6 tháng trước
20 Cách Để Tối Đa Hoá Động Lực Của Bạn Mọi Lúc
157

2224
Lượt xem
498
Lượt chia sẻ
91
Lượt bình luận

Động lực là thứ cần được bổ sung thường xuyên. Sau tất thảy, bạn không thể tối đa hoá động lực của bạn mọi lúc. Bạn có khả năng đó không? Vâng, việc này thực ra là có thể, bạn có thể tối đa hoá động lực của mình mọi lúc. Tất cả chỉ cần có một chút xíu sự lạc quan, toàn bộ tinh thần kỷ luật và một chút can đảm cổ vũ để bạn khởi động. Để cung cấp cho bạn một ý tưởng, đây là 20 cách bạn có thể giữ mức động lực của mình luôn cao trong mọi lúc.

1. Tạo bản nhật ký cuộc đời rất riêng theo cách của bạn

Nhật ký cuộc đời là một tài liệu chứa đựng những mục tiêu cuộc sống, khát vọng và ước mơ của bạn. Điều gì tạo ra sự khác biệt từ một tấm bảng tầm nhìn mà nó chứa đựng những bước để dẫn dắt bạn vươn tới những ước mơ của mình. Một tấm bảng tầm nhìn là một bản in - nó chỉ nhắc nhở bạn về những thứ bạn muốn. Nhật ký cuộc đời, nói theo một cách khác, chỉ cho bạn thấy trình tự những điều bạn nên làm để đạt được những điều bạn muốn trong đời.

2. Tìm ra những giờ đỉnh của bạn và tận dụng chúng

Một vài bài báo nói rằng bạn nên thức dậy sớm - nhưng nếu như bạn thực sự là một con cú đêm thì thế nào? Thay vì tuân theo những quy luật thông thường, hãy cá nhân hoá năng suất riêng của bạn và tối đa hóa động lực bằng cách biết được khoảng thời gian trong ngày để làm việc là tốt nhất đối với bạn.

3. Khởi động mỗi ngày với một cụm từ mạnh mẽ

Đừng sống một cuộc đời bỏ đi — Sống có mục đích bằng cách sống theo cụm từ mạnh mẽ của bạn. Nó phải có cái gì đó có cảm xúc, một cái gì đó khẩn cấp và một thứ gì đó có khả năng khiến bạn muốn bật dậy ngay lập tức khi bạn nghe đến nó. Bởi vậy, đừng chỉ đọc những lời trích dẫn về động lực. Hãy tạo ra câu thần chú của riêng bạn.

4. Đi tắm

Cách mà bạn đối đãi với chính mình ra lệnh cho cách bạn xử lý phần thời gian còn lại trong ngày của bạn. Nếu bạn không thể bị làm cho phiền muộn để đi tắm, điều gì khiến cho bạn nghĩ rằng bạn có thể bị phiền muộn khi bạn theo đuổi những ước mơ cuộc đời mình?

5. Học cách sắp xếp năng lượng, không phải thời gian

Cấu tạo của thời gian là có giới hạn - bạn không thể thiết lập thời gian vì bạn không thể xử lý cách nó được phân phối tất cả suốt một ngày, đúng thế không? Thay vào đó, sắp xếp năng lượng của bạn để tối đa hoá động lực của bạn. Bạn xử lý được năng lượng của riêng bạn, vì thế việc phân phối nó cho những nhiệm vụ cụ thể thì có thể được quản lý tốt hơn.

6. Hãy nhớ rằng nghỉ ngơi một lúc là điều cần thiết

Bạn không thể làm điều gì đó trong 5 giờ liền. Bạn có kế hoạch nghỉ ngơi để mức độ động lực của bạn không dễ gì cạn kiệt. Cố gắng dành 10 phút để nghỉ ngơi mỗi 4 giờ làm việc.

7. Chia công việc của bạn thành những phần nhỏ

Thật dễ dàng để sử dụng tất cả động lực của bạn nếu bạn nghĩ về những nhiệm vụ khổng lồ và bất khả thi. Thay vì để bị lấn át như thế, hãy bơm động lực lên bằng cách phân phối nhiệm vụ của bạn thành những phần nhỏ. Nó cũng dễ dàng để cảm thấy mãn nguyện hơn nếu bạn có thể thực hiện từng việc một mà không bị thất bại.

8. Hãy bắt đầu với một việc nhỏ

Trút bỏ lo lắng đi! Nếu bạn đang nghĩ về điều đó, điều quan trọng là bạn bắt đầu thực hiện nó. Lo lắng về việc viết một cuốn sách ư? Hãy bắt đầu với trang đầu tiên. Lo lắng về việc tập thể dục ư? Hãy bắt đầu với một thói quen thể dục. Lo lắng về viết hoàn thành một bài báo ư? Hãy bắt đầu với một đoạn văn bản! Sớm thôi, bạn sẽ thấy có động lực để tiếp tục.

9. Đọc sách tạo động lực mỗi tuần

Động lực của bạn cần ở trạng thái hoạt động cao - đừng để nó trở nên cạn kiệt. Những cuốn sách tự-giúp-chính mình mang đến cho bạn sự thúc đẩy rất cần thiết để bạn quay trở lại con đường hướng tới mục tiêu cuộc đời của bạn.

10. Có một cuốn nhật ký những việc đã hoàn thành

Mỗi tuần, hãy viết ra một việc khiến bạn cảm thấy mãn nguyện, sôi nổi và đầy cảm hứng. Nó có thể là việc gì đó đơn giản, giống như việc trả lời một email thật là dài, hoặc nó có thể là một việc gì đó rất tuyệt, giống như được mời trình bày một chuyên đề nghiên cứu. Hãy viết thứ gì có ý nghĩa với bạn.

11. Lắng nghe những bài nói chuyện truyền cảm hứng ít nhất một lần mỗi tuần

Bạn có thể nghe trong khi đang làm việc, nó không cần quá nhiều sự tập trung của bạn. Hãy nghe chúng trong khi bạn đang lướt qua đống thư từ, thanh toán hoá đơn hay khi đang lau dọn văn phòng.

12. Di chuyển. Thật nhiều!

Tối đa hoá động lực của bạn bằng cách tối đa hoá hormone hạnh phúc cung cấp cho cơ thể của bạn. Bạn không cần phải đến phòng tập thể dục vừa ý để hoàn thành điều này - chạy vòng quanh khu phố của bạn hoặc là một thói quen tập những bài thể dục cơ bản tại nhà có thể tạo ra sự kỳ diệu cho động lực của bạn.

13. Luôn luôn nhắc nhở bản thân tại sao bạn đang làm việc này

Đăng những nhắc nhở đơn giản về những mục tiêu của bạn. Đối với một số người, sự thúc đẩy kiểu tiêu cực sẽ có tác dụng, ví dụ như họ đăng "Nếu bạn không làm việc này, bạn sẽ bị phá sản và nghèo khó trong tương lai". Đối với những người khác, đăng những thứ tích cực lại giúp được họ, ví dụ như "Hãy làm điều này để mọi người sẽ có một cuộc sống tươi đẹp hơn bởi vì bạn".

14. Gửi một thông điệp cho chính mình vào mỗi ngày bạn không có động lực

Khi bạn đang trong tâm trạng có động lực, hãy đều đặn gửi những thông điệp cho chính mình. Việc này có thể thực hiện dưới dạng email hoặc là một tin nhắn. Thậm chí bạn có thể có một cuốn sổ tay riêng cho việc này. Nó có thể diễn ra như thế này: "Lianne yêu dấu, bạn đang đọc những dòng này vì bạn không có động cơ. Tôi biết, tôi đã từng như thế. Điều này thật khó khăn, phải không? Đó là lý do tại sao tôi ở đây để giúp bạn! Đừng nằm xuống. Hãy ngồi dậy. Chỉ cần ngồi dậy. Bây giờ, hãy mở laptop lên. Chỉ cần cố gắng mở nó lên thôi! Có thấy tài liệu nhật ký cuộc đời của bạn không? Mở nó lên và đọc vài dòng. Bạn chỉ cần mở nó lên thôi - việc này không khó, đúng không nào? Hãy đọc vài dòng và sau đó hãy đánh giá điều bạn cảm nhận được. Vâng, bạn luôn được chào đón. Bây giờ, hãy đi và làm điều gì đó có ý nghĩa cho cuộc sống của bạn!"

15. Hãy tập trung vào quá trình, không phải sự hoàn hảo

Đôi khi thật là mệt mỏi nhìn xem điều gì ở phía trước. Thay vì tìm kiếm phía trước, hãy quay về những thứ bạn có thể quản lý được và làm việc với chúng.

16. Tinh thần chịu trách nhiệm

Thông báo mục tiêu của bạn nơi công cộng. Gửi email cho mọi người về điều đó. Đăng nó lên Facebook. Viết một bài blog về nó. Để cho mọi người biết về dự án mà bạn đang lên kế hoạch đạt được.

17. Đừng sợ phải phụ thuộc vào người khác hết lần này đến lần khác

Khi bạn đang trong cơn khủng hoảng, hãy nói với bạn bè về điều đó. Kể cho những người bạn yêu quý tin tưởng. Đừng tự mang tất cả gánh nặng một mình - loài người là một xã hội là vì lý do này đấy.

18. Nhận ra rằng thứ bạn cần là thứ bạn đặt ưu tiên

Bạn cần cảm thấy mãn nguyện. Bạn cần hoàn thành nhiệm vụ. Bạn cần làm công việc mà bạn đam mê. Nếu bạn biết tất cả những điều trên, thực tế bạn cần làm cho những mục tiêu của bạn rõ ràng hơn một chút, phải vậy không nào?

19. Phát triển một ý thức về sự cấp bách

Hãy biết quy tắc 20.000 buổi sáng. Nếu bạn đang xấp xỉ 30, ước tính rằng bạn chỉ có 20.000 buổi sáng để sống cuộc đời bạn. Cố gắng đặt chế độ tự đếm ngay bên cạnh giường ngủ. Ngay bây giờ, bạn sẽ không muốn mỗi ngày trôi qua mà bạn không làm điều gì đó hữu ích, phải thế không bạn?

20. Nếu mọi thứ đều thất bại, hãy cân nhắc liệu công việc này có đáng để làm hay không

Bạn có thể thực sự sống với hậu quả của việc không thực hiện nhiệm vụ này ngay bây giờ không? Nếu bạn không thể, hãy bắt đầu. Nếu bạn có thể, hãy hỏi lại bản thân lần nữa và cho mình câu trả lời trung thực. Thúc đẩy ngay bây giờ. Làm nó ngay lập tức. Ngày mai, điều đó có thể là quá muộn.