2 ngày trước
Đừng Thờ Ơ Với Triệu Chứng Mệt Mỏi Và Làm Thế Nào Để Bạn Luôn Tràn Đầy Năng Lượng
597

6843
Lượt xem
34
Lượt chia sẻ
7
Lượt bình luận

Làm người lớn thật khó, có quá nhiều việc phải làm mà lại quá ít thời gian. Nào là ngược xuôi giữa họp hành công việc và hẹn hò cá nhân, đi lại hằng ngày trên đường, chi trả các hóa đơn - một ngày của chúng ta được đánh dấu bởi hàng đống những công việc kéo dài vô tận.

Việc cảm thấy mệt mỏi sau một ngày hối hả là bình thường - nhưng không đến nỗi mà vài phút tắm vòi sen ấm và một đêm ngủ ngon lành không thể chữa khỏi.

Tuy nhiên, nếu những cơn mệt mỏi xảy ra thường xuyên hơn và kéo dài lâu hơn, thì có lẽ bạn đang gặp vấn đề thực sự đấy. Sau đây là những lí do tại sao bạn không nên lờ đi và xem cảm giác mệt mỏi chỉ là tình trạng nhất thời mà thôi.

Lúc nào bạn cũng thấy mệt phải không? Không chỉ riêng bạn đâu, bạn tôi ơi. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy sự mệt mỏi ảnh hưởng như thế nào đến năng suất làm việc của mọi người bất kể tuổi tác và giới tính.

Bạn không thể chỉ đơn giản là đi chơi xa để thư giãn hoặc nghỉ làm vài ngày và chờ đợi cơn kiệt quệ cùng cảm giác bồn chồn khó chịu tự biến mất được.

Vậy nên lần tới khi bạn thấy mình đang băn khoăn tự hỏi "Sao mình cứ mệt mỏi suốt thế nhỉ?", thì đừng xem thường nó. Sau đây là một vài dấu hiệu báo động đỏ mà bạn nên để ý tới:

  • Thiếu ngủ và ngáy quá nhiều
  • Đột ngột tăng cân hoặc giảm cân
  • Nhu động ruột bất thường
  • Nước tiểu vàng sậm
  • Những cơn hoảng loạn, hồi hộp đánh trống ngực, lo âu
  • Đau đầu và đau thân mình dữ dội
  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Khởi phát các chứng dị ứng và ngứa ngáy
  • Môi khô nẻ, mụn trứng cá nở rộ
  • Rụng tóc quá nhiều và đột ngột

Chú ý: Cổng thông tin điện tử BetterHealth của chính quyền bang Victoria (Australia) đã đưa ra một danh sách chi tiết hơn, liệt kê các triệu chứng liên quan với sự mệt mỏi.[1]

Chúng ta ai cũng có những ngày mệt đến rã rời, khi sự mệt mỏi không chỉ còn là một trạng thái mà đã trở thành một cảm xúc.

Nguyên nhân đứng đằng sau sự kiệt sức này có thể là do sinh lí lẫn tâm lí. Mệt mỏi sinh lí ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể bạn (phối hợp động tác tay, chớp mắt thường xuyên hơn, v.v...), còn mệt mỏi tâm lí ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não bạn (cảm giác chóng mặt, đờ đẫn hay quên, v.v...).

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu sớm của chứng trầm cảm và lo âu. Và không có cách nào để thoát ra khỏi chúng, trừ khi bạn nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia.

Những người bị mệt mỏi mạn tính có thể trở nên trầm cảm và trải qua những đợt buồn bã cực độ, cùng với chứng chuột rút cơ, đau khớp và đau đầu - một tổ hợp, không may làm sao, ảnh hưởng chủ yếu tới những người trưởng thành ở lứa tuổi trẻ và trung niên.

Ngủ đủ giấc và một lối sống điều độ có thể sẽ hữu ích trong việc kiểm soát những cơn hoa mắt và mệt mỏi bất chợt mà bạn cảm thấy suốt trong ngày. Thực ra, sẽ là một điều ngạc nhiên đối với nhiều người khi biết rằng chứng mệt mỏi mạn tính trên thực tế sẽ khiến bạn thao thức mất ngủ vào ban đêm.

Chẳng có gì tệ hại hơn là cảm giác mệt đến tận xương tủy nhưng lại chẳng thể nào chìm vào giấc ngủ. Việc thay đổi một chút thói quen sinh hoạt hằng ngày không thể chữa khỏi một cách thần kì các vấn đề tâm lí như trầm cảm hay các vấn đề sinh lí như tăng huyết áp được. Bạn cần phải đi khám bác sĩ.

Đừng lờ đi cơn kiệt sức của bạn, đặc biệt là nếu nó ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và năng suất làm việc hằng ngày của bạn.

Hãy tưởng tượng bạn kiệt sức đến mức ngay cả những công việc đơn giản nhất cũng có vẻ là bất khả thi. Giờ hãy kết hợp sự kiệt quệ sinh lí đó với những cơn đau đầu dữ dội, đau khớp và buồn nôn. Cuối cùng, hãy tưởng tượng bạn đang kể điều đó với một người bạn thân chỉ để nhận lại cái trợn mắt đầy ngờ vực của họ.

Những triệu chứng trong kịch bản mang tính giả thuyết này là điểm đặc trưng của một người đang phải chịu đựng chứng mệt mỏi mạn tính. Đó là một trạng thái vật lộn khổ sở mỗi ngày, trong khi cảm giác mệt mỏi chỉ đơn giản là một khoảng mất kiểm soát tạm thời thoáng qua.

Hội chứng mệt mỏi mạn tính (Chronic fatigue syndrome - CFS) hay còn gọi là viêm não tủy đau cơ (Myalgic encephalomyelitis - ME) là một tình trạng đã được công nhận trong y học, và có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với cảm giác mệt mỏi đơn thuần của cơ thể bạn.

Ở những trường hợp nặng, các triệu chứng có thể kéo dài tới 6 tháng hoặc hơn. Một báo cáo của Hội Tâm thần học Hoàng gia đã tiết lộ, cứ năm người thì có một người mắc phải hoặc có các dấu hiệu của chứng mệt mỏi mạn tính.[2]

Hầu hết mọi người đều đổ lỗi cho nhịp sống quay cuồng hối hả đã gây ra sự mệt mỏi cho mình. Và mặc dù điều đó cũng đúng ở một mức độ nào đó, nhưng nó không phải là nguyên nhân duy nhất đứng đằng sau cơn kiệt sức của bạn.

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu của một bệnh tật hoặc vấn đề y tế nghiêm trọng nào đó. Nó có thể là triệu chứng của các loại bệnh lí sau đây:

Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng ảnh hưởng tới số lượng tế bào hồng cầu và lượng máu cung cấp cho não, tim và các mô của bạn. Phụ nữ dễ gặp cảm giác mệt mỏi và yếu người hơn, do lượng máu mất đi trong kì hành kinh, hoặc sau đó là trong giai đoạn mang thai và cho con bú.

Thiếu máu không phải là một bệnh, mà đúng hơn là dấu hiệu của một vấn đề nào đó trong cơ thể bạn chưa được giải quyết và cần được chẩn đoán và chữa trị một cách triệt để. Đó có thể là do thiếu hụt nguyên tố sắt hoặc các vitamin, cũng như các tình trạng khác như suy thận, viêm khớp, và thậm chí là cả ung thư.

Mệt mỏi là một triệu chứng thường gặp ở những người thiếu máu, cùng với các dấu hiệu khác như đau ngực, khó thở, mất ngủ và đau đầu.

Để tránh thiếu máu, hãy tăng lượng vitamin C ăn vào, hãy dùng sữa chua và củ nghệ, ăn nhiều rau xanh, bổ sung vừng vào món rau trộn và sinh tố xay nhuyễn của bạn.

Tiểu đường

Nhiều bệnh nhân tiểu đường tự miêu tả mình đôi lúc có cảm giác mệt mỏi và lờ đờ đến không thể chịu được.

Mức đường huyết cao sẽ làm ngưng trệ tuần hoàn, khiến các tế bào không nhận được đủ oxy và dưỡng chất để thực hiện các chức năng bình thường.

Các tế bào hồng cầu phình to ra do lượng đường quá cao, gây ra sự tăng sinh các bạch cầu đơn nhân trong não, khiến bạn cảm thấy trì trệ và lờ đờ.

Mặt khác, mức đường huyết thấp cũng có thể gây mệt mỏi, bên cạnh các bệnh lí khác, bởi khi đó cơ thể không cung cấp đủ năng lượng cho các tế bào.

Uống thuốc hợp lí, chế độ ăn cân bằng và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giữ bệnh tiểu đường và trạng thái mệt mỏi của bạn trong tầm kiểm soát. Hãy mua cho mình một chiếc máy đo đường huyết đủ độ tin cậy.

Các vấn đề về huyết áp

Bởi lẽ đã có quá nhiều dấu hiệu đi kèm với mệt mỏi, nên không ngạc nhiên khi huyết áp thường ít được chú ý tới.

Hầu như mỗi một người trưởng thành hiện nay đều đang phải vật lộn khổ sở với các vấn đề về tăng hoặc hạ huyết áp. Không có một dấu hiệu nào nổi bật để báo hiệu bệnh tăng huyết áp, và đó có thể là lí do tại sao nó rất khó được chẩn đoán. Chỉ khi các động mạch và các cơ quan khác đang lâm vào tình trạng nguy hiểm ở mức đáng báo động thì ta mới biết rằng cơ thể mình đang thật sự không ổn chút nào.

Một vài triệu chứng ít gặp bao gồm đau ngực, đau đầu, những cơn chóng mặt thường xuyên, các vấn đề về thị lực và mệt mỏi.

Sự kiệt sức về mặt sinh lí cũng có thể là một tác dụng phụ của các thuốc được kê cho bạn nhằm ổn định huyết áp.

Để kiểm soát huyết áp của bạn, hãy tập trung vào việc loại bỏ bớt mỡ thừa khỏi cơ thể, tập thể dục thường xuyên, bỏ hút thuốc lá và bỏ uống rượu, giảm lượng muối natri trong thức ăn của mình, tránh các thực phẩm chứa cafein, và tập yoga để giải tỏa căng thẳng.

Cũng tương tự như trên, hãy sử dụng một thiết bị đo đường huyết đáng tin cậy.

Rối loạn giấc ngủ

Cảm giác mệt mỏi và suy sụp trong khi vẫn đang thức là điều mà tất cả chúng ta đều phải chống chọi. Áp lực công việc chồng chất, thời gian biểu kín đặc cùng lối sống quay cuồng hối hả sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể chúng ta. Và khi bạn không có được một đêm ngủ ngon giấc, bạn sẽ cảm thấy mất định hướng, lẫn cẫn và cáu kỉnh vào sáng hôm sau.

Chứng mệt mỏi mạn tính thường có liên quan với rối loạn giấc ngủ. Hiện tượng ngưng thở khi ngủ, thiếu ngủ, chứng ngủ rũ, hội chứng chân không yên là một vài rối loạn giấc ngủ phổ biến mà những người mắc chứng mệt mỏi mạn tính dễ gặp phải.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Stockholm đã cho ta thấy sự thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng hấp dẫn người khác của bạn như thế nào.[3] Đừng lo, chỉ một chút thuốc men, thuốc ngủ và sự nghỉ ngơi thoải mái là tất cả những gì bạn cần để vượt qua trạng thái kiệt quệ.

Hãy áp dụng một thời gian biểu đi ngủ điều độ, đừng ăn tối quá no, đừng uống rượu hay cà phê trước khi đi ngủ, và hãy điều chỉnh ánh sáng cũng như chất lượng không khí trong phòng ngủ của bạn cho phù hợp với một giấc ngủ ngon.

Tương tự, như một giải pháp ngắn hạn có hiệu quả cao, hãy sử dụng một thiết bị rửa tay kèm với loại nước rửa tay ưa thích của bạn để làm cho làn da mình trông khỏe đẹp hơn. Hãy sử dụng một số thiết bị chăm sóc da an toàn và hiệu quả để đánh tan những dấu hiệu tiêu cực mà các vấn đề về giấc ngủ in hằn lên khuôn mặt bạn.

Các vấn đề về tuyến giáp

Mệt mỏi là một dấu hiệu thường gặp của việc mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Và khi các nội tiết tố tuyến giáp của bạn rơi vào rối loạn, nhiều khả năng là cơ thể bạn sẽ dễ bị mệt mỏi.

Tuyến giáp, nằm ở phía trước cổ, chịu trách nhiệm kiểm soát các hoạt động chuyển hóa. Sự dư thừa nội tiết tố tuyến giáp (còn gọi là cường giáp) sẽ thúc đẩy chuyển hóa, trong khi sự thiếu nội tiết tố (còn gọi là nhược giáp) sẽ làm chậm các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Cường giáp gây ra mệt mỏi, bong gân cơ (đặc biệt là vùng quanh đùi), sụt cân đột ngột, vã mồ hôi quá mức và rối loạn chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ.

Bệnh tim

Những người có vấn đề về tim có thể gặp khó khăn khi thực hiện các công việc trong đời sống hằng ngày, như lên cầu thang, mang vật nặng, hoặc thậm chí là đi bộ trong một khoảng thời gian dài.

Mệt mỏi, vã mồ hôi quá mức và không chịu được các hoạt động thể lực là một vài triệu chứng thường gặp của các bệnh về tim. Các động mạch tại tim bị tắc nghẽn bởi cholesterol, ngăn dòng máu đi tới các bộ phận khác của cơ thể.

Kết quả là, bạn trở nên dễ mắc các vấn đề về khó thở, tăng huyết áp và thậm chí là tiểu đường.

Mệt mỏi cũng có thể xảy ra do sự mất nước - các chất độc hại trong cơ thể không được rửa trôi đi mà tích tụ lại trong các cơ quan và làm yếu cơ thể từ bên trong.

Mãn kinh

Một vài triệu chứng của chứng mệt mỏi mạn tính cũng tương tự với tình trạng mãn kinh.

Đau khớp, đau đầu, lo âu, các rối loạn giấc ngủ, chuột rút - tất cả đều là một phần của trạng thái mệt mỏi do mãn kinh gây ra.

Những cơn nóng bừng, vã mồ hôi quá mức, khô âm đạo và kiệt sức về mặt sinh lí có thể là những cách mà cơ thể bạn đang dùng để đối phó với sự thay đổi nội tiết tố khi chu kì kinh nguyệt bắt đầu mất đi.

Hầu như tất cả phụ nữ trong khoảng sau của độ tuổi 40-50 sẽ phải trải qua giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bạn là nghiêm trọng và kéo dài quá lâu, bạn nên tìm đến một bác sĩ phụ khoa có trình độ để kiểm tra.

Ngày nay chúng ta đang quá quen với lối sống xa hoa đến mức ngay cả những hoạt động thể chất cơ bản nhất cũng khiến ta mệt nhoài. Do đó nếu bạn thấy mình muốn hết cả hơi sau khi leo vài bậc cầu thang, bạn cần phải dừng lại và tự hỏi bản thân - "Mình có đang chăm sóc cơ thể đúng mức hay chưa?".

Việc đêm nào cũng thức khuya để mê mẩn xem phim và ngấu nghiến pitsa chính là kiểu lối sống sẽ khiến cơ thể bạn lâm vào rắc rối.

Một vài thay đổi căn bản trong lối sống có thể đưa bạn tiến xa trên con đường kéo dài số tuổi thọ mà mình có thể đạt tới.

Sau đây là một vài mẹo nhỏ đơn giản và tự nhiên giúp bạn kích hoạt mức năng lượng của mình, cũng như giữ được vẻ tươi trẻ và năng động suốt ngày dài:

  • Hãy ngủ nhiều hơn. Điều này nói thì dễ hơn làm, nhưng hiện nay chúng ta có sẵn nhiều loại thuốc và thuốc ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn. Hãy học cách "chơi khăm" chu kì giấc ngủ của bạn hoặc thử dùng ứng dụng Chu kì Giấc ngủ xem sao; nó phân tích giấc ngủ của bạn và đánh thức bạn dậy trong giai đoạn ngủ nông, để đảm bảo bạn đã được nghỉ ngơi đủ trước khi thức dậy. Ứng dụng này đã nhận được những lời nhận xét tích cực từ CNN, Nhật báo Phố Wall, Thời báo New York, và tạp chí Kết nối (Wired).
  • Hãy thường xuyên tập thể dục. Không chỉ riêng việc tập thể hình hùng hục, mà cả yoga và thiền cũng giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối cùng tinh thần cân bằng. Hãy thử tập thiền có hướng dẫn hoặc thử dùng Headspace, ứng dụng hướng dẫn tập thiền phổ biến nhất hiện nay.
  • Hãy tránh xa thuốc lá và rượu. Việc nghiện bất kì loại chất nào cũng sẽ gây tăng cân, các vấn đề về khó thở, chứng ngưng thở khi ngủ và các vấn đề sinh lí khác nữa. Nếu bạn thấy việc bỏ thuốc lá là một nhiệm vụ không tưởng, hãy thử dùng những sự lựa chọn thay thế như Bộ thiết bị Chuẩn cho Người mới bắt đầu V2 (V2 Standard Starter Kit) và thuốc lá điện tử chuyên nghiệp V2 Pro Series 3, giúp cắt giảm đáng kể lượng nicotine hít vào.
  • Hãy giữ cho cơ thể luôn đủ nước. Hãy uống nhiều nước trái cây được trồng theo phương pháp hữu cơ và nước thường vào những khoảng thời gian đều đặn.
  • Hãy ăn uống lành mạnh. Hãy bổ sung trái cây, rau củ và nguồn chất đạm tươi sống vào chế độ ăn của bạn, và hãy bỏ hết năng lượng thừa đi. Hãy theo một chế độ ăn đa dạng và cân bằng các dưỡng chất. Hãy tìm ra một kế hoạch ăn uống lành mạnh phù hợp với bạn.

Chứng nệt mỏi mạn tính gần đây đã được cộng đồng y học nhìn nhận như là một bệnh. Ngày nay các bác sĩ đã thừa nhận sự mệt mỏi như một vấn đề không chỉ nói lên rằng bạn đang thiếu ngủ, mà còn là "ổ chứa" của các vấn đề sức khỏe khác có thể đang ẩn giấu bên dưới vẻ ngoài kiệt quệ đó.

Không may là những người không có chuyên môn về y học vẫn xem khái niệm mệt mỏi như một tấm áo khoác để gọi sự lờ đờ, lười biếng, hành vi uể oải tự mãn và hiện tượng rã rời dai dẳng sau khi say rượu.

Hãy lên lịch hẹn với bác sĩ nếu trạng thái mệt mỏi của bạn có kèm theo trầm cảm, lo âu quá độ, đau ngực, các vấn đề về khó thở, chóng mặt, quặn bụng, chảy máu trực tràng, nôn ói và chứng đau nửa đầu. Chúng có thể dẫn tới những hậu quả nguy hiểm chết người nếu để lâu không được kiểm tra tới.

Mệt mỏi mãn tính là một chứng khó trị, và càng khó hơn nữa khi mọi người xung quanh không để ý đến nỗi vất vả cực nhọc hằng ngày của bạn khi phải chiến đấu chống lại trạng thái kiệt sức.

Hãy nhận thức rõ vấn đề và tìm đến những sự giúp đỡ - đó là cách duy nhất để giải quyết nó.

Nguồn ảnh bìa: Pexels từ pexels.com

Tài liệu tham khảo

Không tìm thấy nội dung