7 tháng trước
9 Sai Lầm Lớn Về Công Nghệ Bạn Cần Dừng Lại Ngay
115

1886
Lượt xem
1486
Lượt chia sẻ
175
Lượt bình luận

Chúng ta sống trong một xã hội được công nghệ bao phủ. Tôi không biết bạn thế nào, nhưng tôi không thể sống mà thiếu công nghệ - nó vừa là đam mê vừa cần thiết cho cách sống của tôi. Như Ben Parker (nhân vật hư cấu, bác của Người Nhện) đã nói, "Sức mạnh càng lớn, trách nhiệm càng cao", và sức mạnh của công nghệ quá dễ để nắm bắt và sử dụng đến nỗi chúng ta vẫn thường quên mất điều đó. Đã đến lúc có trách nhiệm và đừng phạm những sai lầm công nghệ phổ biến sau.

1. Dùng chung mật khẩu cho mọi thứ

Target, Adobe, Facebook, LinkedIn và Snapchat nằm trong số những công ty lớn mà cơ sở dữ liệu về thông tin cá nhân của khách hàng đã bị xâm phạm. Nếu bạn dùng chung tên đăng nhập/mật khẩu cho tất cả tài khoản, thì đổi mật khẩu ở một trang web cũng chẳng ích gì. Tôi có thể tìm ra các thông tin đăng nhập của bạn ở một trong các vụ hack trên, và dùng nó để truy cập bất cứ tài khoản nào mà bạn dùng chung thông tin.

Hãy xáo trộn các mật khẩu, và không bao giờ dùng lại một mật khẩu 2 lần. Nghe thì có vẻ khó, nhưng bạn chỉ cần chọn một từ cơ bản (ví dụ: "password"), và thay đổi nó. Mật khẩu Google của bạn có thể là “pA55w0rd1!” và của Facebook có thể là “pA55w0rd2!” để bạn có thể nhớ cả hai dễ dàng mà không làm mất tính an toàn. Hãy xem thêm các mẹo đặt mật khẩu tại đây.

2. Không sử dụng xác thực 2-bước

Mật khẩu giờ đây cũng không còn an toàn lắm (xem thêm ở infographic này). Nếu tôi truy cập được vào bất kỳ thiết bị nào của bạn (dù trực tiếp hay thông qua mạng), tôi có thể cài đặt phần mềm theo dõi gõ phím và thu được tất cả mật khẩu của bạn. Sử dụng xác thực 2-bước sẽ khiến trò này khó khăn hơn.

Tất cả các dịch vụ lớn (Facebook, Google, Twitter, v.v.) đều có xác thực 2-bước theo hình thức nào đó, và bạn sẽ cẩu thả không dùng chúng. Hãy thiết lập để các tài khoản gửi một tin nhắn điện thoại, yêu cầu mã xác nhận, v.v... khi có truy cập từ nguồn không phải các thiết bị cá nhân hay mạng nhà của bạn.

3. Kết nối với các mạng công cộng mà không dùng VPN

Nhiều công ty và tổ chức cho sử dụng Wi-Fi công cộng, kể cả McDonald’s, Starbucks, các sân bay và phòng tập thể dục. Dùng những mạng này sẽ mở cửa máy tính của bạn cho bất kỳ ai đang trên mạng - giống như để ví tiền của bạn bên cạnh trong lúc đang ngủ ở băng ghế công viên.

Một mạng riêng ảo (virtual private network - VPN) giữ an toàn cho thông tin của bạn khi sử dụng mạng công cộng. Nếu bạn không dự một bữa thác loạn với toàn người lạ mà không dùng "biện pháp bảo hộ", thì cũng đừng kết nối vào mạng công cộng mà không dùng VPN.

4. Không cập nhật phần mềm

Năm 2011, Sony PlayStation Network đã bị hack, và thông tin cá nhân của tất cả người dùng PlayStation (được lưu trong một cơ sở dữ liệu không mã hóa) đã bị lộ. Chuyện này xảy ra một tháng sau khi Sony bỏ lỡ một bản nâng cấp server Apache quan trọng.

Cập nhật phần mềm là chuyện sống còn, vì các công ty tạo ra phần mềm liên tục chiến đấu để vá các lỗ hổng an ninh. Nếu bạn không cập nhật phần mềm ít nhất là mỗi tuần một lần, dữ liệu của bạn có nguy cơ bị xâm phạm cao hơn.

5. Vô hiệu hóa tường lửa (firewall) và phần mềm diệt virus

Đôi khi tường lửa làm bạn khó chịu – điều này đặc biệt đúng với game thủ và người dùng các dịch vụ truyền dữ liệu theo dòng (streaming), ví dụ như NetflixHulu và Amazon Prime. Nó có thể vô hiệu hóa phần mềm an ninh của bạn để dễ truy cập các trang web bạn yêu thích, nhưng điều đó chỉ làm mọi chuyện tệ hơn.

Thay vào đó, hãy đặt quy định riêng cho từng trang. Việc này sẽ tốn thời gian vài ngày đầu, nhưng khả năng bảo vệ của nó đối với máy tính của bạn lại rất đáng giá. Tôi khuyến nghị sử dụng các phần mềm an ninh như AVG (phần mềm diệt virus cho máy bàn/máy xách tay), ZoneAlarm (tường lửa cho máy bàn/máy xách tay), và Lookout Security (phần mềm diệt virus/tường lửa cho điện thoại thông minh/máy tính bảng), tất cả đều có phiên bản miễn phí.

6. Bỏ qua các thiết lập quyền riêng tư trên các mạng xã hội

Facebook bảo bạn sử dụng thông tin thật, LinkedIn và Google+ cũng vậy. Dùng vài thông tin cá nhân (thông tin nhân khẩu cơ bản, lịch sử làm việc, v.v..) thì được, nhưng đừng phô bày tất cả ra.

Ngày nay quyền riêng tư là một khái niệm không rõ ràng, và tốt nhất là nên cẩn trọng. Bạn không muốn ai đó dùng thông tin cá nhân của bạn trên các mạng xã hội để chống lại bạn, và điều này đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ, những người đang bị theo dõi online với tỷ lệ đáng báo động.

7. Bỏ qua phần cho phép sử dụng ứng dụng

Nói về việc sử dụng thông tin cá nhân, bạn nên chú ý thật kỹ sẽ đồng ý cho phép những gì khi cài đặt ứng dụng và trò chơi trên thiết bị di động, hoặc khi sử dụng tài khoản của các mạng xã hội để đăng nhập vào bất kỳ dịch vụ nào.

Trò chơi Candy Crush không cần đến vị trí định vị qua vệ tinh của bạn; báo Huffington Post không cần biết bạn bè của bạn là ai; và trò Flappy Birds chẳng việc gì phải xem danh bạ điện thoại của bạn. Học cách nói "Không" là một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn có thể có - hãy bắt đầu với phần mềm, và tiếp tục là với những người khác.

8. Không mã hóa email

Bạn có nhớ đến bưu điện Mỹ không? Khi tôi ở tuổi bạn, để gửi một thông điệp cho ai đó, người đưa thư phải đi chân không, lên và xuống đồi trong trời tuyết. Ngày nay chúng ta gửi email - thư điện tử, nhưng việc giữ hình ảnh người đưa thư trong đầu bạn vẫn quan trọng.

Email không phải là một lá thư - nó là một bưu thiếp, và ai cũng có thể thấy thông điệp trên đó. Khi bạn mã hóa email với phương pháp mã hóa Pretty Good Privacy (PGP), bạn đã niêm phong bưu thiếp đó trong cùng một loại phong bì an toàn mà các chính quyền và tập đoàn trên hành tinh này dùng. Nếu họ dùng cách đó thì bạn cũng nên vậy. Và nó miễn phí 100%. Đúng là chẳng có lý do gì để bạn không làm thế.

9. Không bảo vệ điện thoại thông minh

Điện thoại thông minh có mặt khắp nơi trong đời sống ngày nay đến nỗi chúng ta mặc nhiên thừa nhận nó. Chúng là những máy vi tính, chứa đầy thông tin cá nhân riêng tư của bạn. Khi bạn đổi lấy một điện thoại mới, bạn cần xóa thông tin cá nhân trước. Chuyện đó không đơn giản là xóa đi, mà bạn cần dùng phương pháp "One Pass Zero". Nó không chỉ xóa dữ liệu của bạn mà còn ghi đè với một chuỗi số 0 (hãy nhớ là dữ liệu kỹ thuật số ở dạng đơn thuần nhất là các số 0 và số 1).

Hãy nghĩ đến việc viết một ghi chú với bút chì và giấy. Khi bạn xóa vết bút chì đi, bạn vẫn thấy những gì mình đã viết. Nhưng nếu bạn viết lung tung lên phần đã xóa thì khó thấy hơn nhiều. Nếu có đủ thời gian và nỗ lực, việc xóa một lần có thể vượt qua được, nhưng các "thiên tài" tại cửa hàng Apple không có những nguồn "tài nguyên" đó. Tuy nhiên, nếu bạn không làm, bạn sẽ kết thúc giống như một trong những câu chuyện kinh dị của Apple này.

Mạng Internet là một nơi tuyệt vời, nhưng nó cũng nguy hiểm. Trước khi lên mạng, hãy đảm bảo bảo vệ chính bạn và dữ liệu của bạn. Bạn sẽ không muốn khoản tiền thuê nhà hay trả thế chấp của bạn bị từ chối vì có người hack vào các server, hay một ứng dụng bạn đã tải về và dùng trong 5 phút, tung thông tin cá nhân của tất cả người dùng lên mạng cho người khác sử dụng.

Không tìm thấy nội dung