8 tháng trước
7 Sai Lầm Đang Phá Hoại Tuổi Thơ
400

5415
Lượt xem
247
Lượt chia sẻ
95
Lượt bình luận

Tuổi thơ của con bạn chỉ có một lần. Sẽ không có lặp lại hoặc sửa chữa. Thật đáng kinh ngạc khi những năm tháng lớn lên có thể ảnh hưởng đến phần còn lại của cuộc đời chúng. Khi trưởng thành, chúng ta suy ngẫm, phân tích và phản hồi tất cả những gì thời thơ ấu của chúng ta có cho bản thân, cả tốt và xấu. Trách nhiệm của cha mẹ là bảo vệ con mình khỏi những thứ xấu và phòng ngừa điều đó không xảy ra suốt thời thơ ấu. Không phải tất cả các điều xấu đều có thể được ngăn chặn, chẳng hạn như cái chết của cha mẹ hoặc bệnh gây suy nhược, nhưng có một số điều có thể ngăn chặn hoặc tránh được. Tùy thuộc vào cha mẹ hoặc người chăm sóc để giúp tránh các yếu tố gây hại ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thơ.

1. Đối xử với trẻ em như thể chúng là người lớn

Tôi đã nghe nói cha mẹ coi con mình là người lớn phiên bản nhỏ. Chúng không phải là người lớn phiên bản nhỏ. Chúng là trẻ con. Chúng không có khả năng giống như người lớn để xử lý thông tin hoặc thậm chí suy nghĩ trừu tượng. Trẻ em chưa có bộ não phát triển đầy đủ, vì vậy chúng chưa trưởng thành về mặt cảm xúc hay tinh thần. Kỳ vọng của cha mẹ hoặc người lớn đối với trẻ em trở thành bất cứ điều gì giống như người lớn là vô lý. Đưa trẻ mới biết đi của bạn đến một nhà hàng sang chảnh và sau đó khó chịu với chúng vì chúng đang hành động đúng với tuổi là điều ngớ ngẩn. Đừng hy vọng đứa con mới biết đi của bạn sẽ già hơn tuổi vì bạn sẽ luôn phải thất vọng.

Đừng đưa chúng đến những nơi mà bạn biết hành vi của trẻ mới biết đi không được chấp nhận hoặc dung thứ. Nếu bạn phải làm vậy, ví dụ như đang đi máy bay, hãy chuẩn bị để trẻ giải trí với đồ chơi và video phù hợp với lứa tuổi. Bạn phải biết rằng chúng sẽ hành động đúng với tuổi, bởi vì khi hai tuổi, chúng sẽ hành động như một đứa trẻ hai tuổi. Chúng chỉ được làm trẻ con một lần trong đời, vì vậy hãy nắm lấy nó và để chúng là trẻ con.

2. Ép lịch trình

Quá nhiều trẻ em đang bị kiệt sức trước khi chúng vào đại học. Có rất nhiều đứa trẻ được lên lịch, đi học và làm việc liên tục hàng tuần. Làm thế nào chúng ta làm được như chúng, nơi trẻ nhỏ đi học cả ngày, tham gia các hoạt động/thể thao sau giờ học nhiều tiếng mỗi đêm, và sau đó là hàng giờ làm bài tập sau khi về nhà?

Vào cuối ngày, chúng không có thời gian rảnh để làm một đứa trẻ. Chúng kết thúc với căng thẳng chỉ để cố gắng hoàn thành tất cả và theo kịp một lịch trình điên rồ. Đã đến lúc phải suy nghĩ lại về số lượng các hoạt động mà chúng ta đã đăng ký cho các con.

Nhiều đứa trẻ ngày nay bắt đầu các hoạt động từ khi chúng còn bé. Từ các lớp học âm nhạc đến các hoạt động thể thao cho trẻ mới biết đi, đến ngày học ngôn ngữ ký hiệu. Nhiều đứa trẻ đang làm quá nhiều và bị hối thúc quá mạnh, quá nhanh. Chúng có cả cuộc đời để vận hành cuộc đua cuộc sống. Tuổi thơ là thời gian chúng cần nghỉ ngơi nhiều hơn khi cơ thể và tâm trí của chúng phát triển. Thật tuyệt vời để kích thích tâm trí và cơ thể phát triển, nhưng việc ép lịch trình xảy ra quá dễ dàng ngày nay.

Trẻ em cần thời gian để tự do vui chơi và cho phép trí tưởng tượng của chúng phát triển mạnh. Một phần của sự phát triển là cho phép trẻ em có thời gian để sáng tạo, thời gian để giả vờ và tưởng tượng. Những hoạt động đó bị cho ra rìa khi trẻ em bị ép lịch trình và không có thời gian rảnh để vui chơi. Hạn chế thời gian chơi của trẻ vì các hoạt động quá sức có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ giải thích rõ ràng tầm quan trọng của thời gian vui chơi: Vui chơi rất cần thiết cho sự phát triển vì nó góp phần vào sức khỏe nhận thức, thể chất, xã hội và cảm xúc của trẻ em và thanh thiếu niên.

3. Bạo hành thể chất hoặc tinh thần

Không có gì phải đắn đo khi bạo hành thể chất gây hại cho trẻ. Bạo hành tinh thần cũng gây hại và một số cha mẹ thậm chí không nhận ra họ đang làm điều đó. Lời nói như keo dính. Chúng  không thể bị xóa đi một khi nói ra. Khi bạn gọi con bạn là ngu ngốc, xấu xa, xấu xí, hoặc bất cứ điều gì xúc phạm thì những từ đó không thể rút lại. Nó đánh vào cốt lõi của đứa trẻ, đặc biệt là khi cha mẹ chúng nói ra. Không có lời nói của ai có thể gây hại cho trẻ nhiều hơn lời nói của cha mẹ. Hãy cẩn thận với lời nói và nếu bạn cần uốn nắn con bạn hãy nói về hành vi của chúng, chứ không phải con người chúng.

4. Mong đợi một đứa trẻ xử lý các vấn đề của người lớn

Đừng mong đợi con bạn mang gánh nặng cho các vấn đề của bạn. Công việc của cha mẹ là che chắn và bảo vệ con khỏi những vấn đề của người lớn. Nghiện rượu bia, lạm dụng ma túy và nghiện ngập chỉ là một số vấn đề mà trẻ không nên tiếp xúc.

Một cách rất phổ biến mà các bậc cha mẹ đang gây tổn hại cho con cái của họ ngày nay là trong các tình huống ly hôn. Khi một người cha/mẹ cố gắng làm con mình chống đối với người mẹ/cha kia, điều này gây ra áp lực cảm xúc lớn cho đứa trẻ, có thể gây tổn hại cho trẻ về mặt cảm xúc. Nếu bạn đã ly hôn, đừng nói xấu người cũ trước mặt con bạn. Đứa trẻ sẽ ghi trong lòng những từ đó, vì chúng được tạo thành từ một nửa của bạn và một nửa người kia.

5. Áp lực thành công

Áp lực để thành công diễn ra quá nhiều ngày nay. Cha mẹ muốn điều tốt nhất cho con cái của họ là một chuyện, nhưng muốn con mình giỏi nhất lại là chuyện khác. Sẽ luôn có người giỏi hơn bất cứ điều gì mà con bạn đang làm. Hãy để chúng làm hết sức dựa trên ý chí của chúng. Có một sự khác biệt lớn giữa khuyến khích và gây áp lực. Biết được sự khác biệt đó để bạn có thể là người khuyến khích con bạn.

Các nhà nghiên cứu tâm lý nói rằng việc gây áp lực để con bạn thành công thực sự có thể gây tác dụng ngược: "Khi cha mẹ đầu tư quá nhiều vào sự thể hiện, con trẻ khó có thể phát triển bản thân một cách ổn định, có động lực hơn". Hãy khuyến khích, đừng gây áp lực, vì áp lực để con bạn thành công có thể sẽ cản trở thành công của chúng.

6. Cô lập khỏi xã hội

Những đứa trẻ cần được ở cạnh những đứa trẻ khác. Ở gần người lớn và chỉ tương tác với người lớn có thể làm hỏng khả năng tương tác của trẻ với các bạn cùng lứa. Chúng cần phải ở gần những đứa trẻ khác bằng tuổi của chúng một cách thường xuyên để phát triển các hành vi xã hội tốt. Những năm đầu đời là thời điểm quan trọng khi trẻ cần ở cạnh những đứa trẻ khác, vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng được xã hội chấp nhận sau này.

Nghiên cứu từ Child Encylopedia cho biết, "những người đồng trang lứa đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ em ở những thời điểm phát triển sớm hơn chúng ta nghĩ. Kinh nghiệm trong hai hoặc ba năm đầu đời có ý nghĩa đối với sự chấp nhận đối với trẻ của các bạn cùng lớp ở trường mẫu giáo và những năm học sau này. Trẻ em có năng lực với bạn bè từ nhỏ, và những trẻ thể hiện hành vi thuận xã hội, đặc biệt có khả năng được bạn cùng lứa chấp nhận."

Hãy giúp con bạn sớm lập kế hoạch thời gian vui chơi với những đứa trẻ khác bằng tuổi chúng. Sự phát triển đúng đắn của chúng phụ thuộc vào sự tương tác với các bạn cùng lứa của chúng.

7. Nêu gương xấu

Nêu gương tích cực rất quan trọng. Nếu một đứa trẻ chỉ nhìn vào người lạm dụng ma túy và rượu, chúng sẽ nghĩ rằng hành vi đó được phép hoặc thậm chí được khuyến khích. Cha mẹ là hình mẫu quan trọng nhất cho trẻ. Những hành vi của bạn có xứng đáng với sự ngưỡng mộ của con bạn không? Bạn có muốn con bạn lặp lại hành vi của mình không? Cha mẹ là tấm gương cho con cái của họ dù họ muốn hay không. Viện Hàn lâm Tâm thần Trẻ em & Trẻ vị thành niên Hoa Kỳ tuyên bố như sau: "Một tấm gương là một người làm ví dụ bằng cách gây ảnh hưởng đến người khác. Đối với nhiều trẻ em, tấm gương quan trọng nhất là cha mẹ và người chăm sóc chúng. Trẻ em tìm kiếm một loạt các tấm gương để giúp hình thành cách chúng cư xử trong trường học, các mối quan hệ hoặc khi đưa ra quyết định khó khăn."

Có phải những hành vi của bạn là thứ bạn muốn con bạn ganh đua? Hãy là một tấm gương tích cực cho con bạn, vì chúng đang quan sát tất cả những gì bạn làm trong cuộc sống.