ảnh hưởng xấu đến tôi?

Tại sao? Là con người, chúng ta dễ bị thuyết phục và đánh lừa bởi chính suy nghĩ của mình, lí do là sự thiên vị cho bản thân. Quan sát từ góc nhìn khách quan vào những lo lắng ấy có thể giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ không cần thiết.

Ví dụ: Bạn vừa trình bày một ý tưởng cho sếp mình, và bạn nghĩ rằng những gì mình thể hiện là chưa đủ. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

  • Liệu sếp bạn có chú tâm đến một chi tiết nhỏ bé bạn bỏ qua?
  • Liệu lo lắng có giúp tăng khả năng bạn được chọn không?

Khi bạn thử thách bản thân đúng cách, bạn sẽ sớm nhận ra rằng những lo lắng ấy thực sự không cần thiết.

Bạn cần thêm hướng dẫn sao? Sau đây là hai quyển sách có thể giúp bạn có được cuộc sống thư thái, ít lo âu hơn:


Cuốn sách này đề cập đến các nguyên nhân chính gây ra lo lắng, và cung cấp cho bạn các giải pháp để cải thiện sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và tình trạng tâm lý nói chung.


Các tác giả đề nghị người đọc rằng họ thoát khỏi tình trạng lo lắng, và một trong những cách quan trọng nhất là hãy tập trung và luôn "dọn dẹp" mỗi khi tâm trí bạn lai trở nên bề bộn.

Tài liệu tham khảo