5 tháng trước
6 Quyết Định Mà Một Người Nhạy Cảm Phải Có (Phần 3/3)
434

6036
Lượt xem
385
Lượt chia sẻ
6
Lượt bình luận

Vấn đề to lớn của một người Nhạy cảm (HSP) là họ rất dễ sa ngã trong tình yêu với sự nhạy cảm của họ. Hoặc, sẽ bắt đầu tình yêu ngay từ đầu nếu đó thực sự là một trường hợp.

Điều này đang giả sử rằng bạn là một trong số rất nhiều người HSP thường giận dữ với thế giới vì đã nhầm lẫn ý nghĩa của việc trở nên nhạy cảm. Không, chúng ta không phải là những đứa trẻ khóc nhè khi mọi người lớn tiếng với ta. Mà là chúng ta nhạy cảm với những tinh tế của thế giới này thôi. Thứ mà 85% số người thường không nhận ra, nhưng chúng ta thì có. Nó khiến chúng ta suy nghĩ nhiều hơn và tập trung vào phần bên trong chúng ta nhiều hơn.

Một sự thật khác là, bản thân chính chúng ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu được nét đặc trưng của bản thân, nên một phần trong chúng ta thắc mắc bản thân mình liệu chúng ta có đáng bị khiển trách. Tóm lại: Chúng ta đều nhận thức rõ được, điều gì khiến chúng ta trở nên sáng tạo hơn. Nhưng chúng ta cũng nhanh chóng bị kích thích cao, một trạng thái thường hay xảy ra để ngăn chặn sự sáng tạo của chúng ta. 

Ở phần 1 và phần 2, chúng ta đã khám phá thế giới bên trong của những người HSP. Bài viết này sẽ giải thích về những ý tưởng đó. Liệu chúng ta có thể vạch ra một kế hoạch để dẫn chúng ta đến sự bình yên của bản thân không? Làm sao để ta có thể thoải mái với con người của chính mình và thậm chí sống một cuộc sống phù hợp với con người ấy?

Chúng ta đều có thể. Hãy bắt đầu với 6 quyết định này

1. Hãy gọi nó là sự kích thích quá mức, chứ không phải là nỗi sợ hãi

Có phải bạn lúc nào cũng sợ sệt và lo lắng không? Không hề. Bạn chỉ nhạy cảm và kích thích quá mức thôi. Trông nó có vẻ giống nhau, nhưng thực tế là không. Và đây là điều rất cần thiết để điều chỉnh. Nếu bạn coi việc kích thích quá mức như là nỗi sợ hãi, nó sẽ thật sự trở thành nỗi sợ. Bạn biết vì sao không? Bởi vì trí não rất ngu ngốc. Nó có thể luôn luôn gợi lên thứ làm ta sợ. Và, một khi, một trạng thái nào đó được coi là nỗi sợ, chúng ta sẽ lao đầu vào phản ứng "chiến hay chạy" và bắt đầu việc tranh giành sự sống. 

Điều này dắt ta đi rất xa so với những gì thực tế. Chúng ta đang không chiến đấu lại những mối đe dọa hay nguy hiểm. Những gì đã xảy ra là vì ta đang bị kích thích quá mức và rất cần một khoảng thời gian chết để mang lại cho bản thân sự thoải mái. Cách tốt nhất để bắt đầu chính là xóa bỏ đi từ "sợ hãi" trong bức tranh ấy. Đừng hiểu lầm ý tôi. Sợ hãi không phải là một cảm xúc xấu, thậm chí nó còn là một nhân tố cần thiết để giữ cho sự sống của chúng ta an toàn và nguyên vẹn. Nhưng trạng thái kích thích quá mức và dấu hiệu của sự quá tải của hệ thống thần kinh yêu cầu ta chậm lại một chút. Và không có gì để sợ ở đây cả. 

2. Đừng cố "vượt qua" sự kích thích quá mức. Bạn chỉ làm nó nặng thêm thôi

Nếu bạn cố vượt qua tính cách của mình, thì bạn nghĩ nó sẽ như thế nào? Bạn đang đòi hỏi bản thân hãy dừng việc là chính mình lại. Nó không chỉ không giúp gì, mà nó còn mang lại một thông điệp rất khó chịu về bản thân bạn nữa. 

Tự nhủ với bản thân không được trở nên quá kích thích là một cuộc chiến vô vọng. Nó giống như đang kêu bản thân mình là không nhìn cái xe màu đỏ mặc dù bạn đã thấy cái xe màu đỏ. Việc đó chả có ích gì cả, và nó thậm chí còn làm tình trạng kích động quá mức của bạn nặng thêm. Con người của bạn, sự nhận thức của bạn, mức độ nhạy cảm tinh vi của bạn, sự sâu sắc khi xử lý một thứ gì đó của bạn tất cả đều là bẩm sinh. Lúc nào cũng có rất nhiều cách để khiến cuộc sống của bạn sẵn sàng với những kế hoạch, nhưng nó sẽ không xảy ra nếu bạn cứ khăng khăng muốn những thứ nội tại và bản chất trong bạn phải thay đổi.

3. Đừng mong muốn trở thành một người không nhạy cảm 

Có lẽ khá là bất công khi ta sinh ra với bản chất khiến chúng ta quá nhạy cảm với môi trường, khi có thể những gì ta thật sự muốn là vui vẻ giả ngơ với chúng. Như Sandy, một người không nhạy cảm, người đã thoát khỏi việc chú ý tới mọi thứ ở bữa tiệc ngoại trừ việc thiếu đi một miếng bánh!

Chúng ta phải cố ghi nhớ rằng chúng ta cũng thu được lợi ích bởi chính những nét đặc trưng của mình. Nếu bạn cho phép bản thân mình, nhận thức rõ rằng những người HSP thật ra cũng có lợi thế to lớn với những gì vốn thuộc về họ, được thừa hưởng lại, không cần phải làm việc để có được nó, đó là khả năng nhận thức cao hơn về sự tinh vi.

Sự nhận thức sâu sắc hơn của những người HSP đã cung cấp cho họ những cơ hội để trở nên sáng tạo, có nhận thức, đồng cảm và chu đáo hơn. Khi ta để ý đến những thứ mà hầu hết người khác không thấy được, đấy chính là cơ hội để ta làm những điều mới lạ. Không có gì ngạc nhiên khi những người nghệ sĩ sáng tạo nhất thế giới lại là những người cực kì nhạy cảm.​​​​​​​

“Những người HSP đều được định nghĩa là rất sáng tạo bởi vì họ xử lý mọi thứ rất sâu sắc và chú ý đến rất nhiều tiểu tiết và những ý nghĩa về cảm xúc nhờ vậy họ dễ dàng kết hợp hai thứ bất thường lại với nhau.” Ts. Elaine Aron, người đã khám phá ra những nét đặc trưng của những người HSP​​​​​​​.”

Vâng, nó đúng. Chúng ta cảm nhận mọi thứ dữ dội hơn người khác bao gồm những cảm xúc khó khăn như giận dữ, sợ hãi, và đau đớn. Nhưng, như Ts Andrea Wachter đã nói “...bạn cũng sẽ cảm nhận những thứ ngọt ngào của cuộc sống một cách vô cùng sâu sắc. Trong khi bạn có thể phải sử dụng rất nhiều công cụ để vượt qua giông bão của cuộc đời, khi cơn bão tan dần và những thời khắc êm ả xuất hiện, thì bạn sẽ cảm nhận những điều đó trọn vẹn hơn.”​​​​​​​

4. Tìm cách đưa bản thân trở về phạm vi kích thích tối ưu của bạn 

Đây thật sự  là những gì chúng đang đòi hỏi. 

Hãy đi bộ một chút. Rời khỏi căn phòng. Điều chỉnh tinh thần. Xem TV. Đọc một cuốn sách hay. Ngủ. Thiền định.

Bạn cần một không gian tinh thần và bạn rất cần có nó. Làm cách nào? Đây là vấn đề mang tính cá nhân, và tin vui là vì bạn là một người HSP, bạn sẽ biết rõ việc gì sẽ giúp có được điều này.

Đối với tôi, nó sẽ là việc im lặng và lịch sự nói mọi người xung quanh tôi rằng hãy thứ lỗi cho tôi. Nó không phải lúc nào cũng là thiền định mặc dù đôi khi nó là vậy. Thường thì, có người không hiểu gì hết. Đôi khi, tôi sẽ mời anh ấy đọc về những người HSP, và những lần khác nếu anh ta vẫn chưa hiểu, tôi cũng sẽ mời anh ấy đi đến địa ngục (tôi không nói nó như vậy, nhưng tôi chắc ý tôi địa ngục chính là nghĩa nó như vậy).

Điều mà tôi đang cố làm rõ ở đây là chúng ta nên dừng việc xin lỗi những thứ ta cần để suy ngẫm một lúc. Hãy xem nó như một thứ không thể thương lượng đối với bản thân bạn. Chúng ta đang tiếp thu nhiều hơn 80% so với mọi người. Bạn bè và gia đình của bạn cần chính xác hiểu được lý do bạn cần thời gian riêng tư để khởi động lại.  

5. Lợi ích của sự hướng nội

70% những người HSP là người hướng nội. Năng lượng của họ đến từ việc định hướng nội tâm. Bạn càng sớm khoan dung chấp nhận việc bạn thích nhìn vào những thứ bên trong hơn để nạp năng lượng, bạn sẽ càng hạnh phúc hơn. 

Nhưng quá nhiều người HSP giữ cho nội tâm của họ trở nên quá sâu, quá tối, và chôn giấu những bí mật. Xã hội đã đưa cho họ thông điệp rằng sự khao khát của họ cần thời gian dừng và rời đến không gian riêng của họ khiến họ trở nên kì lạ. Và cuối cùng, họ hoàn toàn tin tưởng vào nó.

Phần lớn mọi người nghi ngờ rằng chúng ta cần làm điều này bởi vì chúng ta là những người hay "lo sợ" hoặc "ngại ngùng", và họ thể hiện ra một ít sự do dự khiến chúng ta biết điều này. "Sao cậu có vẻ khó hòa nhập vậy? Sao cậu lại muốn rời bữa tiệc vậy?" 

Nếu bạn không hiểu con người mình một cách toàn diện, thì bạn sẽ luôn cảm thấy như có một lỗ hỏng nơi mình. Đó là lý do vì sao một số người HSP đang trong những mối quan hệ, hôn nhân, tình bạn, nghề nghiệp không phù hợp, chủ yếu vì họ thể hiện bản thân mình trái đi so với con người thật của họ. Như một người hướng ngoại. 

Cùng một lúc vừa mỉa mai vừa bi thảm, điều này đã khiến những người HSP trở nên đáng thương hơn là bình yên. Tại sao nó lại vậy? Bạn vẫn chưa hiểu rõ được chính xác là tại sao bạn bị cho là "không hoàn thiện", "nhút nhát", "rụt rè" mặc dù từ sâu bên trong bạn, bạn thấy rõ là bạn không như vậy.

Sẽ đến một lúc bạn cảm thấy quá mệt mỏi với việc giả vờ. Nếu bạn là một người hướng nội, hãy chấp nhận nó, sở hữu nó. Chọn con đường riêng của bạn để lèo lái con đường của chính bạn. Trong quá trình này, bạn sẽ tìm thấy sự yên bình cho chính bản thân mình. Nếu xã hội can thiệp vào con đường của bạn, hãy rèn luyện bản thân của bạn nói rằng “Kệ nó. Dù gì tôi cũng làm nó. Từ giờ trở đi, tôi sẽ là tôi.”​​​​​​​

6. Tha thứ cho quá khứ của bạn bằng cách điều chỉnh lại nó

Nếu như trong khi việc phát triển sự nhạy cảm của bạn đã được ghi nhận bởi mọi người, nhất là những người thân trong gia đình và bạn bè, như là một vấn đề cần được sửa chữa, thì bạn sẽ thực sự tức giận. Chúng ta tức giận họ vì đòi hỏi chúng ta thay đổi con người thực sự của mình, và chúng ta cũng giận dữ chính chúng ta vì tin tưởng lời phán quyết đầy sai lầm của họ về giá trị của chúng ta. Và bây giờ, sau tất cả chúng ta đã hiểu nét đặc trưng của chúng ta, chúng ta tức giận vì bao nhiêu thứ đã bỏ phí trong cuộc đời, sự thử thách đầy đau đớn.

Sự giận dữ này rất nguy hiểm và có thể ngăn sự bình phục khỏi việc bắt đầu. Đây là lúc sự tha thứ có thể giúp ta. Hãy tha thứ cho những người không hiểu về sự nhạy cảm chính là do bản chất. Có đúng không khi những người HSP chúng ta đang hiểu nó, làm sao mà người khác có thể biết rõ hơn được? Tha thứ không có nghĩa là tôi thích những gì xảy ra; tha thứ có nghĩa là tôi không còn phải chịu đựng nó một cách cá nhân nữa thôi. Khi chúng ta làm vậy, hành động tha thứ có ý nghĩa đối với ta hơn với người khác, vì nó giúp nâng cao sức mạnh của chúng ta để cuối cùng ta có thể tiếp tục đi tiếp. Nói cách khác điều đó đã bị trì hoãn lại.

“Đừng quá nhạy cảm” bây giờ sẽ được trả lời như là “Tôi sẽ trở thành như vậy. Cảm ơn rất nhiều.”

***

Cuối cùng ta bước vào cuộc đời mình với sự lựa chọn của chính ta mà không hề có sự do dự vì thiếu tôn trọng sự nhạy cảm của ta.