9 tháng trước
Vì Sao Người Yêu Của Bạn Không Mong Đợi Những Lời Khuyên Mà Là Sự Chấp Nhận Của Bạn
469

5273
Lượt xem
218
Lượt chia sẻ
64
Lượt bình luận

Những mối quan hệ, dù là tuyệt vời nhất, vẫn có lúc trở nên rối bời. Điều này thể hiện rõ nhất khi bạn thiếu đi sự chấp nhận. Hãy nghĩ về lần bạn nói về cảm xúc của mình với người yêu vừa rồi. Có lẽ anh ấy/cô ấy đã nói câu gì đó làm tổn thương bạn. Ở một mức nào đó, bạn cũng hiểu rằng họ không cố ý khiến bạn đau, nhưng từ những trải nghiệm trong quá khứ, nó lại khiến bạn cảm thấy tiêu cực.

Nếu như những mối tình chỉ diễn ra như trong phim, người yêu của bạn hẳn sẽ nói: "Em yêu, anh hoàn toàn hiểu vì sao em như vậy. Em không cần giải thích nữa. Anh sẽ không để bất kì điều gì làm tổn thương em nữa đâu (ôm)”. Nhưng thực tế không phải vậy, có khả năng người yêu bạn sẽ thật sự  nói những câu như: "Sao em lại cáu gắt như vậy? Anh có ý gì đâu. Chẳng có gì mà em cứ làm quá lên ấy."



Nghe có vẻ quen thuộc phải không. Vậy thì có lẽ bạn sẽ hiểu rằng vì sao sự chấp nhận đóng vai trò không nhỏ trong mối quan hệ. Chấp nhận không phải là người khác bảo bạn đúng, hoặc tất cả đều phải tán thành bạn, nó chỉ đơn giản là cảm xúc của bạn được đón nhận và giao tiếp có hiệu quả trong một mối quan hệ.

Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn thật sự cảm thấy mình được người yêu thấu hiểu. Bạn cảm nhận một sự ấm áp lan tỏa và thấy như mình đã đạt được điều gì đó. Mặc dù giây phút đó chỉ thoáng qua thôi, nhưng cảm giác được thấu hiểu sẽ giúp cho mối quan hệ tốt hơn, vững bền hơn. Đây không chỉ là việc bạn ghi nhận cảm xúc của người yêu khi họ chia sẻ về việc họ cảm thấy thế nào về những chuyện đã xảy ra giữa hai người, mà còn là sự hiện diện của bạn trong mỗi cuộc trò chuyện, ngay cả khi họ chỉ kể đôi điều về chuyện trong ngày. 

Tình yêu của bạn nảy nở khi bạn ngừng phán xét và tập chấp nhận

Khi bạn thể hiện sự thấu hiểu và chấp nhận dành cho người yêu, họ sẽ cảm thấy tự tin vào chính mình hơn, và họ có động lực để chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với bạn.

Để minh họa cho điều này, hãy xem một ví dụ khá kịch tích: Người yêu của bạn vừa làm điều gì đó ngớ ngẩn và bạn nói: "Sao anh ngốc thế." Họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương, mặc dù bạn biết mình không có ý gì. Trong thâm tâm, bạn nhớ lại rằng người thân trong gia đình thường chê anh ấy/cô ấy ngốc khi họ còn nhỏ.

Bằng việc chấp nhận cảm xúc của người yêu, bạn không chỉ làm họ bình tâm mà còn xóa bỏ sự lo lắng của họ.

Có lẽ phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là nói những câu như: "Thôi nào, anh biết là em không cố ý làm vậy mà...", tuy nhiên, điều này có thể gây hiệu ứng ngược và làm tổn thương người yêu bạn nhiều hơn. Thay vào đó, bạn có thể nói như: "Em xin lỗi vì em đã nói anh như vậy. Anh biết là em nghĩ anh rất thông minh mà. Em thật vô ý, cho em xin lỗi nhé.”

Người yêu của bạn sẽ cảm thấy được yêu, được tôn trọng, và họ sẽ trân trọng mối quan hệ với bạn hơn.

Hãy luôn nói với người yêu bạn rằng bạn đánh giá cao và tôn trọng họ. Hãy chấp nhận cảm xúc của họ và hỏi xem vì sao họ lại thấy tổn thương vì những câu nói của bạn.

Mâu thuẫn sẽ không diễn ra, hoặc là được giải quyết nhanh chóng.

Nếu người yêu của bạn mở lòng và giải thích vì sao họ lại cáu gắt, đừng để mình trở nên bảo thủ khi họ nói. Hãy nhớ rằng, mục tiêu khi bạn yêu cầu họ nói ra chính là để lắng nghe họ. Hãy để họ nói trước khi bạn lại khơi ra thêm cuộc khẩu chiến nào nữa.

Bạn sẽ khiến họ dễ lắng nghe quan điểm của bạn hơn.

Người yêu của bạn muốn được bạn thấu hiểu những gì họ đang nghĩ, và bạn cũng xứng đáng được như vậy, hãy nhớ điều đó. Nhận lỗi về lời bạn đã nói, nhất là khi họ cũng đã từng bị xúc phạm như vậy khi còn nhỏ. Mấu chốt ở đây là sự thông cảm.

Cho dù mâu thuẫn không được giải quyết đi nữa, bạn cũng đã cho họ sự khuyến khích và ủng hộ rồi.

Khi những chuyện thế này xảy ra, bạn sẽ không thể ngược thời gian và thay đổi cách mà bạn đã khiến họ cảm nhận, hoặc thay đổi nguyên do khiến họ bị tổn thương. Nhưng bạn có thể dành thời gian để trò chuyện cởi mở hơn và chấp nhận. Ban đầu chỉ xin lỗi thôi có lẽ chưa đủ, người yêu của bạn cần thời gian để quên đi. Nhìn thì có vẻ nó hơi sến súa với bạn đấy, nhưng với họ thì chẳng sến tí nào đâu. Hãy nói cho họ rằng bạn sẵn sàng chờ đợi họ hồi phục, và bạn sẽ suy nghĩ thấu đáo hơn những lần sau.

Bạn càng chấp nhận người yêu bạn, mối quan hệ sẽ càng khắng khít hơn

Chấp nhận là chìa khóa giúp một mối quan hệ được khỏe mạnh. Có sáu mức độ chấp nhận, mỗi mức độ sẽ khiến bạn ngày càng củng cố hơn mối quan hệ với người yêu của mình.[1]

Mức độ 1: Hiện diện


Nghe thế nào thì đúng là vậy đấy. Hãy lắng nghe những gì người yêu bạn nói. Nhìn vào mắt họ, nắm tay họ, ôm chầm lấy họ cũng được, để họ thấy bạn đang ở cạnh họ.

Mức độ 2: Phản ánh xác đáng


Khi bạn phản ánh cảm xúc của đối phương, bạn hãy tổng kết những điều người ấy nói với bạn hay chia sẻ ý kiến của bạn về vấn đề này. Nó đảm bảo bạn thực sự có mặt và tập trung, đồng thời giúp đối phương sắp xếp tình huống và tách biệt suy nghĩ khỏi cảm xúc.

Mức độ 3: Đọc vị suy nghĩ


Là nhà ngoại cảm sẽ giúp ích trong bất kỳ mối quan hệ nào, nhưng mức độ này thực chất là khả năng đoán được những gì xảy ra trong đầu người khác dựa vào sự quan sát. Nếu đối tác của bạn nói về điều gì đó khó chịu xảy ra ở nơi làm việc hoặc về điều gì đó bạn đã làm đối phương khó chịu, thì hãy tìm hiểu lý do tại sao nó lại ảnh hưởng đến họ.

Mức độ 4: Thấu hiểu bằng ngôn ngữ trong kinh nghiệm của họ


Đôi lúc những thứ gây tổn thương, không phải vì cố ý, mà vì chúng ta đã trải qua tình huống với lăng kính quá khứ. Nếu người bạn yêu đang trút giận về một điều gì đó khó chịu, nhưng điều đó có vẻ khó chịu với bạn, hãy lùi lại một bước và cố hiểu nó từ quan điểm của họ.

Sử dụng những câu như, "Hãy cho anh biết những gì đã xảy ra với em... Anh hoàn toàn hiểu được điều đó khiến em cảm thấy..."

Mức độ 5: Chấp nhận bằng phản ứng cảm xúc mà ai cũng có


Một trong những cách dễ dàng nhất để chấp nhận người yêu của bạn là bằng cách chỉ ra những kịch bản được đề cập theo tổng thể.

Chẳng hạn, nếu có chuyện gì đó xảy ra và làm cho người yêu của bạn thất vọng, và bạn chắc rằng điều đó sẽ làm bạn hay bất kỳ ai đã trải qua chuyện đó cảm thấy khó chịu, hãy nói những thứ như, "Đương nhiên em cảm thấy như vậy rồi... Bất kỳ ai cũng sẽ cảm thấy như vậy!"

Một lời bày tỏ đơn giản như thế là đã có thể an ủi người yêu của bạn bởi họ biết rằng họ thực sự không cô đơn.

Mức độ 6: Sự chân thành


Nếu như bạn từng trải qua điều gì đó tương tự với điều mà đối phương mô tả, thì hãy chia sẻ nó. Mục đích không phải để cuộc trò chuyện nói về bản thân bạn. Đây là điều lý tưởng để cho thấy hai bạn ngang nhau và có trải nghiệm tương tự.

Chấp nhận đối phương bằng việc bắt đầu với những điều tinh tế

Mỗi mức độ của sự chấp nhận cần nhiều giờ thực hiện vì nó dính dáng tới rất nhiều kỹ năng giao tiếp bao gồm sự nhẫn nại, kỹ năng lắng nghe, cách bạn bày tỏ suy nghĩ và cho thấy sự thấu cảm. Để giúp bạn chấp nhận đối phương dễ dàng hơn, thử làm theo các bước sau:

Cố gắng đạt đến mức độ 1 & 2 trước tiên

Điều này có nghĩa là bạn sẽ hiện diện và tiếp thu trong suốt cuộc đối thoại. Khi làm điều này, bắt đầu với việc nhận thức ngôn ngữ cơ thể của bạn. Khoanh tay và tư thế cơ thể lệch khỏi đối phương làm cho nó có vẻ như bạn chỉ muốn nghe họ nói nhưng bạn không thực sự để tâm.

Kết nối sâu hơn ở mức 3 & 4, đồng thời quan sát nhiều hơn

Hãy chú ý những trải nghiệm của đối phương trong quá khứ và quan sát cách đối phương hành xử với bạn. Hành vi thông thường của anh ấy/cô ấy là gì, và nó như thế nào khi anh ấy/cô ấy buồn bã hay chia sẻ cảm xúc với bạn? Một khi bạn bắt đầu phát triển nhận thức đó, cuộc đối thoại sẽ trở nên dễ dàng hơn.


Đến với mức độ 5, hiểu hơn về đối phương, và hơn thế nữa

Mặc dù bạn không muốn bị cuốn vào quá nhiều khi so sánh bản thân với người khác, nhưng nó có thể có ích khi xem xét cách mà người khác đối mặt với tình huống tương đồng. Cũng có thể hữu ích khi đứng dưới góc nhìn của người ngoài cuộc khi lắng nghe đối phương để hiểu rõ hơn về cảm xúc của họ mà không có nguy cơ bị phòng bị.

Mức độ 6, trải nghiệm nhiều hơn

Điều này có thể khó khăn vì bạn và đối phương không thể có những trải nghiệm giống hệt nhau, nhưng nếu có thể bạn hãy đặt mình vào vấn đề và chia sẻ cảm xúc của bạn về nó.

Cần có sự cố gắng của cả hai để xây dựng một mối quan hệ hạnh phúc, bền vững và lâu dài. Sau khi bạn đọc bài viết, có lẽ bạn muốn ngồi xuống để trò chuyện và chấp nhận đối phương. Cách tuyệt vời mà bạn đã làm trong quá khứ là gì? Bạn có thể làm tốt hơn ở đâu? Tạo một không gian để trò chuyện, những cuộc nói chuyện trong tương lai sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Nguồn ảnh bìa: Pixabay từ pixabay.com

Tài liệu tham khảo

Không tìm thấy nội dung