3 ngày trước
Cách Phân Biệt Những Triệu Chứng Của Hội Chứng Lo Âu Xã Hội Và Dấu Hiệu Của Người Hướng Nội
432

5166
Lượt xem
49
Lượt chia sẻ
8
Lượt bình luận

Các triệu chứng của Hội chứng lo âu xã hội có thể bị hiểu sai là Hướng nội mà thật ra chúng rất khác nhau.

Hội chứng lo âu xã hội là chứng tự cảm trong khi Hướng nội là một đặc điểm tính cách. Về mặt hành vi và phản ứng, cả hai lại giống nhau. Nhưng cũng có một số khác biệt chính rất lớn.

Một người mắc Hội chứng sợ xã hội có thể cảm thấy kiệt quệ về mặt tinh thần giữa một đám đông đầy người và không thể hoạt động, còn một người hướng nội thì tìm hoàn cảnh phù hợp. Đôi khi cả hai có thể cảm thấy bị cản trở khi đến lúc thực hiện một nhiệm vụ hoặc nói chuyện với người khác, nhưng lý do đằng sau những cảm giác này rất khác nhau.

Với cả Hội chứng lo âu xã hội và Hướng nội, thì người đó có thể sẵn sàng cố gắng biến mất để thoát khỏi một bữa tiệc hoặc bịa ra lý do để hủy bỏ kế hoạch.

Giao tiếp và ứng xử với những người khác dường như có thể là cùng một thách thức đối với cả hai, nhưng chỉ một trong số chúng là vấn đề thực sự. Có thể dễ dàng đi đến kết luận và đưa tất cả về cùng một kiểu, nhưng điều quan trọng là phải biết rằng chúng không giống nhau.

Có lẽ bạn đã tự hỏi tại sao bản thân lại rất khó khăn để chơi cùng bạn bè đồng trang lứa hoặc tham dự các sự kiện xã hội mà không gặp phải các triệu chứng quấy rầy hoặc gây phiền phức.

Trong trường hợp này, bạn có thể là một người Hướng nội hoặc mắc Hội chứng lo âu xã hội. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ sự khác biệt giữa hai vấn đề này.

Các triệu chứng của Hội chứng lo âu xã hội​​​​​​​

Hội chứng lo âu xã hội bắt nguồn từ những suy nghĩ không ngừng và những lo lắng không cần thiết khi đi vào một nơi chật kín người.

Khoảnh khắc mọi người nhận ra sự hiện diện của bạn, các triệu chứng bắt đầu tiến hành tấn công bạn - lòng bàn tay đẫm mồ hôi, tim đập nhanh và suy nghĩ nhiều.

Một cảm giác như ngày tận thế về chuyện làm hỏng thứ gì đó hoặc phá hỏng một mối quan hệ quan trọng có thể đủ để khiến bạn chỉ muốn trốn dưới gầm bàn.

Bạn có thể mô tả sự khó chịu đó giống như sự căng thẳng hoặc lần đánh cuộc to mà không nhận ra rằng đó là do sự lo âu điều khiển các triệu chứng đó. Khó khăn lớn nhất của một người phải đối mặt với Hội chứng lo âu xã hội là giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa, đặc biệt là nếu họ ăn nói chậm chạp.

Bạn có thể cảm thấy cần phải điều chỉnh và có nhiều áp lực hơn để có thể hành xử bình thường. Bạn có thể lo lắng rằng bạn đang làm quá mọi thứ hoặc bù đắp quá mức để phù hợp và ở cùng mức độ như mọi người khác. Nỗi sợ phải theo kịp cuộc trò chuyện có thể gây khó chịu. Kiệt sức về mặt tinh thần đã tạo ra hệ lụy và bạn đã bị bòn rút sức lực trước khi mọi thứ bắt đầu.

Nhiều người mắc Chứng lo âu xã hội cảm thấy như thể họ luôn bị phán xét. Bạn có thể nghĩ rằng có ai đó đang đảo mắt trước mỗi lời bạn nói. Mọi người đều phản đối ý tưởng của bạn và những đóng góp của bạn cho một cuộc trò chuyện, vì vậy bạn kết thúc cuộc đối thoại hoặc tìm kiếm lý do để rời khỏi nơi đó.

Bạn cũng có thể lo sợ rằng bằng cách nào đó bạn sẽ xúc phạm người khác. Có những chủ đề bạn sẽ tránh như tránh bị cúm và khi cơn hoảng loạn xuất hiện, bạn có thể trải qua những giây phút tê liệt. Chưa kể đến sự im lặng đáng sợ hay thứ tôi thích gọi là, tiếng ồn trắng.

Một nhóm người xung quanh bạn có thể khiến bạn cảm thấy như một con nai bị đông cứng trước ánh đèn pha. Trong suy nghĩ của bạn, chỉ đơn giản là nói chuyện với ai đó cũng giống như việc tập thể dục quá sức. Chỉ nói chuyện đơn giản khi nhiều hơn một người cũng giống như bạn hát Quốc ca tại trận Super Bowl khi tất cả những gì bạn đang làm là trao đổi suy nghĩ và ý tưởng. Tuy nhiên, bạn vẫn bị căng thẳng và như vậy là đủ để bạn rơi vào phản ứng “chiến hay chuồn” (nhưng thực tế , bạn chỉ muốn chạy ngay và luôn).

Theo tạp chí Tâm lý học ngày nay, khi lo âu lần đầu tiên được phát hiện vào những năm bảy mươi và tám mươi, nó được gọi là ám ảnh. Chứng lo âu xã hội đã được gọi là ám ảnh xã hội. Ngay cả khi bạn mắc phải nó, thì điều đó không có nghĩa là bạn ghét ở cạnh mọi người, cũng không có nghĩa là bạn ngại giao tiếp. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể khiến bạn lo lắng, sợ hãi và bất an không cần thiết.

Theo DSM-5, (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, ấn bản thứ năm), có 10 tiêu chí chẩn đoán cho Hội chứng lo âu xã hội, bao gồm:

  1. sợ hãi hoặc lo lắng cụ thể đối với các bối cảnh xã hội, trong đó một người cảm thấy bị để ý, quan sát hoặc theo dõi. Ở một người trưởng thành, điều này có thể xảy ra ở cuộc hẹn hò đầu tiên, một cuộc phỏng vấn xin việc, gặp ai đó lần đầu tiên, đưa ra một bài thuyết trình bằng lời nói, hoặc phát biểu trong một lớp học hoặc cuộc họp. Ở trẻ em, các hành vi ám ảnh/tránh né thường xảy ra trong môi trường với bạn bè, thay vì tương tác với người lớn, và sẽ được thể hiện dưới dạng đau khổ phù hợp với lứa tuổi như co rúm, khóc, hoặc nói cách khác là thể hiện sự sợ hãi hoặc khó chịu một cách rõ ràng.
  2. thông thường cá nhân đó sẽ lo sợ rằng họ sẽ thể hiện sự lo lắng và gặp phải sự từ chối xã hội,
  3. tương tác xã hội sẽ liên tục gây ra mệt mỏi,
  4. rời khỏi hoặc là né tránh, hoặc là đau đớn và miễn cưỡng chịu đựng các tương tác xã hội,
  5. nỗi sợ hãi và lo âu sẽ không tương xứng với tình huống thực tế,
  6. nỗi sợ hãi, lo âu hoặc sự mệt mỏi khác xung quanh các tình huống xã hội sẽ tồn tại trong sáu tháng hoặc lâu hơn và
  7. gây ra mệt mỏi và suy giảm chức năng trong một hoặc nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như chức năng giữa các cá nhân với nhau hoặc nghề nghiệp,
  8. nỗi sợ hãi hoặc lo âu không thể được quy thành một chứng rối loạn bệnh lý, lạm dụng chất, tác dụng phụ của thuốc hoặc
  9. một chứng rối loạn tâm thần khác, và
  10. nếu một tình trạng bệnh lý khác xuất hiện có thể khiến cá nhân tự ý thức quá mức - ví dụ, vết sẹo lồi trên mặt, nỗi sợ hãi và lo âu không liên quan hoặc không tương xứng. Bác sĩ lâm sàng cũng có thể ghi rõ rằng Chứng lo âu xã hội xảy ra trong tình huống cụ thể - ví dụ: thuyết trình bằng lời nói (Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, 2013).

Bạn có thể thấy, Hội chứng lo âu xã hội có thể gây ra sự gián đoạn đáng kể trong cuộc sống của một người. Hoàn toàn khác với việc chỉ đơn thuần là một người Hướng nội.

Dấu hiệu cho thấy bạn là người Hướng nội​​​​​​​

Người Hướng nội chiếm khoảng 50% dân số; trong khi phần còn lại là Hướng ngoại. Ngoài ra còn có một thuật ngữ gọi là Ambivert, mô tả những người nằm ở giữa. Sự khác biệt chính giữa người Hướng nội và người Hướng ngoại là cách họ nạp năng lượng. Ví dụ, nếu một người Hướng ngoại cảm thấy kiệt sức, họ có thể được tiếp thêm năng lượng bằng cách ở cùng người khác. Nếu một người Hướng nội bị kiệt sức, họ hầu như thích nạp năng lượng một mình.

Hướng nội bắt nguồn từ sâu trong tính cách của một người. Nếu một đứa trẻ là một người Hướng nội, cha mẹ hoặc anh chị em cũng có thể là người Hướng nội. Một người Hướng nội xoay quanh bản thân họ, suy nghĩ của họ và thường không cần phải tìm kiếm động lực từ tương tác xã hội.

Đối với nhiều người Hướng nội, họ dễ bị choáng ngợp trong môi trường làm việc có quá nhiều hỗn loạn. Điều này cũng đúng với một người mắc Chứng lo âu xã hội, đó là lý do tại sao bạn khó có thể phân biệt hai loại này

Một người lo âu tìm thấy động lực về mặt tinh thần và tránh đi đến các cuộc tụ họp xã hội bằng mọi giá hoặc ít thường xuyên nhất có thể. Một người Hướng nội sẽ không tránh tương tác xã hội, nhưng họ cần thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và đến một nơi mà họ có thể rũ bỏ căng thẳng sau một ngày. Ngay cả khi bạn không phải là người Hướng nội, thực tế này vẫn áp dụng cho hầu hết mọi người.

Thay vì đến ngay một cuộc tụ họp xã hội sau khi làm việc, người Hướng nội có thể cần một hoặc hai giờ để giải tỏa đầu óc. Hoặc, họ có thể cảm thấy kiệt sức sau một giờ đi chơi vui vẻ (ngay cả khi họ đã vui vẻ!) Và cần nạp lại năng lượng bằng cách ở một mình. Thông thường, họ vẫn muốn giao tiếp xã hội, nhưng tốt hơn là ở các nhóm nhỏ.

Người Hướng nội thường có định hướng chi tiết, thường là người có óc phân tích và nhận thức siêu việt về bản thân hoặc người khác. Nếu như cần có tư duy phê phán về một tình huống, người hướng nội làm việc này một mình là tốt nhất.

Những người khác thường sẽ là những người đến với bạn để xin lời khuyên hoặc ý kiến ​​về các chủ đề hoặc vấn đề trong cuộc sống của họ. Nếu bạn là một người Hướng nội, bạn cũng là một người theo xu hướng giải pháp nghĩa là bạn tự quyết vấn đề của bạn, đó là một phẩm chất tuyệt vời.

Trên thực tế, điều quan trọng là bạn có khả năng là một người hướng nội mắc Chứng lo âu xã hội; nhưng nếu bạn không đáp ứng các tiêu chí DSM-5 ở trên, thì rất có thể bạn chỉ đơn thuần là một người Hướng nội. Và điều đó hoàn toàn bình thường.

Lời kết

Cho dù bạn mắc Chứng lo âu xã hội hay là một người Hướng nội, bạn vẫn có khả năng liên hệ và kết nối với người khác. Bạn có thể vượt qua Chứng lo âu xã hội bằng cách ra ngoài với bạn bè hoặc đồng nghiệp một cách thường xuyên hơn. Giữ một cuốn nhật ký và theo dõi các triệu chứng của bạn sau một buổi chiều hoặc buổi tối ra ngoài.

Nhiều nhà trị liệu cho rằng cá nhân mắc Chứng lo âu xã hội thử thách bản thân bằng các câu hỏi để giảm bớt căng thẳng trước khi ra khỏi nhà. Hãy tự hỏi mình rằng trên thực tế bạn đã từng làm hỏng một cái gì đó “hoành tráng” đến mức nó hủy hoại cuộc sống của bạn chưa. Có lẽ bạn sẽ thấy rằng rất nhiều người khác chia sẻ nỗi lo giống như bạn.

Bạn không cần phải sống trong sợ hãi và bỏ qua các cơ hội để tránh bị lăng mạ hoặc xấu hổ. Lo âu che lấp suy nghĩ và phán đoán của bạn, đồng thời việc giải quyết và điều trị các triệu chứng theo cách tốt nhất cho bạn là điều tiên quyết. Bộ não và tâm trí phát triển theo lẽ thường vì một lý do - giúp bạn vượt qua những rào cản và mở rộng khả năng. Điều này cũng áp dụng cho người Hướng nội. Hãy thử thực hiện những thói quen sống để giảm thiểu căng thẳng trước khi ra ngoài đi chơi hoặc đi làm.

Bạn cũng có thể vượt qua sự lo âu bằng cách thực hành chánh niệm và thiền định để giảm bớt các triệu chứng. Những sự khẳng định trước khi bạn ra ngoài có thể điều chỉnh lại bộ não và khiến bạn không gặp phải những lo lắng không cần thiết. Việc tham gia một lớp học kịch để đưa bạn ra khỏi vùng an toàn cũng đáng để làm. Các lớp học làm giàu có thể là một nguồn hữu ích khác giúp bạn tư duy tốt hơn và là cách để giải quyết sự lo lắng của bạn thường xuyên. Có nhiều cách để giảm bớt căng thẳng và tìm sự cân bằng để bạn có thể thành công trong việc theo đuổi tương lai.