8 tháng trước
Tại Sao Nói "Không" Không Hề Ích Kỉ: Nghệ Thuật Nói "Không" Thường Xuyên Hơn
494

5515
Lượt xem
370
Lượt chia sẻ
113
Lượt bình luận

Tôi đã dành phần lớn cuộc đời mình để trở thành người có ích, luôn giúp đỡ người xung quanh khi được cần đến. Tôi luôn sẵn sàng giúp người khác giải quyết vấn đề của họ. Và cảm giác ấy thật tuyệt. Tôi trở nên đặc biệt và quan trọng trong các mối quan hệ của mình. Tôi có giải pháp cho mọi rắc rối. Những lời "Cảm ơn" là món quà tôi thường xuyên nhận lại, nhiều người còn bảo rằng cuộc đời họ sẽ không được như bây giờ nếu không có tôi. Những lời nói ấy như thể muốn khẳng định giá trị của tôi.

Cùng một lúc, nhiều người sẽ tới tìm tôi với những vấn đề không may mắn mà họ gặp phải, đinh ninh rằng tôi sẽ luôn tiến tới và giúp họ. Nhưng thực chất, tôi có nhiều mục tiêu tôi khao khát đạt được trong sự nghiệp viết của mình. Tôi phải chật vật cân bằng thời gian và năng lượng của mình cho những người xung quanh, trong khi vẫn tha thiết với những điều tôi thực sự muốn làm.

Sau cùng, tôi dần bị trói buộc lại. Lần đầu tiên tôi nhận ra sự thật chính là lúc tôi rời khỏi vòng xoáy công việc hằng ngày bắt đầu lúc chín giờ và kết thúc lúc năm giờ, rời khỏi vùng an toàn với những hóa đơn cần thanh tán và tủ lạnh cần được lấp đầy. Năng suất làm việc của tôi trượt dài, tuột khỏi đôi bàn tay vẫn thường giúp đỡ mọi người của tôi!

Nói "Không" không phải là ích kỉ mà là thực tế

Các doanh nhân thành công đã nhận ra rằng thất bại lớn nhất của họ chính là không thể nói "không". Bỏ qua những gấp gáp hàng ngày và tập trung vào những vấn đề quan trọng sẽ được hình thành từ một kĩ năng đơn giản và sự thay đổi nhỏ, với việc học cách nói "không".

Cuộc sống hằng ngày tràn ngập những "deadline" phải hoàn thành, trách nhiệm với gia đình, và những cuộc gặp gỡ, thời gian cứ thế trôi đi. Đó chính là lí do vì sao học cách nói "không" chính là giải pháp sau cùng. Hãy trân trọng bản thân và thời gian của riêng mình. Bạn cần chăm sóc, hồi phục, sắp xếp lại chính bản thân mình. Đã quá nhiều lần bạn hi sinh bản thân mình để làm hài lòng người khác rồi.

Tôi đã hiểu ra từ chính trải nghiệm bản thân, rằng sự thành công của bản thân sẽ không đến nếu tôi cứ để mình bận rộn giúp những ai đang cần, trong khi tôi sẽ cần năng lượng để dang rộng đôi cánh mà vượt qua thử thách sắp tới của mình. Như thế không gọi ích kỉ, mà chính là thực tế. Mục tiêu cá nhân của bạn cần được ở vị trí ưu tiên, dùng thời gian và sức lực bạn để giúp người khác thay vì bản thân sẽ trì hoãn sự phát triển của chính bạn.

Nếu bạn không hạnh phúc và trở nên bực bội khi thời gian quý báu của bạn cứ thế trôi qua và mất đi những cơ hội, bạn đánh mất niềm tin vào bản thân cũng như không còn hữu dụng với chính mình. Bạn cảm thấy kiệt quệ và thiếu sót đủ mặt. Bằng cách tập trung vào "bạn", thành quả, động lực sống, và niềm hạnh phục sẽ giúp bạn truyền sức mạnh, cảm hứng và ý chí cầu tiến tới những người xung quanh.

Hãy phân biệt rõ sự khác biệt giữa "Tôi không thể" và "Tôi không làm"

Nói "không" chưa bao dễ dàng, nhưng hãy nghĩ về nó như một cơ hội để bạn thả lỏng. Nhiều người lo sợ rằng làm vậy sẽ khiến họ trở nên thô lỗ, họ không muốn làm người khác thất vọng để rồi gây nên mâu thuẫn và những đổ vỡ trong mối quan hệ. Đây là những quan niệm sai lầm, bởi vì điều thực sự quan trọng chính là cách câu trả lời "không" của bạn được nói ra, cũng như việc bạn cần trân trọng không gian và thời gian riêng của bạn.

Heidi Grant Halvorson[1], giám đốc Motivation Science Center (Trung Tâm Khoa Học về Sự Khích Lệ) thuộc trường Đại học Columbia, nêu ra sự khác nhau giữa vế "Tôi không thể" với "Tôi không làm".

“Tôi không thể” trở thành một phương pháp nói lời từ chối mang tính cưỡng chế về mặt tâm lý, trong khi cách nói ”Tôi không làm” lại có tính thúc đẩy về mặt tâm lý.

Các Nhà Nghiên cứu tại đại học Houston[2] phát hiện rằng các tình nguyện viên nói rằng “Tôi không bỏ lỡ giờ tập thể dục” thay vì nói “Tôi không thể bỏ lỡ giờ tập thể dục”, dành nhiều thời gian cho việc tập luyện hơn. "Tôi không thể“ có thể hiểu là bạn không có khả năng làm việc gì đó, dù bạn có thể muốn góp sức vào. Nếu ở trong một tình huống khác, có lẽ bạn sẽ có thể tham gia. Còn khi bạn nói "Tôi không làm", bạn khẳng định rằng đó là quyết định của bạn, bạn có nguyên tắc riêng và không có lý do gì để thay đổi quyết định của bạn. Đây chính là lời tuyên bố về sức mạnh ý chí cá nhân, và sẽ có tác dụng tích cực đến bảo vệ quyền tự quyết.

Hai cách nói này không chỉ là câu văn hay từ ngữ. Chúng khẳng định niềm tin của bạn đồng thời đóng vai trò là lời nhắc nhở về các kế hoạch của bạn và những lý do cho những việc bạn làm. Hãy nói "không" với tâm thế của người biết làm chủ suy nghĩ và lời nói của mình.

Hãy nói "không" với sự trung thực và lòng tôn trọng

Khi một ai đó chúng ta thân thiết cần sự giúp đỡ, ta đồng ý ngay không chần chừ, và nếu việc này xảy ra nhiều lần thì quả là không phù hợp. Bởi vì như vậy sẽ khiến ta thất vọng, mệt mỏi và bực tức. Khi bạn không có hứng thú, hãy thẳng thắn về cảm xúc của bạn và đừng cố gắng đáp ứng họ chỉ để duy trì "cảm tình". Bằng cách nói "không", bạn thực chất đang trao gửi tinh thần tự lực đến người đó. Nếu không nhận được sự giúp đỡ từ bạn, họ sẽ tự tìm ra cách giải quyết cho chính vấn đề của họ. Ai cũng có thể học hỏi được gì đó từ việc tự tìm ra giải pháp cho một vấn đề. Bạn có thể thử nói thế này:

  • Tôi đang có việc khác vào lúc này. Có lẽ một lúc nào đó sẽ phù hợp hơn.
  • Tôi sẽ suy nghĩ về việc này và báo lại bạn sau.
  • Tôi không phải là người phù hợp nhất với việc này, tôi nghĩ [ai đó] sẽ...
  • Tôi không thể cam kết bất cứ gì bây giờ, bởi tôi đang có những ưu tiên khác ngay lúc này.

Hãy biết buông bỏ! Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người

Sẽ có một số người xa cách bạn vì bạn từ chối họ. Hãy bỏ qua chuyện đó. Những người thân mến bạn thực sự sẽ hiểu quan điểm của bạn. Bạn không thể làm hài lòng tất cả. Bạn phải chăm lo cho bản thân và tích trữ năng lượng tích cực, khi bạn đã làm được như vậy thì bạn có thể chia sẻ nguồn năng lượng đó. Có một điều chắc chắn là bạn sẽ không thể làm được như vậy nếu bạn cứ cố gắng giúp lấy người khác và chẳng để lại cho mình chút thời gian nào. Điều này sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn hay người mà bạn đang cố gắng hỗ trợ.

Hãy tập nói "không". Hãy biến đó trở thành một bài luyện tập hẳn hoi. Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy có lỗi, nhưng một khi bạn chấp nhận cảm giác ấy và biết cách thể hiện quan điểm với người đối diện, bạn sẽ sớm nhận ra sức mạnh trong từ "không". Bạn luôn có một sự lựa chọn, và khi việc gì không khiến tinh thần bạn phấn khởi, đừng cố gắng thực hiện. Hãy bắt đầu dành thời gian cho những việc bạn muốn làm thay vì để bản thân mắc kẹt trong những thứ bạn không tha thiết.

Tài liệu tham khảo