5 tháng trước
Hãy Đầu Tư Mỗi Ngày Một Vài Phút Cho Hạnh Phúc Với Một Quyển Nhật Ký 5 Phút
423

6009
Lượt xem
38
Lượt chia sẻ
1
Lượt bình luận

Khi tôi lên 10 và đó là một cuốn sổ tay Lisa Frank màu trắng với một hộp kẹo cao su bong bóng màu đỏ ở phía trước. Đi kèm với nó là một ổ khóa hình trái tim và chiếc chìa khóa mà tôi phải cẩn thận cất giữ khi sống cùng một ông anh luôn tìm ra những trò mới mẻ và sáng tạo để chọc quê tôi.

Một cuốn sổ tay nhỏ (được rồi... tôi đã gọi là cuốn nhật kí sau đó) đã mở ra cho tôi một thế giới tiềm ẩn, thứ đã hoàn toàn cứu rỗi linh hồn tôi, chốn hạnh phúc của tôi, cho đến tận cuối đời.

Trong những năm qua, tính thẩm mỹ về nhật ký của tôi đã tăng lên, nhờ đó mà phù hợp với cả chủ đề và phong cách viết của tôi hơn, nhưng một thứ vẫn không hề thay đổi cho dù tôi có buồn hay đang trong tình trạng tồi tệ đến thế nào trước khi bắt đầu viết, thì bằng một cách nào đó, cả thế giới và vị trí của tôi trong đó đều luôn trở nên rõ ràng và thầm lặng hơn chỉ sau 05 phút “viết mọi thứ ra.”

Trong cuộc đời mình, tôi chưa bao giờ thực sự biết hay quan tâm tới lý do tại sao chỉ với 5 phút viết khiến tôi hạnh phúc hơn, tôi chỉ biết nó hiệu quả mà thôi.

Nếu cảm thấy hụt hẫng hay đau khổ, tôi đều nhận ra là do mình đã không viết trong một thời gian dài. Nên tôi sẽ đi tìm chính mình trên trang giấy trắng và khi những con chữ nối tiếp con chữ, tôi bắt đầu có cảm giác lại tìm thấy mình. 

Thành thật mà nói, tôi đã (và vẫn) đang quên viết nhật kí thường xuyên hơn tôi muốn. Trong cuộc sống của mình, tôi không biết tại sao tôi không duy trì được việc khiến tôi hạnh phúc mỗi ngày thay vì chờ đợi đến khi buồn phiền mới làm việc đó. Bạn có giống như tôi không?

Tôi khá chắc chắn rằng đó không phải là vấn đề của mỗi mình tôi: Đó là vấn đề của mọi người. Chúng ta đều biết mình sẽ hạnh phúc hơn nếu ăn uống điều độ, tập thể dục, ngắt kết nối với công nghệ, ngủ đủ giấc,... nhưng thường thì chỉ tới khi cảm thấy không vui, chúng ta mới phải nỗ lực để hạnh phúc hơn.

Một vài tháng trước, tôi đã tìm thấy bản thân mình trong hoàn cảnh như thế này:

Tôi bị bao vây bởi công việc kinh doanh và vấn đề sức khỏe đang đi xuống. Chúng khiến tôi nghi ngờ về khả năng hoàn thành bất cứ việc gì của mình. Tôi đã hoàn toàn bối rối và thiếu quyết đoán về đường hướng kinh doanh và thứ tôi cần tập trung năng lượng có hạn của mình vào đó. Vì vậy, tôi đã thuê một huấn luyện viên để giúp tôi sắp xếp lại bộ não rối bời của mình.

Tôi đặt trước mặt cô ấy tất cả những quyết định và danh sách dài những việc phải làm của tôi và cô ấy hỏi tôi một câu quan trọng:

Thứ gì bạn có thể làm mỗi ngày mà có tác động tích cực đến tất cả những thứ còn lại?

Hay nói cách khác: Thay vì lo lắng làm TẤT CẢ NHỮNG VIỆC để hạnh phúc hơn, bạn chỉ làm MỘT việc gì duy nhất và khiến mọi thứ khác cũng đều tốt hơn?

Tôi đã bắt đầu một vài phút mỗi ngày viết cuốn nhật ký của mình.

Thật là hài hước và xấu hổ khi vừa là một huấn luyện viên vừa là một nhà văn (và là một huấn luyện viên hợp tác với các nhà văn) mà tôi đã không nghĩ tới về bản thân mình. Than ôi, như mọi người nói, bác sĩ là những bệnh nhân nặng nhất.

Dĩ nhiên câu trả lời của tôi là viết nhật ký! Không phải câu trả lời luôn là thứ rõ ràng nhất hay sao?

Những đôi khi câu trả lời quá rõ ràng, quá đơn giản, thông suốt và thích hợp đến mức chúng ta tự thuyết phục bản thân rằng không thể làm nhiều để cải thiện tình trạng của mình. Bằng cách nào đó trong sự bận rộn của cuộc sống, tôi đã tự thuyết phục bản thân rằng mình không thể dành thời gian đó để làm thứ gì mà.... (trong sự sợ hãi) tuỳ tiện được.

Tuy nhiên, khi tôi nghĩ về câu hỏi của người huấn luyện về MỘT THỨ DUY NHẤT có tác động tích cực tới tất cả mọi thứ, tôi nhận ra rằng việc viết nhật ký đối với bản thân luôn có ý nghĩa nhiều hơn lối thoát ngẫu nhiên qua việc khám phá mọi cảm xúc của mình.

Chắc chắn một điều, chẳng có điều gì thực sự xảy ra nếu tôi ngồi trên giường trong bộ đồ ngủ và viết. Nhưng qua nhiều năm, từ sự đổ vỡ hôn nhân cho đến những chuyển biến lớn, hầu hết những thời khắc thay đổi cuộc đời của mình - như quyết định theo đuổi sự nghiệp viết lách, hay quyết định chọn cuộc sống nay đây mai đó và đi khắp đất nước và cuối cùng là quyết định sẵn sàng làm mẹ - đều được đưa ra trong những giây phút yên tĩnh chỉ có mình tôi và những trang nhật ký.

Vào một ngày khác, tôi đã hỏi một người bạn về việc viết bài viết này. Tôi hỏi cô ấy có thường xuyên viết nhật ký không và việc đó có khiến cô ấy hạnh phúc hơn không.

Nhìn chung, cô ấy trả lời là có, viết nhật ký có vẻ giúp cô ấy gạt mọi thứ khó chịu ra khỏi lồng ngực nhưng không phải lúc nào cô ấy cũng cảm thấy tốt hơn sau đó. Và thực tế là, đôi lúc nếu cô ấy đã ở trong trạng thái tiêu cực, cô ấy có thể rơi vào vòng xoáy thậm chí còn tồi tệ hơn khi viết nhật ký.

Cô ấy đã nói với tôi rằng thường thì với thời gian và quan điểm của mình, cô ấy thấy rằng chỉ cần viết và việc lấy mọi thứ ra khỏi đầu là liệu pháp chữa trị nhưng cô ấy khuyên rằng với những người giống như cô ấy, những sự thôi thúc đã giúp cô ấy không bị rơi xuống vực sâu tiêu cực.

Và, không để bạn phải chờ lâu, tôi sẽ nêu ra cho bạn...

Để chắc chắn ràng bạn tận dụng hết 5 phút viết nhật ký, tôi đã chia nhỏ thành từng đề mục viết dựa vào cảm xúc của bạn để nó tạo động lực tốt nhất cho bạn trong ngày mà bạn muốn gia tăng hạnh phúc của mình.

1. Khi bạn cảm thấy kiệt sức, hãy nói chuyện với người hùng bên trong mình (con người thực sự của bạn)

Thứ duy nhất để duy trì các mối quan hệ lành mạnh và hạnh phúc mà mọi người nói với bạn là gì?

Bạn có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời!

Nhưng còn mối quan hệ với chính bản thân bạn? Làm thế nào bạn kết nối với chính mình? Làm thế nào để bạn tiếp tục làm người hùng trong câu chuyện của chính mình?

Giống như cách mà bạn dành thời gian để giữ gìn mối quan hệ với những người có ý nghĩa nhất trong cuộc đời, bạn cũng phải dành thời gian cho mình để lắng nghe tiếng nói bên trong bản thân:

Để nhớ rằng BẠN là gì giữa những ồn ào của thế gian. Để lắng nghe người hùng trong bạn.

Đối với tôi, cách làm duy nhất mà tôi biết và đã từng biết là viết nhật ký.

Bộ não của chúng ta có thể trải qua những vòng xoáy tiêu cực, đặc biệt khi chúng ta mệt mỏi hay căng thẳng.

Trong bài viết trên Mẹo Sống của tôi về tìm kiếm động lực, tôi đã giới thiệu cho bạn một số câu hỏi để bạn có thể tự hỏi bản thân mình về việc bạn có đang đóng vai anh hùng hay nạn nhân trong bộ phim mang tên cuộc đời mình. Bạn chắc chắn phải xem qua bài viết này, nếu thực sự đang ở trên bờ vực hay đang ở trong tình trạng kiệt sức.

Về cơ bản, nếu bạn bị kiệt sức, bằng cách nào đó bạn đã để hoàn cảnh kiểm soát cuộc sống của mình. Nói cách khác, bạn bắt đầu hành động trong vai trò của nạn nhân thay vì người hùng.

May mắn thay, chỉ với 5 phút viết nhật ký có thể giúp bạn tìm được người hùng trong bản thân mình (giọng nói thực của bạn) và giành lại quyền sống cuộc đời hạnh phúc nhất của bạn.

Viết những câu hỏi này và trả lời chúng vào nhật ký của bạn - hãy thực sự thành thật với bản thân 100%:

  • Điều gì khiến tôi tin rằng đó là lý do số 1 khiến tôi cảm thấy kiệt sức?
  • Tôi đã đổ lỗi cho ai hay điều gì trong câu trả lời cuối cùng?
  • Chịu trách nhiệm 100% cho cuộc đời và những quyết định của mình, và không đổ lỗi cho ai (kể cả bản thân mình), nhưng làm sao tôi có thể cải thiện được tình trạng này?
  • Những quyết định gì khiến tôi rơi vào những tình huống này (làm thế nào tôi đã lựa chọn chúng)?
  • Tôi có thể bắt đầu ra những quyết định mới nào để tới gần hơn nơi mình muốn tới?
  • Tôi cần buông bỏ những gì để lấy lại năng lượng? Tôi cần nói "không" với điều gì?

Khi bắt đầu nắm giữ vai trò người hùng, bạn bắt đầu nhận ra những sự lựa chọn và những niềm tin hiện tại có thể sẽ cản trở bạn có được phiên bản cuộc đời hạnh phúc nhất.

Điều tuyệt vời là một khi bạn nhận ra những sự lựa chọn trong quá khứ đã dẫn bạn tới tình trạng hiện tại, bạn cũng nhận ra rằng mình có thể có những sự lựa chọn khác đưa bạn tới một cuộc sống hạnh phúc hơn.

2. Khi bạn nghi ngờ bản thân mình, hãy viết ra những "sinh vật giả tưởng rắc rối đó"

Mỗi khi tôi cảm thấy thất vọng về bản thân, thường thì những thứ xảy ra bên ngoài thì ít, chủ yếu là những điều đang xảy ra giữa hai tai của tôi. Nói cách khác là làm sao “chính tôi” phải nói chuyện được với bản thân mình. 

Chúng ta đều có những con quỷ nhỏ xấu xa (tôi gọi những con quỷ nhỏ của mình là "những cô nàng xấu tính") sống trong đầu chúng ta và nói với chúng ta rằng chúng ta là ngu ngốc, xấu xí và chẳng có giá trị gì. Cách duy nhất để chiến đấu với những kẻ khốn kiếp ồn ào đó là vạch trần sự dối trá của chúng.

Viết ra những lời dối trá của chúng khiến chúng bất lực. Một khi chúng thoát ra khỏi đầu bạn và ở trên trang giấy, bạn nhận ra chúng thực sự lố bịch như thế nào (mặc dù trước đó chỉ vài thời khắc, chúng đã hoàn toàn chiếm hữu bạn).

Tôi thích viết ra tất cả những thứ khó chịu và đặt chúng về đúng vị trí của chúng (đưa chúng ra khỏi đầu và cho chúng lên giấy ngay và luôn). Sau đó, tôi có thể quay lại sống cuộc sống trung thực và hạnh phúc của mình.

Sau đây là một số câu hỏi có uy lực để hỏi những con quỷ bên trong bạn (có lẽ được biết rõ hơn là một tên ngốc thực sự đối với bản thân). Viết mỗi câu hỏi và câu trả lời tương ứng trong nhật ký của bạn.

Hãy hỏi những con quỷ của bạn những câu hỏi sau:

  • Mày đang nói những gì về tao? (Đừng giữ lại. Thực sự viết mọi suy nghĩ tồi tệ của bạn về bản thân)

Sau đó hãy hỏi:

  • Những thứ mình vừa viết có phải là sự thật?
  • Lặp lại bài tập này đối với từng thứ gây khó chịu mà những con quỷ đang nói về bạn và vạch trần sự dối trá của chúng từng cái một, cho tới hết.

Khi đã xong, hãy hỏi những câu hỏi đầy quyền lực sau:

  • Với những gì đã biết cho đến nay thì tôi có thể làm gì để cải thiện từng lĩnh vực trong cuộc sống của mình?
  • Biết rằng những lời nói của những con quỷ luôn mạnh mẽ, 3 niềm tin hay lời khẳng định tích cực mới nào, tôi có thể nói hàng ngày với bản thân để xua đuổi tính tiêu cực từ chúng?

Ví dụ, hãy sử dụng nhân vật giả tưởng tên là Sam. Những con quỷ trong Sam đang nói với anh ấy rằng: "mày là một người cha tồi tệ, một người chồng tệ bạc và là một nhân viên quèn".

Nếu Sam tự hỏi "Mình có phải là một người cha tồi tệ hay không?" Có thể câu trả lời của anh ấy là "Không, mình yêu những đứa con của mình và mình đang làm những điều tốt đẹp nhất mình có thể cho chúng. Mình chỉ ước mình có thể chăm sóc chúng nhiều hơn khi ở bên chúng thay vì lao đầu vào công việc".

Vì vậy mà Sam có thể quyết định không mang máy tính công việc về nhà nữa và thực sự trút bỏ mọi thứ sau khi rời văn phòng về nhà để có thể quan tâm, chăm sóc những đứa con của mình nhiều hơn.

Sam quyết định hàng ngày thực hiện một cam kết mới của mình là: "Mình là một người cha đầy yêu thương và luôn ở bên các con của mình. Mình sẽ dành những điều tốt đẹp nhất cho gia đình."

Hãy hình dung xem bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều như thế nào khi bạn bắt đầu lấy lại quyền kiểm soát quá trình độc thoại và lập trình trong những thông điệp tiếp thêm động lực, giúp bạn tiến gần tới con người mà bạn phấn đấu trở thành.

3. Khi bạn do dự hay sợ hãi, hãy nói chuyện với nỗi sợ của bạn

Những con quỷ xấu xí kia hay những cô nàng xấu tính ở bên trong đầu của chúng ta được nuôi dưỡng bằng nỗi sợ hãi. Nó giống như tin đồn nhảm nhí không ngừng lan truyền và phóng đại.

May mắn thay, khi chúng ta viết ra những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực đang lan toả của mình, chúng ta nhìn chung có thể nhận ra việc đó thực tế chỉ là việc nói về những nỗi sợ hãi của mình.

Bạn đang tự hỏi làm thế nào để xem đó là việc nói ra sự sợ hãi hay đó chỉ là trực giác, đúng không? Đây là nơi khám phá những cảm xúc được phơi bày.

Bạn đang cảm thấy bất lực? Bạn đang cảm thấy lo lắng hay buồn bã? Phản ứng của mọi người đối với nỗi sợ là khác nhau nhưng nó không bao giờ là một cảm giác tích cực.

Nếu bạn đang bình yên và phẳng lặng nhưng cảm thấy bồn chồn vì có điều gì đó không ổn, thì khả năng cao là kiểu nói chuyện bằng trực giác. Nhưng nếu bạn đang bị bao trùm bởi những cảm xúc tiêu cực, bạn có thể đánh cược, điều đó là do nỗi sợ hãi gây ra.

Đừng quá xa lánh nỗi sợ hãi. Nỗi sợ của chúng ta chỉ đang cố bảo vệ chúng ta khỏi một số thứ - sự rèn giũa cũng là thứ luôn khiến chúng ta tốt hơn.

Tôi thích dùng nhật ký như là một cách để có cuộc nói chuyện nhỏ với nỗi sợ của mình, để hiểu nó đến từ đâu và sau đó quyết định nó có đáng nghe hay không?

Đây là những động lực viết nhật ký để phanh phui nỗi sợ của bạn ra:

Một lần nữa, viết những câu hỏi sau vào nhật ký của bạn một lần và trả lời từng câu:

Hãy hỏi nỗi sợ của bạn...

Mày đang cố bảo vệ tao khỏi cái gì?

Khi bạn trả lời xong hãy tiếp tục hỏi:

Mày đang ngăn cản tao đạt được điều gì nếu tao lắng nghe mày?

Nếu thứ mà bạn thực sự mong muốn đang ở bên kia của nỗi sợ hãi, thì bạn đã biết phải làm gì tiếp theo rồi đấy (may mắn thay nhật ký là nơi lý tưởng để bạn viết ra những việc phải làm)!

Những câu hỏi cuối cùng và là những câu tôi khá yêu thích khi hỏi nỗi sợ hãi là:

Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là gì?

Ví dụ, bạn đang lo sợ mất những mối quan hệ với vị khách hàng, người khiến công việc của bạn tồi tệ. Bạn có thể trả lời câu hỏi này với cách như thế này "Khách hàng của tôi sẽ cho tôi vào danh sách đen và tung những tin đồn thất thiệt về tôi khắp thị trấn và khiến tôi không chỉ mất khách mà còn khiến toàn bộ công việc kinh doanh của tôi đi xuống."

Ây yy. Điều này nghe có vẻ đáng sợ. Bây giờ hãy hỏi bản thân bạn...

Những bước tiếp theo mình phải làm là gì để đảm bảo rằng tình huống xấu nhất không thể xảy ra?

Và sau đó...

Trường hợp xấu nhất sẽ thực sự xảy ra như thế nào (đặc biệt nếu tôi sử dụng kế hoạch trên)?

Có thể, khi bạn nghĩ về việc này thì vị khách hàng đang thực sự cản trở bạn việc kinh doanh mới bởi họ đang chiếm quá nhiều thời gian của bạn.

Và có thể vị khách hàng đó thậm chí không có danh tiếng tốt nhất nên cơ hội để họ có thể hạ bệ bạn là khá nhỏ.

Điều gì có thể xảy ra nếu bạn dành một giờ mỗi tuần trong vòng 3 tuần tới để làm việc tìm kiếm khách hàng mới thay thế cho nguồn thu nhập mà vị khách hàng kia mang lại, và tìm ra cách để kết thúc hợp đồng theo cách tôn trọng, vui vẻ nhất để họ khó có thể mà chơi xấu bạn?

Bây giờ bạn có một kế hoạch! Nhưng có thêm một câu hỏi cho bạn:

Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, bạn sẽ làm gì?

Có thể bạn nhận ra rằng nếu bạn thực sự cần, bạn luôn có thể quay lại công việc trước đó; họ yêu quý bạn và liên tục xin bạn quay về. Hay bạn có thể cầm chừng một vài tháng cho đến khi bạn có thể có những khác hàng khác, đặc biệt nếu bạn cắt giảm chi phí.

Mỗi khi bạn trực diện đối mặt với nỗi sợ hãi, một điều thần kì là nó sẽ mất đi sức mạnh. Để nỗi sợ hãi trong đầu, nó có thể phá hủy bạn, nhưng chỉ cần dành vài phút để nhìn thẳng vào nó và coi nó như một người bạn, đang chỉ cho bạn thấy bạn cần thực hiện kế hoạch từ đâu để bảo vệ bản thân, bạn có thể lấy lại sợi dây hạnh phúc của mình và nhận ra rằng nỗi sợ hãi rốt cục không thực sự đáng sợ lắm.

Ở điểm này, cần nói rằng viết nhật ký không chỉ tốt để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực mà còn cực kỳ hữu ích cho việc ghi lại những cảm xúc tích cực như điều thứ 4 tôi sẽ trình bày dưới đây.

4. Khi bạn đang sợ hãi, hãy tập trung vào sự biết ơn

Sách hay bài viết về hạnh phúc đều chỉ ra rằng lòng biết ơn sẽ gia tăng hạnh phúc của bạn. Đối với tôi, đặt sự chân thành của cuộc sống, những gì thực sự tốt đẹp đang diễn ra và sự biết ơn vào điều gì đó, giúp đưa mọi thứ trở nên có triển vọng, đặc biệt là khi tôi buồn.

Sau đây là những đề mục yêu thích về sự biết ơn khiến tôi vượt qua nỗi sợ hãi và tập trung vào phần tươi sáng hơn của cuộc sống.

Viết ra những câu hỏi dưới đây vào cuốn nhật ký và trả lời từng câu một:

  • Điều gì tốt đẹp đã diễn ra trong ngày hôm nay?
  • Điều gì đã khiến mình cười hay vui vẻ trong ngày hôm nay?
  • Ai là người mình cảm thấy biết ơn trong ngày hôm nay?
  • Điều gì khiến mình thấy biết ơn trong ngày hôm nay?
  • Với "con mắt biết ơn" của mình, bằng cách nào tôi có thể chú ý tới các vấn đề hay sự sợ hãi so với những thứ tốt đẹp mà mình có trong cuộc đời của mình.

Rời bỏ nỗi sợ hãi của bạn và chuyển thành lòng biết ơn, chuyển năng lượng của bạn ra khỏi "người khốn khổ là tôi" và thành "người chiến thắng là tôi", dựa trên luật hấp dẫn, bạn sẽ thu hút nhiều hơn những điều bạn muốn và ít hơn những điều bạn không muốn.

Hãy nghiêm túc, chiến thắng thuộc về bạn!

5. Khi bạn thấy không còn hứng thú và chán nản với tình trạng hiện tại, hãy để mọi thứ diễn ra bình thường

Một trong những cách tốt nhất và dễ nhất để khai thác cảm hứng của bạn và cảm thấy sự sáng tạo trong cuộc sống của bạn là thông qua viết ra dòng chảy cảm xúc.

Tôi thách bạn đặt bút lên giấy trắng 5 phút và không làm gì cả nhưng phải đảm bảo không dừng di chuyển cây bút của bạn.

Không suy nghĩ. Không phán xét. Thứ duy nhất bạn không được phép làm là cả nghĩ hay đánh giá bài viết của mình. Tất cả đều tốt. Tất cả mọi thứ viết ra đều hay (thậm chí chúng hoàn toàn tào lao).

Khi tôi còn đi học, tôi đã tham gia một lớp học tuyệt vời về sự sáng tạo và trong lớp học này tôi đã đọc một quyển sách gọi là "Từ nơi bạn mộng mơ" của Robert Olen Bulter. Quyển sách hầu như viết về những điều viễn tưởng nhưng ông ấy đặc biệt cho rằng thời điểm tốt nhất để chạm tới tiềm thức của bạn (dòng chảy cuộc sống) là khi bạn thức dậy vào buổi sáng.

Bạn vừa mới bước ra khỏi giấc mơ, bộ não của bạn vẫn ở trong tần số của giấc mơ và không bị che phủ bởi “thực tế” của cuộc sống hàng ngày.

Vì vậy đề mục nhật ký 5 phút hàng ngày cuối cùng của tôi cho bạn, một người không mệt mỏi, là thức dậy và để bản thân của bạn tiếp tục mơ trên giấy.

Sau đây là những hướng dẫn cho bạn:

  1. Đặt hẹn giờ khoảng 5 phút.
  2. Mở nhật ký của bạn ra.
  3. Cầm cây bút lên.
  4. Giữ cho bút được viết liên tục cho đến khi hết giờ.

Điều mà tôi thích khi làm việc này đó là nó cho phép giải phóng tất cả các kỳ vọng và cho phép bản thân bạn tự do sáng tạo để mọi thứ đều hiện ra.

Tạo cho bản thân một khoảng không gian an toàn, không mong đợi điều gì khác ngoài việc chỉ để mở lòng và thành thật với chính mình là sự tự do hoàn toàn.

Trong một thế giới mà có vô vàn những thứ và những cách mà chúng buộc ta phải làm, tôi thích thả mình vào trang giấy trắng mà không cần gì khác ngoài cái việc chỉ để tay mình di chuyển.

Nó hoàn toàn miễn phí và không cần điều kiện gì từ tôi ngoài việc chỉ cần thể hiện bản thân tôi là ai bất kể ở đâu - nói về nguồn biết ơn vô tận.

Thêm vào đó, nó giải thoát hàng ngàn suy nghĩ ra khỏi đầu và cho phép tôi giải phóng chúng khỏi cơ thể, mà theo những nghiên cứu hàng đầu tại các trường đại học cho thấy rằng việc này có thể nhanh chóng giải tỏa căng thẳng.

Bạn không cần thay đổi MỌI THỨ trong cuộc sống của mình trong một lần (việc này không hiệu quả đâu, tin tôi đi, tôi đã thử rồi).

Bắt đầu với việc trao cho bản thân bạn món quà của sự suy ngẫm trong nhật ký của bạn mỗi ngày và xem cuộc sống của bạn bắt đầu thay đổi như thế nào. Tôi bảo đảm bạn sẽ cảm thấy kết nối hơn với chính mình trong quá trình này và theo thời gian mọi thứ trong cuộc sống của bạn sẽ bắt đầu phản ánh tốt hơn về con người và giá trị của bạn.

Và đó, các bạn của tôi, chính là chìa khóa cho hạnh phúc vĩnh cửu.

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com

Tài liệu tham khảo