8 tháng trước
Con Trẻ Tự Phụ Là Mối Nguy Hiểm Lớn Nhất Của Các Bậc Cha Mẹ
121

1643
Lượt xem
203
Lượt chia sẻ
61
Lượt bình luận

Một ngạn ngữ cổ nói rằng “Sự giàu sang phù phiếm rồi sẽ biến mất; nhưng nó sẽ lớn mạnh hơn nếu ta biết yêu lao động”. Đây chính là một lời khuyên đúng đắn. Chúng ta có thể áp dụng điều này vào cuộc sống hiện đại ngày nay. Chúng ta thường tin rằng chẳng có thứ gì tốt đẹp hoặc có giá trị lại từ trên trời rơi xuống cả, vì thế chính bản thân chúng ta phải làm việc thật chăm chỉ để đạt được những gì chúng ta muốn. Thật không may là, lũ trẻ ngày nay dường như không biết đến thông điệp này. Chúng trưởng thành trong cảm xúc và hành xử như thể điều đó là hiển nhiên và có thể mang lại cho chúng tiền của, những chiếc điện thoại thông minh đời mới nhất, ti vi, quần áo được thiết kế, và nhiều thứ khác nữa. Thái độ tự phụ này xuất phát từ văn hóa của chính chúng và bắt nguồn những gì chúng ta dạy bọn trẻ.

Nếu chúng ta không muốn văn hóa của mình suy thoái, thì chúng ta cần có biện pháp ngăn chặn biểu hiện tự phụ ở con trẻ ngay tại nhà. Bằng cách đó, 20 năm sau, bạn sẽ không phải chịu cảnh một đứa trẻ 30 tuổi đầu sống trong phòng khách nhà mình và phải trả tiền cho những nhu cầu của nó bởi nó không có tham vọng muốn bước chân ra ngoài và tự nuôi sống bản thân mình.

Video Summary

Tự phụ bắt đầu như thế nào

Không một ai trong chúng ta nghĩ rằng những gì chúng ta làm khiến cho con trẻ nghĩ rằng mình có quyền tự phụ. Tuy nhiên, hầu hết điều này đều xảy ra khá dễ dàng đối với chúng ta, đặc biệt là những bố mẹ tốt. Phụ huynh đều muốn trao cho con trẻ niềm vui, hạnh phúc và một thời thơ ấu trọn vẹn thì rất dễ rơi vào cái bẫy nuôi dạy con cái của chính mình. Nguyên do chính là bởi tham vọng của phụ huynh muốn con trẻ hạnh phúc nên đã trao cho chúng quá nhiều thứ. Con trẻ của họ lớn lên mà không có ước muốn gì cả. Nhu cầu và tham vọng được bố mẹ thực hiện, và hơn thế là con trẻ chỉ việc đón nhận, mà còn biết rằng là ba mẹ luôn ở đó để cung ứng mọi thứ chúng cần.

Các nhu cầu vô cùng thiết yếu được ba mẹ thực hiện, nhưng liệu đó có phải những gì mà chúng muốn không? Một chiếc điện thoại là mong ước hay nhu cầu? Kiểu trang phục nào biến thành món đồ mong ước chứ không phải là nhu cầu? Là một phụ huynh bạn cần biết cách phân biệt giữa các nhu cầu và mong muốn để có thể tự biến mình thành phụ huynh biết cách kiểm soát và làm sao để đánh bật thái độ tự phụ của con mình.

Chúng ta muốn con trẻ thấy hạnh phúc và được yêu thương, nhưng nỗ lực của chúng ta sẽ chỉ khiến tinh thần con bạn suy yếu đi. Chúng ta có thể đang nuôi dưỡng thái độ bất cần của con mình bằng cách làm hộ và cho chúng quá nhiều thứ. Tạp chí Tâm lý học Ngày nay đã tiến hành nghiên cứu tâm lý của trẻ khi có hành vi tự phụ và chỉ ra rằng,[1]

Tuy rằng, khi mà trẻ nhận được mọi thứ chúng mong muốn, chúng sẽ tự bảo mình đó chính là quyền lợi chính đáng mà chúng được nhận – và cảm giác hãnh diện khi giành được thứ gì đó bị ném qua sau đầu. Đó chính là những gì mà Amy McCready, người sáng lập ra Tổ chức Postive Parenting Solutions, tin rằng đó chính là chứng bệnh “Me, Me, Me” do cha mẹ tạo nên khi làm mọi thứ có thể để mang lại hạnh phúc cho con trẻ.

Những phụ huynh tốt luôn cố gắng rất nhiều thế nhưng không may rằng việc đó giống như đang làm bệnh tự phụ phát triển khi họ cứ không ngừng cho con họ quá nhiều thứ. Muốn bọn trẻ được hạnh phúc là điều tuyệt vời, nhưng có rất nhiều cách để nuôi dạy tính cách của chúng, chính vì vậy thái độ tự phụ này không nên len lỏi vào gia đình của bạn.

Làm cách nào để biết con trẻ đang hành xử một cách tự phụ

Có một vài dẫn chứng về hành vi của con trẻ mà chúng tôi đưa ra để bạn có thể đánh giá xem liệu mình có đang nuôi con mình theo cách phát triển thái độ tự phụ hay không. Dưới đây là một vài ví dụ:

  • Con trẻ không chịu được việc mình thua cuộc.
  • Con bạn không hề chúc mừng đối thủ của mình khi họ chiến thắng (Dù là ở các môn thể thao, các trò chơi tập thể, hoặc đơn giản chỉ là một cuộc chạy đua trong sân chơi).
  • Chúng không hài lòng khi được nghe thấy từ “Không”.
  • Con bạn không hề có sự cố gắng dành cho các công việc nhà.
  • Khi được kêu gọi giúp đỡ, chúng từ chối và càu nhàu, với lý do là chúng không phải là người phải đỡ đần việc nhà.
  • Thường xuyên có suy nghĩ rằng luật lệ chỉ dành cho người khác và không phải mình.
  • Nếu có bất kì vấn đề nào ở trường hay trong cuộc sống, chúng trông chờ vào ba mẹ mình là người sẽ giải quyết mọi chuyện.
  • Con bạn luôn mong được thưởng khi có hành xử tốt bằng đồ chơi hoặc các đặc quyền, thay vì những việc mà ba mẹ định hướng mà không kèm theo phần thưởng. Điều này thể hiện rõ nhất ở những nơi công cộng đặc biệt là khi đi chợ.
  • Chúng không quan tâm đến cảm xúc, nhu cầu, hoặc là tham vọng về những thứ khác. Tỏ ra ích kỉ và luôn xem mình là trung tâm của mọi thứ.
  • Chúng không đồng tình với việc chịu trách nhiệm cho hành vi hoặc những thứ mình làm sai. Luôn thoái thác hoặc đổ lỗi cho người khác.
  • Không có cái gì khiến con bạn cảm thấy đủ. Con bạn luôn muốn nhiều hơn, to hơn, hoặc là tốt hơn tất thảy những gì mà hiện tại chúng đang sở hữu hoặc đang làm.
  • Con bạn không bao giờ tỏ ra biết ơn khi thích hợp, ví như lúc mà con bạn nhận được một món quà hay một lời khen ngợi. Là ba mẹ bạn luôn luôn phải nhắc con biết nói lời “cảm ơn”.
  • Nếu bạn bè của con có gì, thì ngay lập tức con bạn cũng sẽ phải có thứ đó.
  • Nếu con bạn lên danh sách những món đồ mà chúng muốn có vào ngày sinh nhật hay một dịp nào đó, thì sau đó chúng sẽ luôn ao ước rằng mình sẽ nhận được tất cả những món mà mình đã viết ra. Nếu không nhận được những món quà mình đã yêu cầu, con bạn sẽ vô cùng thất vọng, nhiều hơn cả việc cảm thấy hài lòng với những gì mà chúng đã nhận được.
  • Chúng luôn tìm cách để trở thành nguời đầu tiên và sẽ rất buồn phiền hoặc cực kì chán chường nếu là người xếp sau (ví dụ như trở thành người đứng đầu hàng, hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên, người đầu tiên làm xong bài tập nào đó).

Làm cách nào để ngăn bệnh tự phụ

Ngăn bệnh tự phụ bắt đầu với phụ huynh. Có thể bắt đầu việc này ngay hôm nay. Bạn là người có quyền nói “có” hoăc “không” với con mình. Bạn, với vai trò là phụ huynh, chính là khuôn thước và bạn cũng chính là người mở đường để giúp con mình biết cách biết ơn hơn là tự cao về chính bản thân. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để mở ra con đường giúp ngăn tự phụ dành cho gia đình của chính bạn.

Ngưng làm thay việc cho con

Hãy ngưng hết mọi thứ mà bạn đang thay con mình làm. Bắt đầu bằng việc cho con bạn tự làm những việc mà chúng có thể tự mình hoàn thành. Nếu con bạn có thể chơi một trò chơi điện tử khó nhằn, thì chúng cũng có thể làm những việc như dọn chén dĩa, cào lá khô, tự sắp xếp giường chiếu và hơn thế nữa.

Chúng ta đã không quá tín nhiệm con trẻ. Đây chính là điều khiến ta ngạc nhiên với những khả năng mà con có thể làm. Lũ trẻ ở lúc 5 tuổi ở các nước chưa phát triển thường tỏa ra mọi góc đường để bán kẹo ngọt hay là những đồ lưu niệm cho khác ngoại quốc. Chúng đổi tiền lẻ cho người mua, tương tác với họ, và hầu như là bận rộn cả ngày để mang chút tiền về cho gia đình. Chính vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể kì vọng vào đứa con 5 tuổi của mình có thể tự gọn giường, xếp bát đĩa vào máy rửa, và tự dọn đồ chơi của chúng.

Con trẻ thường rất thông mình, biết cách tự xoay sở, và rất chăm chỉ nếu chúng có động lực rõ ràng. Nếu bạn kì vọng rằng con mình có thể hoàn thành một công việc nào đó thì chúng sẽ cố hết sức để hoàn thành. Nếu bạn bảo rằng con mình chẳng thể làm gì đó đâu, thì đương nhiên chúng sẽ không làm được gì hết. Bạn, đóng vai phụ huynh của con, chính là trung tâm có thể kích hoạt năng lượng của chúng bằng cách hỏi han, định hướng mục tiêu cho con, và trao cho con những kì vọng mà bạn mong chúng có thể tự hoàn thành.

Động viên con bằng cách ít làm thay công việc của con. Nếu con có thể làm gì, hãy để mặc kệ chúng xoay sở.

Dạy con trở thành người thua cuộc thông minh

Con bạn sẽ chẳng thể nào chiến thắng mọi thứ. Do đó, chúng cần phải học được cái gọi là nghệ thuật để trở thành những người thua cuộc một cách tử tế. Ngay từ khi còn bé, bạn nên dạy con mình rằng phải biết tuyên dương người chiến thắng bằng cách bắt tay đối thủ của chính mình. Nói cho con trẻ về thắng và thua. Hãy để con bạn biết rằng thua cuộc thì cũng chẳng sao cả. Đó chính là một cơ hội để con học hỏi và trở nên hoàn hảo hơn. Con nên chúc mừng đối thủ của mình bởi lẽ ngày nào đó con có thể là người chiến thắng và thật là tốt biết mấy khi những người khác cùng gửi cho con những lời chúc mừng.

Thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều nếu chúng ta có thể thoải mái với chiến thắng của những người khác, đặc biệt là nếu đó là bạn bè hay người thân của mình. Khi chơi một trò chơi gia đình hoặc cùng với những người bạn, hãy dạy con bằng những ví dụ cụ thể. Chúc mừng đối thủ bằng cả tấm lòng và khiến cho họ cảm thấy hạnh phúc với thành tựu của chính mình, kể cả khi đó chỉ là trò chơi Chutes and Ladders.

Đối với những người thua cuộc, bạn có thể nói rằng “chúc bạn may mắn lần sau” và động viên họ bằng một nụ cười chân thành. Hãy dạy con mình rằng những hành động đó là cách để con bạn thể hiện sự chân thành của mình tới người khác, đặc biệt khi con là người thua. Đây là một bài học không hề dễ với những bạn nhỏ còn bé, nhưng hãy nghiêm khắc về cả lời nói và hành động của bạn rằng con phải làm như thế khi con không thắng cuộc. Về lâu về dài hành động của bạn sẽ có kết quả và con bạn sẽ thực sự học được cách biết cách thấy vui thay người khác bởi con biết rằng thế nào là kẻ thắng người thua và tự mình không phải lúc nào cũng giành chiến thắng.

Hãy biến những thất bại hoặc khi thua cuộc thành cơ hội để giải thích cho con bạn về một số những phát kiến vĩ đạt trên trái đất này hiếm khi thành công ở lần đầu tiên. Oprah đâu có thể có chương trình ti vi của riêng mình ngay khi cô ấy đi phỏng vấn và Tom Hanks cũng từng bỏ học đại học và từng là một anh phục vụ phòng trước khi nổi tiếng như bây giờ. Bạn có thể tận dụng cơ hội đó để nói với con rằng chúng đã làm tốt những gì trong cuộc chơi hoặc là bất kì những yếu tố gì đó trong cuộc thi mà con vừa thua. Chỉ ra những điểm tốt và hỏi con rằng về sau thì tự con phải hoàn thiện những gì. Hãy để con bạn tự ngẫm lại trong lòng, thay vì việc bạn chỉ thẳng ra điểm đó. Hoặc không, bạn chỉ là một phụ huynh luôn chỉ trích, gây ra tổn thương về tâm lí cho con mình.

Giáo dục con phải biết chịu trách nhiệm cho những gì đã làm

Chúng ta đều thừa nhận rằng người lớn đôi khi cũng đổ lỗi cho người khác khi có điều gì đó tồi tệ xảy ra trong cuộc sống. Hiển nhiên là không bao giờ đấy là lỗi của một mình mình. Luôn luôn có ai đó khiến họ làm sai. Người lớn thì cũng từng là trẻ nhỏ. Hành vi này thường xuất phát từ thời thơ ấu và họ không bao giờ có thể bỏ được cái thái độ này. Hầu hết họ không biết cách có trách nhiệm với những hành động mà mình làm.

Phụ huynh cần giáo dục trẻ từ khi còn bé về việc phải biết nhận trách nhiệm nếu bản thân con làm sai. Nếu con làm sai tự con phải gánh công việc đó. Thay vì xuề xòa với những lỗi của con trẻ, biến nó thành cơ hội để dạy con. Cùng con tìm hiểu về những gì đã xảy ra và nguyên do. Yêu cầu con chịu trách nhiệm và có vai trò trong trường hợp đó, và sau đó cùng con tham gia vào việc giải quyết chính là cách bạn tạo cơ hội cho con trẻ học tập và trưởng thành. Con có thể giải quyết bằng cách khác nếu có trường hợp tương tự xảy ra. Giúp con biết cách ứng xử sao cho có thể giải quyết công việc một cách ổn thỏa nhất, để lần sau nếu có chuyện xảy ra, con bạn đã được lên dây cót tinh thần và cảm xúc để có thể ứng xử với đúng hoàn cảnh, đúng người, hay trong tình huống bắt buộc.

“Tôi xin lỗi” là một câu nói đầy quyền lực. Người lớn thường thất bại khi nhận lỗi, có thể là khi còn nhỏ họ không được nhắc phải biết nói câu này ra sao. Dạy con trẻ ngay từ bây giờ và thường xuyên dùng câu nói này. Cho mọi lỗi lầm dù lớn dù nhỏ ra sao. Khi con biết hối lỗi, thì lời xin lỗi phải phù hợp với hoàn cảnh đó, “Tôi xin lỗi vì (trường hợp cụ thể)”. Nhận trách nhiệm đồng nghĩa với một lời xin lỗi chân thành. Thường thì con bạn cần hiểu được rằng hành động của mình tổn thương người khác ra sao để có thể xin lỗi họ một cách thật lòng nhất. Nếu con không hiểu người khác cảm thấy ra sao, thì rất khó để xin lỗi cho lỗi lầm của mình. Chính vì vậy, ba mẹ là người cần bỏ thời gian để giúp con trẻ hiểu về sự tổn thương mà người khác phải gánh để trang bị cho trẻ một thái độ nhiệt thành và chân thật nhất.

Ví như là, nếu con bạn lấy trộm chiếc mũ lưỡi trai của bạn thân nhất, hãy ngồi xuống và trò chuyện với con trước khi mang mũ trả lại cho người ta và xin lỗi. Hãy hỏi con rằng “Con sẽ thấy thế nào nếu mũ của con bị người trộm mất nếu đó chính là món quà mà con đã cố gắng rất nhiều như là làm việc nhà để có thể tiết kiệm tiền mua hoặc là một món quà của người thân mà con vô cùng yêu quý dành tặng?” Giúp con hiểu rõ về sự mất mát mà người bạn kia đang cảm thấy. Hơn là việc hét lên với chúng khi chúng làm sai, hãy biến đó thành cơ hội để học tập từ những lỗi lầm của chúng và trở nên hoàn hảo hơn. Mang trả lại chiếc mũ đồng thời xin lỗi bạn của mình cũng chính là một hình phạt.

Thảo luận về giá trị của tiền bạc

Đây là một điều rất quan trọng để nói với con khi còn nhỏ. Con trẻ cần học được giá trị của đồng tiền và sự thiết yếu mà nó mang lại cho cuộc sống. Nói về tiền bạc và giá trị cuộc sống là một cuộc nói chuyện xuyên suốt trong nhà của bạn. Con trẻ cần hiểu rằng đồ ăn, ngôi nhà đang ở, phương tiện đi lại, và quần áo đều cần đến tiền. Tiền bạc thì kiếm được từ việc lao động. Chúng cũng cần biết rằng có những lúc bạn không thể nào có được mọi thứ mà mình thèm muốn. Nói chuyện rõ ràng về một nguồn ngân sách nào đó, ngày nào đó khi bạn nói “ngoài ngân sách đặt ra rồi nhé”, tự khắc con bạn sẽ hiểu điều đó nghĩa là gì.

Rất khó khăn để giúp trẻ hiểu giá trị của tiền bạc ra sao nếu chúng chưa bao giờ từng kiếm ra. Một cách hiệu quả nhất chính là để con tự kiếm tiền của riêng mình. Nếu con bạn còn quá nhỏ để lao động, thì chúng vẫn có thể kiếm ra tiền bằng việc giúp đỡ hàng xóm như dọn sạch lối vào gara, trông em bé, dắt chó đi dạo, chăm sóc thú nuôi, và làm việc chung với người bạn nào đó hoặc những người hàng xóm. Tự bản thân con cũng có thể bắt đầu làm những việc vặt trong nhà và có trợ cấp nếu hoàn thành công việc. Nếu nhà bạn đã hết việc linh tinh và con bạn cũng hoàn thành mọi thứ, thì hãy cung cấp thêm một vài việc khác với mức độ khó hơn việc nhà để tự con có thể kiếm được một khoản khi hoàn thành. Mục tiêu chính là để con tự mình kiếm được tiền bằng chính sức của mình. Tự mình lao động và tự con sẽ kiếm được mức lương tương xứng.

Đừng quá nuông chiều và trả giá quá cao cho những việc vặt mà con làm hoặc bạn đánh giá thấp những nỗ lực để dạy con giá trị thật của một tờ tiền một dollar. Liệt kê danh sách việc vặt và số tiền mà con có thể nhận được khi hoàn thành việc đó. Đây là cách mà chúng biết được phải làm những gì và bản thân mình sẽ kiếm được bao nhiêu. Đến một lúc nào đó khi một món đồ chơi đặc biệt hay đồ công nghệ thế hệ mới ra mà con bạn đòi mua, hãy giúp chúng học cách tự kiếm tiền mua thay vì trực tiếp mua cho con.

Hãy nói không và để con tự làm

Bạn là phụ huynh. Bạn có thể nói “không”. Bạn nên nói “không”. Bạn có bao giờ gặp một đứa trẻ nào mà phụ huynh không bao giờ nói “không” với chúng chưa? Nếu có, hãy biết rằng đó sẽ là đứa trẻ hư đốn với một thái độ bất cần tệ hại. Khi ba mẹ nhanh miệng nói đồng ý mọi thời điểm, thì con trẻ sẽ nghĩ rằng thế giới này luôn “đồng tình” với mọi thứ mà chúng mong muốn. Đó chẳng phải là một thế giới thực tế đâu.

Con bạn cần học được những kinh nghiệm bị từ chối, chịu đau lòng, và được nói không vô vàn lần trong đời. Nếu có thể học được điều đó khi ở nhà và biết cách để vượt qua được lời nói “không” và hài lòng với nó, con trẻ sẽ sẵn sàng cho một đường đua dài. Chúng sẽ được trang bị kĩ năng khi nghe được câu nói không trong thực tế, bởi lẽ bạn đã nói không đủ để con mình có thể tự an ủi cảm xúc của chính bản thân chúng khi bị từ chối. Chúng cũng sẽ biết các biện pháp thay thế. Giả dụ như, nếu đó là một trò chơi mới mà chúng muốn, bạn nói rằng không được, thì con bạn phải tự kiếm tiền mua. Do đó con trẻ sẽ nhìn vào bảng và tính xem mình phải hoàn thành bao nhiêu việc nhà để có thể có đủ tiền mua món đồ đó. Con bạn cũng sẽ học được những kĩ năng phù hợp trong quá trinh này, như là kĩ năng quản lí thời gian, bởi lẽ chúng luôn cần phải đặt ra khoảng thời gian mỗi ngày cho một vài ngày hoặc là vài tuần để có thể hoàn thành mọi công việc được giao để nhận được khoản tiền mua món đồ mà chúng muốn.

Nói “Không” và đưa ra biện pháp thay thế cho con trẻ chính là cách để động viên. Bạn hãy dạy con cách bắt cá. Một ngạn ngữ cổ nói rằng,

“nếu bạn cho ai đó một con cá thì anh ấy sẽ ăn hết nó trong một ngày, nếu bạn dạy ai đó cách bắt cá thì anh ta sẽ sống cả một đời”.

Dạy con trẻ cách tự kiếm tiền để con bạn có thể có cuộc sống tốt hơn.

Sự hài lòng sau cùng luôn có sức mạnh vô cùng lớn. Khi con trẻ được dạy rằng chúng có thể kiếm được nhiều thứ hơn những gì chúng thực sự muốn, sau đó khi hoàn thành công việc tự con sẽ cảm thấy mình thật sự được tiếp thêm sức mạnh. Chúng chăm chỉ và hoàn thành mục tiêu mình muốn. Tự kiếm được bằng chính sức mình. Đây chính là sức mạnh từ bên trong giúp con bạn tự tin hơn vào bản thân mình. Hãy để danh sách việc vặt dài thêm, để con trẻ có thể có cơ hội được phát triển bản thân mình bằng cách tự hoàn thành công việc và kiếm được những gì mình muốn trong cuộc sống.

Giúp con học cách biết ơn

Dạy con những nghệ thuật khi trở thành người thua cuộc hoàn hảo và cách xin lỗi, tiếp đó chính là bài học về cách biết ơn. Người ta nói rằng,

“Sự biết ơn bắt đầu khi tôi hết tự phụ.”

Con trẻ cần học cách biết ơn ngay khi chúng không đạt được những gì mình muốn. Đó là những gì sẽ xảy ra nếu con trẻ có mọi thứ chúng muốn và đòi hỏi rằng đó thực sự có phải tất cả những gì chúng đã xin xỏ không. Bạn đặt ra sự kì vọng bằng cách luôn nói “có” một cách thường xuyên. Đồng tình với việc con bạn muốn. Đương nhiên là hầu hết đều không phải là nhu cầu thiết yếu, nhưng cho những thứ thực sự không phải là thiết yếu cho cuộc sống. Con bạn tự mình sẽ biết biết ơn về những gì chúng nhận được khi không được ba mẹ trao cho những gì con muốn.

Dạy con cách nói cảm ơn. Hãy nói về cảm xúc của ai đó khi nhận được một món quà tuyệt vời mà người nào đó (hoặc mẹ hoặc bố chúng) phải đi làm cực khổ để kiếm tiền mua. Nói về việc thật tốt làm sao khi có một người bạn hào phóng và gia đình mình bởi không phải ai cũng được như thế. Khiến con có trách nhiệm trong việc biết ơn người khác, bằng cả lời nói và thư tay. Khi con trẻ nhận được quà, hãy khuyến khích chúng viết lời cảm ơn đáp lại. Không cần phải là một bức thư quá dài hay quá mùi mẫn. Hãy tập cách nói lời cảm ơn và món quà chính là vô giá giúp con học cách biết ơn. Đây chính là hành trang vào đời cần nhất.

Người có lòng biết ơn là những người luôn hạnh phúc, hãy giúp con trẻ thấy rằng nên biết ơn bằng những lời cầu nguyện, dù lớn dù nhỏ, trong cuộc đời mình.

Giúp con học cách cho đi với người khác

Tìm một vài cơ hội cho cả bạn và con bạn để cho người khác một thứ gì đó. Có thể bằng vật chất, nhưng thậm chí nó sẽ có giá trị rất lớn vào thời diểm bạn mang cho. Cho con thời gian với người khác chính là bài học tuyệt vời và giá trị nhất trong cuộc sống. Cho con tiếp xúc với những người kém may mắn hơn rất hữu ích để giúp con bớt tự phụ.

Tổ chức phi lợi nhuận Kids Giving Back hỗ trợ các gia đình tái hòa nhập cộng đồng. Tôn chỉ họ đề ra là,

Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ vào lúc những tình nguyện viên trẻ tuổi tình nguyện, họ sẽ học được cách tôn trọng, khả năng tự lập và kĩ năng lãnh đạo, cũng giống như các khả năng và cơ hội được trực tiếp tham gia vào một cộng đồng rộng lớn hơn. Triết lý của chúng tôi chính là tình nguyện là một công việc hai chiều, cho con trẻ và gia đình khác một cơ hội để thay đổi cuộc đời, cũng chính là cho bản thân tình nguyện viên.

Dạy con trẻ rằng cho đi chính là tiếp thêm cho con năng lượng để chúng có thể tăng thêm kĩ năng về lãnh đạo, kĩ năng giải quyết các vấn đề, và tự tin vào bản thân hơn trong từng trải nghiệm cho đi khi người khác cần sự giúp đỡ. Dạy con rằng ngoài kia còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn mình và khiến con mình biết ơn nhiều hơn. Bằng việc giúp đỡ người khác giúp con trẻ có một định hướng về bản thân nhiều hơn và cũng đánh động lòng trắc ẩn của con trẻ về việc giúp đỡ người khác trên trái đất này.

Thái độ tự phụ tự khắc sẽ biến mất khi con trẻ học được giá trị và tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khác và cho đi khi thực sự cần thiết.

Tài liệu tham khảo