4 ngày trước
Phải Làm Gì Khi Bạn Mình Đang Buồn
377

4461
Lượt xem
52
Lượt chia sẻ
13
Lượt bình luận

Biết những gì nên nói khi có một người bạn chia sẻ nỗi buồn với mình là một trong những điều thách thức nhất trong tình bạn. Bạn có thể không biết sẽ phải làm gì cho dù bạn thân với người bạn này đến mức nào.

Khi ai đó mà bạn quan tâm đang bị tổn thương thì điều tự nhiên là bạn mong muốn họ cảm thấy tốt hơn. Nếu bạn chưa bao giờ trải qua những gì mà họ đã gặp phải, bạn có thể cảm thấy không chắc chắn về cách tốt nhất để giúp đỡ họ. Ngay cả khi bạn hiểu được tình cảnh mà họ đang gặp phải thì bạn có thể nhận ra rằng, thử thách mà bạn mình phải đối mặt thực sự rất khó để vượt qua.

Nếu họ vừa mất đi một người thân yêu hay một người thân của họ bị bệnh, thật khó để tìm được những lời để an ủi họ. Những khó khăn trong công việc hay sự đổ vỡ của một mối quan hệ cũng có thể khiến bạn tự hỏi phải làm thế nào để vực dậy người bạn đau khổ của mình. Chẳng có cách nào để nói chuyện được với một người đang trong trạng thái đau buồn hoặc thất vọng nhưng bạn có thể xây dựng một số hành vi hiệu quả nhất để xử lý những tin xấu.

Ý tốt của bạn có thể khiến bạn mình cảm thấy tồi tệ hơn

Khi chúng ta không biết cách tốt nhất để xử lý khi gặp phải tình huống này thì chúng ta sẽ hồi đáp lại những người bạn đang buồn phiền của mình theo cách không phù hợp. Chúng ta có thể nói điều không nên nói hay vô tình nói một cách vô cảm trước những cảm xúc của họ. Dù theo cách nào, một câu trả lời không phù hợp có thể khiến người bạn của bạn cảm thấy còn buồn rầu hơn cả trước khi nói chuyện với bạn.

Hầu hết chúng ta đều không muốn làm tổn thương người khác. Ngay cả những ý định tốt nhất cũng có thể trở nên tồi tệ. Khi chúng ta không biết phải nói gì, chúng ta sẽ suy diễn và thử bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu để xoa dịu nỗi buồn của người bạn. Chúng ta đã làm tất cả những điều này và hầu hết chúng ta đều đã từng gặp phải ai đó có ý tốt nhưng vẫn khiến cho chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn. Chúng ta mong muốn giúp người bạn của mình cảm thấy tốt hơn, nhưng chúng ta sẽ không thể giúp được khi làm một hay một số điều sau đây:

Thay đổi chủ đề không có hiệu quả

Khi cuộc trò chuyện chuyển sang những thách thức, bạn có thể nghĩ rằng việc thay đổi chủ đề sẽ hữu ích hơn. Trong tâm trí bạn thì đây là một cơ hội để bạn mình chuyển sự chú ý từ hoàn cảnh tiêu cực sang điều gì đó mà họ thích thú. Thay đổi chủ đề sang một thứ gì đó tầm thường và không liên quan, có thể tốt cho bạn nhưng nó lại không hiệu quả đối với họ. Họ không thể quan tâm tới bộ phim nào đang chiếu tại rạp chiếu phim hay bạn thích nhà hàng mới trong thị trấn đến mức nào.

Phương pháp này có vấn đề bởi vì người bạn của bạn cần và mong muốn bạn lắng nghe. Họ chia sẻ những rắc rối với bạn bởi vì việc nói ra nỗi đau có thể khiến nỗi đau được vơi đi. Nếu thay đổi chủ đề, bạn sẽ không cho họ cơ hội để làm điều này. Họ rốt cục cảm thấy vô vọng và bị từ chối.

Trấn an tích cực khiến họ tiêu cực hơn

Khi người bạn của bạn tới gặp để chia sẻ những rắc rối của họ, bạn có thể muốn nói những điều như "Mọi thứ sẽ ổn thôi" hay "Bạn như vậy là tốt rồi". Bạn có thể tin vào những gì bạn nói bởi nó xuất phát từ thành ý tốt nhưng đôi khi đó không phải là thứ mà mọi người cần.

Người bạn của bạn có thể chỉ cần giải tỏa. Họ cần một chút thời gian để giải quyết những rắc rối để họ có thể đi tiếp. Những nỗ lực trấn an của bạn có thể bị loại bỏ. Hãy để họ nói. Thừa nhận một thứ gì đó là xấu thực sự có thể khuyến khích họ tìm kiếm những cách đối phó hợp lý.

Cố gắng "khắc phục" vấn đề chỉ làm nó xấu đi mà thôi

Khi bạn quan tâm tới ai đó, thật khó khăn cho bạn khi nhìn thấy họ đau khổ. Bạn có thể muốn đưa ra các gợi ý giúp bạn mình đi đến gốc rễ của vấn đề.

Những câu như là “Nếu tôi là bạn, tôi sẽ...”  và “Tốt hơn là...” nghe như sắp khắc phục được vấn đề rất nhiều. Cũng giống như việc thay đổi chủ đề và đem lại sự trấn an tích cực, chiến lược này cướp đi cơ hội được xác nhận và thấu hiểu, thứ mà họ mong muốn. Có vẻ như là bạn càng quan tâm đến họ, thói quen này ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Nói về những cách mà bạn sẽ làm, khi không được yêu cầu không khiến họ cảm thấy tốt hơn và việc trở thành người tư vấn có thể làm bạn kiệt sức.[1] Khi người bạn đó nhờ bạn cho họ một vài lời khuyên, họ sẽ nhờ bạn cho ý kiến. Nếu không, tránh nói với họ về những gì họ nên làm.

Lắng nghe để hiểu và xác thực cảm xúc của bạn mình

Trên hết, người bạn của bạn muốn được lắng nghe. Hãy lắng nghe họ một cách kiên nhẫn và xác thực. Giữ lại những đánh giá của bạn, quên đi việc lên kế hoạch cho những gì bạn muốn nói tiếp theo và giữ không gian cho họ. Nhưng đừng chỉ im lặng lắng nghe. Điều bạn nên làm là luyện nghe tích cực bao gồm các bước sau:

1. Tạo cho họ sự an tâm bằng sự gần gũi của bạn

Ngồi im lặng không khiến người bạn của bạn cảm thấy được nghe hay được xác nhận. Tiếp tục tham gia vào những điều họ nói và sử dụng ngôn ngữ cơ thể để cho họ thấy bạn đang lắng nghe họ. Gật đầu và giao tiếp bằng mắt không những giúp họ cảm thấy an toàn mà còn khuyến khích họ cởi mở tâm sự ra.

2. Nói nhưng không nhắc tới việc giải quyết vấn đề

Bạn không cần phải im lặng gật đầu nhưng hãy chắc chắn rằng những đóng góp của bạn cho cuộc trò chuyện phải giữ sự tập trung vào họ. Khi bạn nói những điều như “Tôi nghe bạn nói” hay “Tôi biết mình không thể cảm nhận chính xác cảm giác của bạn, nhưng tôi hiểu điều đó rất khó đối với bạn” có nghĩa là bạn cho họ sự xác thực mà họ khao khát.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về việc xác nhận cảm xúc của ai đó, hãy đọc thêm bài viết khác của tôi tại đây: Tại sao người yêu bạn không cần lời khuyên mà lại cần sự xác nhận của bạn

3. Hãy để cho họ biết bạn đang cố gắng hiểu họ

Nếu bạn chỉ đơn giản lặp lại những gì họ vừa nói với bạn mà không tổng hợp thông tin, bạn sẽ giống như chú vẹt chỉ biết nhắc lại vấn đề cho họ. Chứng tỏ rằng bạn đã suy nghĩ về những gì họ đã nói bằng cách đặt tình huống vào lời nói của bạn. Ví dụ những câu “Nghe không có vẻ gì là hợp lý khiến bạn phải làm thêm việc khi bạn đã có quá nhiều việc phải làm” nghe có vẻ yên tâm hơn nhiều so với, câu “Bạn làm việc quá nhiều”.

Để tìm hiểu thêm về lắng nghe tích cực, hãy tìm hiểu về Kỹ năng mà hầu hết mọi người không có: Lắng Nghe tích cực​​​​​​​

Tất cả những điều bạn cần làm là lắng nghe thôi, chứ không làm gì khác

Biết những điều để nói và làm thế nào để nói, có thể là thách thức. Nhưng nếu người bạn của bạn đến với bạn với những vấn đề của họ, điều đó có nghĩa là họ tin tưởng bạn. Hãy xem xét sự tin tưởng của họ đối với bạn và cố gắng hết sức để giữ không gian cho họ làm việc cho dù có bất cứ điều gì đang xảy ra trong cuộc sống của họ.

Trên hết, hãy là một người lắng nghe tích cực và hành động để xác nhận cảm xúc của họ. Chống lại sự thôi thúc sửa chữa mọi thứ, thay đổi chủ đề hoặc làm mờ chúng với các bình luận. Một đôi tai lắng nghe có thể là tất cả những gì mà người bạn của bạn cần vượt qua một thời gian khó khăn. Thực sự nghe thấy họ, và bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả. Khi cuộc sống ném cho bạn một quả bóng cong, chúng sẽ làm điều tương tự với bạn.

Tài liệu tham khảo

[1]^Tâm Lý Học Ngày Nay: Bạn không thể sửa mọi thứ

Không tìm thấy nội dung