1 ngày trước
Tại Sao Chúng Ta Không Hề Thông Minh Hơn Dù Với Nhiều Kiến Thức Hơn Trong Thời Đại Thông Tin Ngày Nay
230

2934
Lượt xem
55
Lượt chia sẻ
14
Lượt bình luận

Khi bạn lướt Facebook, bạn có thể thấy các bài đăng về những bài giãn cơ đơn giản để giảm cơn đau lưng, cách làm bánh S'more, và làm thế nào để độc thân vui vẻ. Hoặc nếu bạn xem Youtube, bạn có thể tìm thấy các bậc thầy về mẹo trang điểm, hoặc các Youtuber dạy chơi đàn ghita.

Nhưng những bài tập, cách làm bánh, cách để hạnh phúc khi còn độc thân, cách trang điểm đẹp, cách chơi ghita tốt hơn là những điều hầu hết mọi người cuối cùng lại không thành thạo.

Công nghệ đã mang nhiều thông tin đến thế giới, nhưng nó không khiến người ta thông minh hơn. Việc chỉ tiếp xúc với dữ liệu không làm cho mọi người suy nghĩ và học tập tốt hơn.

Thực tế là hầu hết mọi người chưa bao giờ học tập đúng cách.

Trung bình, người ta dành 50 phút một ngày chỉ để truy cập Facebook.[1] Tiếp xúc với thông tin không giống như tiếp thu và điều chỉnh kiến ​​thức. Ngay cả trong giáo dục chính quy, học sinh có được kiến ​​thức nhanh chóng để viết bài và làm bài kiểm tra; biến những gì họ học được thành trí tuệ mà họ có thể áp dụng trong suốt cuộc đời là điều không phổ biến.

Các hệ thống thu nhận tri thức thông thường không sử dụng được tiềm năng của bộ não.[2] Trừ khi chúng ta sử dụng thông tin đó, nếu không ta sẽ buộc phải quên nó.

Tiếp thu kiến thức - Hồi đó và bây giờ

Cách áp dụng kiến ​​thức ngày nay đã khác vì thật dễ dàng để tiếp xúc với nhiều thông tin mỗi ngày. Phong cách học tập truyền thống thì thường liên quan đến học nghề hoặc áp dụng các kỹ năng tích cực ngay lập tức.[3]

Nếu bạn đang cố gắng học trượt tuyết vào trước Thời đại Thông tin, bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm một người hướng dẫn. Người trượt tuyết có kinh nghiệm sẽ giúp bạn hiểu thiết bị và hành động như một người hướng dẫn trong khi bạn học các cơ chế của hoạt động. Bạn liên tục làm việc để áp dụng những gì bạn đã học bằng cách thực hành vào thời gian của riêng bạn, phần lớn việc học của bạn được thực hiện trên các sườn dốc. Cuối cùng, bạn sẽ không cần người hướng dẫn, và bạn sẽ tự coi mình là một vận động viên trượt tuyết có năng lực và tự tin.

Ngày nay khi quyết định học trượt tuyết, bạn dành hàng giờ nghiên cứu trên Internet mọi bài đăng trên blog và bài báo về trượt tuyết. Bạn xem video người ta trượt tuyết, nghiên cứu thiết bị tốt nhất và tham gia nhóm Facebook dành cho những người đam mê thể thao mùa đông. Bạn có thể cảm thấy như một chuyên gia về tất cả những thứ liên quan đến trượt tuyết sau khi tìm hiểu những tài nguyên này, nhưng bạn đã thực sự học trượt tuyết chưa? Có một sự khác biệt lớn giữa việc đọc về việc sử dụng ván trượt và việc thực sự lên dốc.

Ngày nay, chất lượng của kiến ​​thức được hy sinh cho số lượng.

Có một sự mất cân bằng giữa kiến thức chúng ta tiếp nhận và thông tin chúng ta sử dụng.[4] Não bộ con người làm việc nhanh nhất có thể để gửi dữ liệu từ bộ nhớ ngắn hạn (working memory) sang bộ nhớ dài hạn (long-term memory), nhưng chúng không thể giữ lại mọi thứ.[5]

Cuộc rượt đuổi thông tin cũng rất ly kỳ. Khao khát được bắt kịp làm phần lớn mọi người lướt Facebook như một thói quen. Con người thường lo lắng vì hội chứng sợ bị bỏ lỡ (fear of missing out - FOMO) làm ảnh hưởng tới việc học tập đích thực.[6] Phần lớn đều cập nhật những câu chuyện giật gân, và chia sẻ điên cuồng trên Facebook và WhatsApp, nhưng sự tiếp cận tiện lợi tới kiến thức không hề thay thế việc học tập kỹ lưỡng với nỗ lực và sự tập trung. Chỉ rất ít thông tin có thể tiếp cận dễ dàng được mọi người thực sự áp dụng vào cuộc sống của họ.

Cách tiếp nhận và áp dụng thông tin một cách thực tế

Dù thật hoàn hảo nếu tiếp nhận và áp dụng 100% thông tin, điều này gần như không thể. Có lẽ có một vài cá nhân cực kỳ năng suất có thể đạt được thành công ở mức độ này. Nhưng hầu hết chúng ta không phải Albert Einstein, và chúng ta bị áp lực về thời gian. Ta cần phải thực tế về cách ta tiếp cận thông tin nếu muốn giữ chúng lại.

Nếu bạn muốn giữ thông tin lại lâu dài, bạn cần chọn lọc những gì mình quyết định tiếp nhận. Nếu không có kế hoạch, tiếp thu thông tin từ Internet cũng giống như cố gắng ăn hết cả bữa buffet chỉ trong một lần lấy thức ăn. Hãy chia nhỏ sự thừa thãi của tài nguyên thành những miếng dễ dàng có thể tiêu hoá để bạn có thể cho thông tin thời gian để trở nên có ý nghĩa đối với bạn.

1. Màng lọc cho não — lọc ra các thông tin không giúp bạn tiến bộ

Lướt Internet là một dạng bị động của thu nạp kiến thức. Lượng thông tin mà chúng ta có thể tiếp cận sẽ luôn luôn nhiều hơn lượng thông tin ta có thể xử lý. Để lọc thông tin bạn tiếp nhận, hãy tập trung vào những gì bạn cần cải thiện. Điều gì bạn phải học để thành công? Thực hiện bước đơn giản này sẽ giúp bạn bỏ qua những thông tin không liên quan và cận liên quan.

Khi bạn tiếp tục phát triển kiến thức và kỹ năng của mình, bạn có thể nâng cấp phạm vi của màng lọc.​​​​​​​

Nếu quay trở lại ví dụ về trượt tuyết, bạn thiết lập màng lọc bằng cách quyết định những gì bạn cần học về trượt tuyết ngay bây giờ. Bạn có đang cố gắng tìm hiểu xem làm thể nào để sử dụng ván trượt đúng cách? Bạn có biết cách dừng khi đang trượt xuống dốc không? Nếu bạn đang bắt đầu với những kiến thức cơ bản, sẽ không có giá trị gì khi dành thời gian học những mẹo nâng cao. Sau khi bạn thuần thục cơ bản, hãy chỉnh lại màng lọc để bạn tiếp tục phát triển các kỹ năng.

2. Mang thông tin vào thế giới thực — làm những gì vừa đọc được để xác nhận việc học của bạn

Kiến thức không hề hữu ích cho đến khi bạn có thể áp dụng chúng. Nếu bạn đang cố gắng học một kỹ năng mới, bạn sẽ phải làm những thứ đã đọc khi làm nghiên cứu. Cho đến khi bạn cố gắng nhiều lần để thành thạo mẹo trượt tuyết xem trên Youtube, bạn vẫn chưa tiếp thu nó. Khi bạn có thể sử dụng mẹo đó mà không cần nghĩ hoặc nhớ lại thông tin mà không gặp vướng mắc gì, nó mới thật sự là của bạn.

Mang thông tin từ màn hình máy tính vào thế giới thực không phải luôn dễ dàng. Có khả năng cao là bạn sẽ thất bại ngay lần đầu tiên bạn cố gắng làm gì đó.

Khi bạn học trượt tuyết, bạn sẽ bị ngã. Bạn có thể sẽ thất bại khi thực hiện một cú rẽ thật "mượt", và kể cả khi bạn có thành công, không nghi ngờ gì, bạn sẽ so sánh bản thân mình với tất cả những người trượt tuyết khác ở trên dốc vào ngày đó. Việc từ bỏ khi bạn bị ngã hoặc cho phép não bộ chạy một câu chuyện tự dự đoán lấy thất bại cản trở bạn học tập. Mắc lỗi sai là một phần hiệu quả của quá trình học tập.[7]

Thực hành, nhận phản hồi; và thực hành, và nhận phản hồi.

Tạo thói quen áp dụng những gì bạn vừa học thật tuyệt vời, nhưng bạn chỉ có thể tự mình làm nhiều đến vậy. Bạn cần sự giúp đỡ của những người khác để nâng kỹ năng của mình lên bậc cao hơn.

Bạn có thể bắt đầu một vòng phản hồi bằng cách làm một bản tự đánh giá để biết mình đang ở đâu trong quá trình học tập, nhưng nếu bạn muốn phát triển hơn, hãy tìm kiếm phản hồi từ người khác.[8]

Thật dễ dàng để dừng lại ở bước tự đánh giá và thuyết phục bản thân rằng bạn đang làm mọi thứ rất tốt, nhưng bạn sẽ không biết những gì bạn không biết. Quan điểm từ những người khác có thể giúp bạn quyết định tiếp theo mình nên tập trung nỗ lực học tập vào đâu để bạn luôn tiến bộ. 

Khi bạn bắt đầu gây dựng kỹ năng mới, có lẽ bạn có thể xử lý hướng dẫn tại thời điểm đó, nhưng nếu bạn không tiếp tục thực hành, bạn sẽ không tiếp thu được kiến thức. Bạn sẽ phải lặp lại hành động hoặc tiến hành cho đến khi chúng trở thành bản năng.

Ví dụ, khi bạn học một từ mới, bạn phải trải qua quá tình chậm chạp của việc tìm kiếm từ đó, lặp lại định nghĩa, và sử dụng nó trong một câu vài lần. Nếu bạn không sử dụng từ đó, bạn sẽ quên mất nó, nhưng nếu bạn sử dụng vừa đủ, nó sẽ dễ dàng ở lại trong tâm trí bạn.

3. Chú ý những gì mình sẽ học tiếp theo — tránh lãng phí thời gian vào những thông tin không cần thiết

Khi bạn đặt mục tiêu tìm kiếm thay vì tìm kiếm mông lung, bạn sẽ giữ lại được nhiều thông tin hơn. 

Hãy nắm lấy cơ hội để xem lại những gì bạn vừa học trong suốt quá trình. Bạn sẽ không chỉ cảm thấy tốt hơn về sự tiến bộ của mình, mà còn tận dụng những gì mình đã biết khi tiếp nhận một thử thách khác. 

Hãy cùng nhắc đến ví dụ trượt tuyết lần cuối nào, tưởng tượng bạn đã thành thạo những bước đi cơ bản. Bạn có thể rẽ thật "mượt" và dừng lại khi cần. Tiếp theo bạn cần học gì nhỉ? Những thứ bạn đã biết về trượt tuyết sẽ ảnh hưởng đến cách bạn tiếp cận phương pháp và thử thách mới như thế nào?

Kiến thức không phải để biết, mà là để áp dụng

Để thật sự hiểu thứ gì đó sâu sắc, bạn sẽ phải liên quan đến nó thường xuyên trong khi cho bản thân mình thật nhiều cơ hội để tự nhìn lại và nhận phản hồi khách quan. Kiến thức được tích luỹ lại. Những trí tuệ tuyệt vời nhất và những vận động viên điêu luyện nhất ở thời đại của chúng ta đã không trở nên như vậy bằng cách tìm kiếm trên mạng xã hội hoặc đọc sách — họ dành thời gian để tạo nên ý nghĩa từ dữ liệu liên quan đến việc học tập của họ.

Học tập đích thực không phải luôn dễ dàng. Bạn sẽ trải nghiệm những vướng mắc khi bạn giải quyết những thử thách mới và vượt qua những phù du của Thời đại số. Nếu bạn có thể tập trung nỗ lực và đưa ra những lựa chọn kỹ càng về việc học, bạn có thể điều chỉnh nguồn tài nguyên phong phú để đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của mình.

Tài liệu tham khảo