1 tháng trước
7 Câu Hỏi Lợi Hại Để Thoát Khỏi Bế Tắc Và Tiếp Tục Tiến Lên
732

9583
Lượt xem
155
Lượt chia sẻ
14
Lượt bình luận

“Bạn sẽ chẳng bao giờ đạt tới tầm cao hơn mức bạn đánh giá bản thân mình” – Oprah

Điều gì ngăn cản bạn đạt tới mức độ mà bạn mong muốn về sức khỏe, sự giàu có và hạnh phúc?

7 câu hỏi hữu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn xác định được những trở ngại của bạn thân và thoát hỏi bế tắc trong phút chốc.

1. Bạn muốn điều gì?

Hãy thử xem xét trường hợp của "Dave". Anh ấy nói:​​​​​​​

“Tôi muốn trở nên thật hạnh phúc. Tôi muốn kiếm được 100,000 đô, tôi muốn giảm 20 pao. Tôi muốn bỏ ngay thói trì hoãn của mình.”

Khoảng cách giữa nơi bạn đang ở và nơi bạn muốn tới chính là nguyên nhân tạo nên cảm giác cáu bẳn và hoang mang bên trong bạn, như thể bạn đang cố gắng đi từ bên này qua bên kia sông khi chẳng có cây cầu nào xung quanh. Để thoát khỏi sự bế tắc, bạn cần một cây cầu giúp bạn qua sông. Cây cầu ấy có thể là chính bạn, hoặc một người bạn của bạn, một buổi hội thảo, một cuốn sách, một người hướng dẫn, một chuyên gia tâm lý học, vân vân.

2. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi đạt được điều mình muốn?

Dave nói: “Tôi muốn cảm thấy mình thực sự đang sống, thấy hạnh phúc và được làm những điều phù hợp với năng lực của mình. Tôi muốn được khen ngợi, thấy thoải mái và không phải chịu đựng cảm giác tội lỗi.”

Nếu bạn cảm thấy bị xa lánh, thấy áy náy hoặc không thoải mái, điều đó có nghĩa là bạn đã xây dựng cho mình những giá trị cốt lõi sai lầm từ hồi nhỏ. Bạn cần phải tìm ra càng sớm càng tốt điều gì đã khiến bạn cảm thấy không thoải mái, vân vân.

3. Bạn có đủ can đảm và tự tin để theo đuổi điều mình muốn không?

Dave: “Không, tôi rất hay trì hoãn. Tôi luôn luôn lo sợ và hay tự bào chữa cho mình. Chẳng những chỉ tiêu doanh số của tôi không đạt được mà nếu tôi không làm gì đó để cải thiện thì tôi còn có thể bị đuổi việc.”

Thiếu sự tự tin và can đảm nghĩa là bạn không tin tưởng vào chính bản thân mình. Những người thành công thường cho phép bản thân mình thất bại, bởi họ biết cuối cùng họ cũng sẽ đạt được điều họ muốn. Để có thể đạt được điều mình mong muốn, bạn cần phải dám chấp nhận rủi ro thất bại, sau đó tự đứng lên và làm lại từ đầu, bởi vì thành công luôn chỉ đến sau khi đã thất bại vài lần.

Tôi nhắc lại một lần nữa rằng bạn hãy xác định cho mình những niềm tin sai lầm đang ngăn không cho bạn trở nên dũng cảm và tự tin. 

4. Bạn có tin bạn xứng đáng có được điều bạn muốn không?

Dave: “Có và cũng không. Tôi rất muốn đạt được điều đó nhưng một phần khác trong tôi nói rằng: "Mày nghĩ mày là ai chứ? Mày sẽ chẳng làm được điều gì to tát đâu. Mẹ muốn nói rằng mày không thông minh bằng anh trai mày."

Theo chu trình Tin tưởng => Suy nghĩ => Cảm xúc => Hành động. Mọi chuyện sẽ diễn ra như sau:​​​​​​​

Niềm tin của Dave là : "Mình không xứng đáng, mình là kẻ vô giá trị. Mình sẽ chẳng đạt được điều gì cả."

Từ niềm tin đó anh ấy nghĩ rằng… “Mày nghĩ mày là ai chứ? Mày chẳng giỏi tới mức có thể kiếm được nhiều tiền đâu.”

Những suy nghĩ đó khiến Dave có cảm giác ... "Ôi, mình sợ phải gọi điện cho khách hàng để năn nỉ họ mua hàng, mình đúng là kẻ thua cuộc."

Những cảm xúc của Dave được cụ thể hóa thành hành động trì hoãn và việc ăn uống vô tội vạ những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe để khỏa lấp đi cảm giác lo lắng. Những hành động này đến lượt chúng lại càng củng cố thêm cho niềm tin của Dave rằng anh ấy là kẻ vô dụng và không xứng đáng đạt được thành công hoặc có một cơ thể cân đối.

Dave cần phải tìm hiểu lại những lý do khiến anh ấy tin tưởng một cách tiêu cực rằng anh là người vô dụng, một kẻ tội lỗi, thua cuộc. Anh ấy cần phải đảo ngược lại những cảm xúc tiêu cực đó. Rồi anh sẽ nhận ra mình xứng đáng có sức khỏe, tiền bạc và hạnh phúc.

Cũng như Dave, bạn trở thành người mà bạn nghĩ tới, nói cách khác, bạn là người tiên tri tương lai cho chính bản thân mình.

Điều gì đã xảy ra khiến cho bạn đinh ninh rằng mình là "kẻ vô dụng/đáng ghét/tệ hại?". Phải chăng ngày còn đi học bạn từng bị bắt nạt? Hay bạn từng cảm thấy bị cho ra rìa khi em gái bạn được sinh ra, chỉ vì mẹ bạn không có thời gian để chăm sóc cho bạn nữa? Cũng có thể là do cha mẹ bạn đã li dị khi bạn còn nhỏ đúng không? Những sự kiện kiểu như vậy có thể là nguyên nhân sâu xa của việc bạn không yêu quý bản thân mình.

5. Bạn sợ điều gì nếu bạn thành công? Điều gì sẽ đi chệch hướng?

Dave: “Nếu doanh thu của tôi tăng lên, tôi sẽ phải làm việc vất vả hơn. Điều đó nghĩa là tôi có ít thời gian cho bọn trẻ hơn. Các anh chị em và họ hàng của tôi sẽ cười nhạo tôi là kẻ nhà giàu hợm hĩnh. Tôi sẽ phải mua một cái tủ quần áo mới nếu tôi trở nên thon thả hơn, mà điều đó thì không thể được vì tôi túng quẫn lắm rồi. Tôi sợ mình sẽ bị trêu chọc khi ăn những thức ăn lành mạnh.”

Những hệ quả của thành công khiến Dave do dự không muốn hành động. Anh không muốn đánh mất tình yêu của gia đình và bạn bè, đồng thời cũng không muốn bỏ tiền ra để mua quần áo mới nữa.

Hầu hết chúng ta đều tìm kiếm sự công nhận thông qua tình bạn, tình yêu, gia đình và tài sản. Dave rơi vào bế tắc bởi vì anh ấy sợ sẽ không còn được mọi người yêu quý nữa khi đã trở nên giàu có và thành công hơn những người mà anh thường chơi cùng.

“Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn thường trò chuyện nhất.” – Jim Rohn.

Để có thể tiến về phía trước, hãy tìm một nơi mà bạn chỉ là một người nhỏ bé giữa toàn những người khổng lồ. Những người khổng lồ đó sẽ giúp bạn trưởng thành tới trình độ của họ.

Khi Dave cảm thấy hài lòng về bản thân mình, anh ấy sẽ biết rằng mình cần nói với người thân và bạn bè của mình, như vậy anh sẽ không bị mọi người xa lánh khi trở nên thành công và có một thân hình cân đối.

Dave cần một người tri kỷ, hoặc một người hướng dẫn, giúp anh vượt qua khoảng thời gian không thoải mái khi tìm kiếm nơi anh ta thực sự thuộc về.

6. Bạn sợ điều gì nếu thất bại?

Dave: “Tôi sẽ bị chế giễu nếu thất bại. Tốt hơn hết là cứ tiếp tục cố gắng cải thiện tình hình tài chính và cân nặng của mình. Nếu tôi giảm cân rồi lại tăng cân, hoặc kiếm ra tiền rồi lại bị đuổi việc vì không đáp ứng yêu cầu công việc ở mức độ mới, những người khác sẽ cười sau lưng tôi và nói "Thấy chưa, kiểu gì anh ta cũng thất bại thôi."

Hầu hết chúng ta đều đã từng bị chế giễu. Tâm lý chung là ta đều không muốn phải chịu đựng cảm giác đó thêm lần nữa. Một cách vô thức, Dave lo sợ sự thất bại sẽ lại làm anh tổn thương, và đó là lý do anh rơi vào bế tắc.

Để vượt qua cảm giác thất bại, bạn cần phải tìm lại phần quá khứ mà ở đó bạn bị người khác cười nhạo. Con người bạn hôm nay sẽ có thể khẳng định với bản thân rằng bạn là người đáng yêu và tài giỏi. Khi trái tim bạn cảm thấy được xoa dịu và không còn đau đớn vì bị chế nhạo nữa, bạn sẽ không còn phải sợ hãi sự thất bại nữa.

Những chuyện xấu hổ và cay đắng mà bạn từng trải qua, khiến bạn không dám nắm bắt cơ hội đạt được những gì bạn muốn là gì?

7. Bạn cần gì để có thể đạt được điều bạn muốn?

Dave: “Tôi cần phải cảm thấy rằng mình xứng đáng kiếm được 100,000 đô và tôi xứng đáng có một thân hình cân đối. Tôi cần quên đi những lời phê bình tiêu cực của mẹ và chị gái bất cứ khi nào tôi cố gắng làm điều gì đó. Tôi cần phải yêu bản thân mình và tin rằng tôi có thể làm được điều đó.”

Nếu bạn không thể nhìn vào gương và nói "Tôi yêu bạn. Bạn thật là tuyệt vời. Bạn đẹp quá!", thì bạn sẽ tự hủy hoại bản thân mình khi cố gắng tiến về phía trước. Do vậy, tìm ra và hóa giải những niềm tin tiêu cực mà bạn đang có là vô cùng quan trọng.

footprint in sand 2 e-1

Làm sao để tìm ra và hóa giải những niềm tin tiêu cực, để bạn có thể tiếp tục tiến về phía trước?

Câu trả lời của Dave cho thấy nỗi sợ hãi là nhân tố điều khiển hầu hết cách hành xử của chúng ta. Nó khiến bạn không dám bộc lộ bản thân và phát huy hết tiềm năng của mình. Cảm giác này có thể là do quan niệm sai lầm của bản thân bạn từ những ký ức không vui mà bạn đã trải qua, và rất có thể bạn không hề ý thức được điều đó.​​​​​​​

Tháp nhu cầu của Maslow cho thấy Dave đang cố gắng để trở thành người ưu việt nhất có thể bằng cách bỏ qua bước tự coi trọng bản thân. Trên thực tế, anh ta không thể đi thẳng từ nhu cầu được yêu quý đến nhu cầu tự thể hiện bản thân mình và bỏ qua bước này được. Anh sẽ đạt được sức khỏe, tiền bạc và hạnh phúc khi biết quý trọng chính mình.


maslowabc

Để không bị bế tắc khi theo đuổi một sức khỏe tốt, tiền bạc, hạnh phúc, bạn cần phải tự yêu quý bản thân mình. Bạn sẽ làm được điều này nếu có thể xóa bỏ được những ý nghĩ sai lầm như "mình là kẻ đáng ghét, vô dụng, bất tài".

Ví dụ, khi bạn 2 tuổi, mẹ đưa bạn đến nhà trẻ và không còn quan tâm đến bạn nữa. Kết quả là chỉ vì mẹ bạn không ôm bạn nhiều như trước kia nữa mà bạn tin rằng mình là "kẻ đáng ghét."

Sau đó, một vài vấn đề xảy ra ở trường. Bạn bị bắt nạt, hoặc bị ai đó từ chối lời tỏ tình. Những sự việc đó khiến bạn càng tin rằng "mình là người không ai yêu nổi" - niềm tin mà bạn đã hình thành từ khi mới 2 tuổi.

Để xóa bỏ cái ý nghĩ "Mình là người đáng ghét", bạn cần quay trở lại thời gian 2 tuổi của mình, khi bạn đang ngồi trên sàn chờ mẹ bạn đến đón và ôm bạn vào lòng. Hãy nói với quá khứ đó của bạn rằng sở dĩ mẹ không ôm bạn là vì mẹ quá mệt khi phải chăm lo cho em bé. Hãy ôm lấy đứa trẻ 2 tuổi là bạn và nói với cô bé đó rằng cô bé đáng yêu như thế nào, và rằng cô bé rất tài giỏi.

Bây giờ bạn đã thấy một diện mạo mới của mình khi 2 tuổi. Cô bé đang ôm bạn, và không còn ngăn cản bạn thực hiện ước mơ nữa. Cô bé sẽ cho bạn sự tự tin cần có để đón nhận những rủi ro và đi tiếp tới tầm cao hơn trong cuộc đời. Bởi vì bạn yêu chính bản thân mình ở hiện tại, bạn sẽ có được can đảm vượt qua những nỗi sợ hãi của mình và thoát khỏi bế tắc.

Bạn có những niềm tin tiêu cực nào khiến bạn bị rối rắm? Nếu bạn xác định được chúng thông qua 7 câu hỏi trên đây, bạn sẽ xóa bỏ được những cảm giác tiêu cực đó, thấy yêu bản thân hơn và có thể tiếp tục tiến về phía trước.

Nguồn ảnh:  JIGGS IMAGES via photopin cc