1 tháng trước
Mẹo Cơ Bản Cùng Nuôi Dạy Con: 17 Chiến Lược Hữu Ích Dành Cho Những Cha Mẹ Ly Hôn
416

4640
Lượt xem
955
Lượt chia sẻ
196
Lượt bình luận

Một vấn đề phiền não nhất đối với những cặp đôi ly thân hoặc ly hôn đó chính là làm thế nào để cùng nuôi dạy con cái trong hòa bình. Với tư cách là một nhà tâm lý học về hôn nhân và gia đình tại Chicago, tôi nhận thấy các cặp đôi chia tay phải vật lộn trong việc cùng nhau nuôi dạy đứa con chung của họ. 

Mỗi bố mẹ có một số quy tắc nhất định và quy tắc của người kia lại hoàn toàn trái ngược. Điều này thực sự là một thách thức lớn để vượt qua của quá trình ly hôn.

Tuy nhiên vài năm trở lại đây, tôi đã thấy được rất nhiều cặp đôi thành công trong việc cùng nuôi dạy con cái sau ly hôn. Để làm được điều này, chỉ cần dành sự chú ý và tập trung một chút, đặc biệt, các cặp vợ chồng đã ly hôn cần phải có những chiến lược để việc nuôi dạy con trở nên dễ thở hơn. 

1. Chia sẻ rõ ràng

Những cặp vợ chồng sẽ giải quyết được những vấn đề nhanh chóng khi họ không để cảm xúc cá nhân can thiệp vào câu chuyện nuôi dạy con. Tuy nhiên, cuộc tranh luận có quá nhiều cảm xúc riêng sẽ không đi đến kết luận nào cả thậm chí còn gây thêm nhiều mâu thuẫn. 

Nếu thấy bản thân đang phải chiến đấu với "người cũ" về các vấn đề nuôi dạy con thì bạn cần phải tự điều chỉnh lại cách giao tiếp với nhau, tránh để những cảm xúc riêng lấn át lý trí. 

Có lẽ một email chuyên biệt chỉ dành riêng cho những vấn đề về việc làm cha mẹ sẽ giữ cho việc trao đổi trở nên dễ dàng hơn.

2. Làm rõ những quy tắc

Có rất nhiều gia đình, điển hình ở Chicago, mỗi nhà lại có những nguyên tắc riêng của họ trong việc nuôi dạy con. Điều này chắc chắn sẽ có ích nhưng các bậc phụ huynh cần phải làm rõ các quy tắc trước khi áp dụng cho con cái. 

Những đứa trẻ sẽ rất vất vả khi mơ hồ về những quy tắc của cả bố và mẹ. Dần dần, khi hai bên không có tiếng nói chung thì con cái sẽ lách luật và làm mọi việc theo ý của chúng. 

Do đó, cuộc nói chuyện rõ ràng về những mong muốn là sự đi đến thống nhất quy tắc giữa hai bên dành cho trẻ sẽ đem lại sự cân bằng và ổn định. 

3. Quên đi quá khứ

Một điều rất quan trọng cần phải chú ý đó chính là hãy chôn vùi hết mức có thể những điều còn sót lại trong cuộc hôn nhân tan vỡ. 

Tất nhiên sẽ có những ảnh hưởng từ mối quan hệ vợ chồng vẫn còn tồn tại khi cả hai có mối quan tâm chung trong việc làm cha mẹ, nhưng sẽ tốt hơn khi rũ bỏ quá khứ và tạo ra những cách giải quyết mới xung quanh vấn đề nuôi dạy con. Điều này đem lại lợi ích rất lớn cho cả hai và cho cả những đứa trẻ.

4. Đừng kéo con trẻ vào cuộc

Một trong những vấn đề khó khăn nữa ở những gia đình cần trị liệu về tâm lý đó chính là các cặp đôi đã lôi con cái của họ vào cuộc. 

Bất kể là điều gì đi chăng nữa mà cả cha và mẹ không thể tìm ra hướng giải quyết, họ chuyển sang nói điều đó với con cái.

Nói cách khác, sự thù hằn và căng thẳng của cha mẹ đã khiến trẻ bắt đầu bị ảnh hưởng và có những hành động bộc phát. Điều này sẽ dẫn đến sự khó xử, và liệu pháp trị liệu về tâm lý gia đình sẽ phần nào hữu ích.

5. Chúc phúc và vui vẻ

Có một điều luôn gây phiền não cho đa số những cặp đôi chia tay hoặc ly hôn chính là họ vẫn giữ trong lòng những thù hận. 

Việc nuôi dạy con sẽ có kết quả tốt nếu như chúng ta chúc phúc và thoải mái hơn với người cũ. Tức là, thay vì phàn nàn về những điều không hay trong quá khứ, hãy chúc đối phương sống tốt và quên đi hết những tổn thương đã qua. 

Liệu bạn có thể hy vọng vợ/chồng cũ của mình những điều tốt đẹp và tìm được cuộc sống, tình yêu mà họ vẫn tìm kiếm chứ? Suy nghĩ này sẽ giúp con đường nuôi dạy con của cả hai trở nên cân bằng hơn.

6. Luyện tập cả về tinh thần

Nhiều chuyên gia sẽ khuyên các bậc phụ huynh nên giữ bình tĩnh trước con cái. Nếu bạn cảm thấy khó khăn, căng thẳng và giận dữ thì con của bạn có thể sẽ giống như bạn vậy.

Cùng nuôi dạy con với vợ/chồng cũ dễ khiến cho bản thân gặp khó khăn và khả năng cảm xúc bị đảo lộn là rất cao. Sẽ là rất quan trọng nếu như chúng ta học cách kiểm soát được cơn giận, sự lo lắng và căng thẳng khi dạy con cũng như tương tác với đối phương. 

Tìm cách thư giãn bản thân cũng là một phương pháp hữu hiệu đấy chứ!

7. Thiết lập một nhóm tương trợ

Việc có một nhóm những người bạn đáng tin cậy ở bên có thể giúp chúng ta không cảm thấy bị lạc lõng ở con đường làm cha làm mẹ. Tâm sự, chia sẻ cùng với những người có hoàn cảnh giống bản thân sẽ giúp vơi đi phần nào sự cô đơn trong quá trình này. 

Thêm vào đó, có thêm một chuyên gia tư vấn đáng tin cậy sẽ giúp bạn trở nên tỉnh táo và tạo ra được sự khác biệt rất lớn đấy. 

8. Tập làm quen với việc luôn có mặt

Ngồi với con cái một lúc là điều thật sự cần thiết hơn bao giờ hết cho dù bạn đang cùng nhau nuôi dạy con, đơn thân nuôi con hay đồng hành bên cạnh người bạn đời của mình.

Tâm trí của chúng ta có thể trở nên rối bời khi ta phải xoay sở với rất nhiều thứ trong cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, việc dành thời gian ở bên cạnh con cho dù chỉ là chốc lát sẽ giúp mọi thứ trở nên an ổn và yên bình.

Liệu có phải bạn đang lo lắng về những việc sẽ xảy ra trong tương lai, hoặc cảm thấy bất lực về những việc trong quá khứ, những điều trên đang kéo bạn xa rời khỏi hiện tại, nơi sẽ là cơ hội để bạn có những trải nghiệm ý nghĩa với đứa con thân yêu.

9. Học cách đưa ra quan điểm

Rất nhiều cặp đôi rơi vào hoàn cảnh sẵn sàng đổ lỗi cho đối phương ngay trước mặt con cái mình. Họ cảm thấy khó khăn trong việc thấu hiểu hoặc sẽ nói điều gì đó khiến đối phương mất thể diện. Dĩ nhiên chính những điều này mang đến những tác động tiêu cực đến con cái của họ. 

Thay vì chỉ ngón tay về phía người kia, mọi chuyện trở nên bớt nghiêm trọng hơn khi bạn biết cách đưa ra quan điểm riêng của mình. Việc giãi bày về những khó khăn bạn đang phải đối mặt có lẽ sẽ mang lại phản ứng tích cực hơn là càm ràm về những lỗi lầm hoặc tính ích kỉ của người cũ. 

Luôn nhớ về những điều tốt đẹp bạn đã trải qua để tiếp thêm năng lượng tích cực cho bản thân trong mọi tình huống. 

10. Học cách thỏa hiệp

Nếu phụ huynh ly hôn liên tục tranh cãi về thời gian, tiền bạc hoặc trở nên quá cứng nhắc, chính việc đó có thể gây ra một bầu không khí thù địch và hỗn loạn cho trẻ em.

Tuy nhiên, với các cặp vợ chồng học được cách phân chia công việc và thỏa hiệp, vô số công việc cần hoàn tất trong gia đình hàng ngày sẽ được giải quyết, kết quả là con cái họ sẽ có một môi trường lành mạnh và ổn định hơn. 

Ngay cả khi bạn khăng khăng rằng mình phải được cùng lũ trẻ trải qua kì nghỉ lễ bởi vì chúng đã rời xa bạn để ở bên cạnh người cũ vào kì nghỉ năm ngoái, việc đầu tiên cần làm là sắp xếp và tiến hành thỏa thuận mọi thứ trong một khoảng thời gian đủ dài.  

11. Cho đi một chút

Những người đã từng là vợ/chồng của nhau nếu biết rộng lượng với nhau, ngay cả khi họ vẫn còn hờn giận về việc tan vỡ, sẽ tạo ra một môi trường sống lí tưởng cho gia đình mình. 

Nếu vợ/chồng cũ của bạn muốn sắp xếp thời gian bên cạnh con vào bất cứ cuối tuần nào, và thậm chí đó là khoảng thời gian đến lượt bạn ở bên cạnh con, đừng ngại ngần trở nên hào phóng và chấp nhận cho đi để nhận lại những điều tốt đẹp về lâu về dài.

Luôn để bụng và chi li về sự công bằng hay không công bằng sẽ khiến cho môi trường sống trong gia đình trở nên bó buộc và hạn chế sự cởi mở. 

Tất nhiên, bạn không muốn thỏa hiệp với bản thân và bỏ cuộc quá nhiều, nhưng hãy nghĩ đến việc bạn nhường nhịn thêm một chút nữa, có thể giúp cải thiện mối quan hệ trong gia đình.

12. Trò chuyện với con

Việc trò chuyện nhiều hơn với con cái có lẽ sẽ giúp vơi đi nỗi lo về những ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng mà vợ/chồng cũ có thể gây ra. 

Nếu bạn cảm thấy lo lắng về những điều mà vợ/chồng cũ của mình nói với con, tốt hơn hết hãy nói chuyện thẳng thắn và cởi mở với lũ trẻ để hiểu được những suy nghĩ riêng của chúng về cách chúng nhìn nhận mọi vấn đề.  

Mọi chuyện sẽ tốt hơn nếu con bạn có cơ hội để giãi bày về những hiểu lầm hoặc bất kì tin nhắn nhằm gây mâu thuẫn mà chúng nhận được từ người kia. 

13. Tận dụng mối quan hệ bạn có

Con cái luôn cần mối liên hệ mật thiết với bố mẹ. Bố mẹ nên hiểu rõ rằng điều có tác động lớn nhất đến đứa con chính là mối quan hệ giữa hai người.

Con cái luôn cần bạn, và ngay cả khi chúng hành động như thể chúng không muốn có bạn ở bên, chúng vẫn cần có sự ủng hộ và quan tâm từ cha mẹ. 

Hãy tận dụng sợi dây liên kết vốn có đó để hướng con bạn tới cách sống mà bạn mong muốn. 

14. Hãy thu hút, chứ đừng theo đuổi

Đừng gắng sức theo đuổi việc tạo ra mối liên hệ với con, mà thay vào đó hãy tạo ra hứng thú để chúng tự trải lòng ra với bạn. Khi cha mẹ quá nôn nóng đuổi theo một đứa trẻ đang ra sức tránh né, thì đứa trẻ sẽ thường cố gắng xa cách hơn.

Dựa trên sự gắn bó vốn có mà con bạn có với bạn, hãy cố gắng tìm cách tạo ra những khoảnh khắc tự nhiên và gần gũi thay vì đặt ra cho chúng hàng tấn câu hỏi và cố gắng trong tuyệt vọng nhằm tạo sự gần gũi.

15. Mở lòng

Chia sẻ nhiều hơn về những điều bạn đam mê và yêu thích. Những đứa trẻ được chia sẻ về đam mê của chính bố mẹ chúng thường có xu hướng tự tìm ra đam mê của chính mình. 

Hãy nghĩ về nhiều vận động viên nổi tiếng hoặc những đứa trẻ là vận động viên hoặc nhạc sĩ nhí. Trẻ em có xu hướng thích bắt chước những hình mẫu, và nếu bạn chia sẻ những gì bạn yêu thích, thì có thể chúng sẽ bắt chước theo đuổi đam mê của mình.

Điều này có nghĩa phải mất một khoảng thời gian khá dài để tạo ra sợi dây liên kết có thể hòa giải được tất cả những bất đồng mà việc cùng làm cha làm mẹ mang lại.

16. Nắm bắt lấy sự thay đổi

Rất nhiều cha mẹ ly hôn luôn giấu trong mình suy nghĩ hối tiếc hoặc hoài niệm quá khứ. Họ ước hoàn cảnh gia đình của họ khác đi, nhưng không biết cách khiến cho mọi thứ tốt hơn.

Nắm bắt sự thay đổi có thể giúp chúng ta thoát khỏi những tổn thương và hối tiếc trong quá khứ nhằm tìm ra những phương thức mới để thay đổi theo cách mà chúng ta đang tìm kiếm.

Có lẽ bạn có thể tìm thấy những cách thức mới mẻ để hòa hợp với người cũ để tạo ra động lực cho một gia đình mới.

17. Tạo không gian cho những cơ hội mới

Rất nhiều cặp vợ chồng đã ly dị hoặc ly thân mà tôi có dịp tiếp xúc có xu hướng trở nên mất hi vọng về bất cứ cơ hội sẻ chia nào trong một gia đình. Họ luôn thấy mọi thứ trở nên tồi tệ theo cách họ đã trải qua, và dự đoán mọi chuyện sẽ mãi tiếp diễn như thế. 

Tuy nhiên, có một điều chúng ta có thể tin tưởng là mọi thứ cuối cùng sẽ thay đổi. Đừng quên cho phép đầu óc nghĩ về những điều mới mẻ có thể xảy ra nhằm giảm bớt sự vô vọng đôi khi đến từ những tình huống khó khăn mà cặp đôi ly hôn phải trải qua. 

Đúng, bạn đã ly hôn, nhưng bạn vẫn có thể trở thành những ông bố, bà mẹ tốt. Việc trò chuyện và trở nên kiên nhẫn là điều tất yếu nếu bạn muốn nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc và khỏe mạnh ngay cả khi bạn là người đã ly hôn.

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com